|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Thế giới đang cùng trải qua những biến cố lớn chưa từng có vì dịch bệnh COVID-19. Rất nhiều người trong số chúng ta đang cố gắng làm quen với những tác động do COVID-19 mang đến, song nhiều người bắt đầu nghĩ đến thời điểm kết thúc đại dịch và thế giới sau đó sẽ thay đổi như thế nào.

Trang Fast Company đã thu thập ý kiến của 30 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau về vấn đề này.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 1.

Matthew Prince, CEO Cloudflare: Đại dịch đã tạo ra một cuộc thử nghiệm "làm việc tại nhà" lớn chưa từng có trong lịch sử loài người… Chúng ta có thể thấy tác động trên Internet, thông qua lưu lượng truy cập.

Mọi người đang truy cập nhiều nội dung học tập cho trẻ em trên Internet, tìm cách kết nối với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, và bên cạnh đó nhân viên cũng có thể phản hồi lại yêu cầu của lãnh đạo một cách linh hoạt hơn thông qua công nghệ điện toán đám mây. Tôi cho rằng cuộc chuyển đổi này sẽ vẫn duy trì ngay cả khi đại dịch COVID-19 đi đến hồi kết.

Jared Spataro, Phó Chủ tịch Doanh nghiệp Microsoft 365: Thời khắc này trở thành một bước ngoặt đối với cách con người học tập và làm việc. Chúng tôi thấy người Trung Quốc quay trở lại làm việc như bình thường nhưng lưu lượng sử dụng Microsoft Teams không giảm.

Mọi người đang biến những thứ họ đã học và trải nghiệm từ việc làm việc tại nhà trở thành "một điều bình thường mới." Chúng ta đã học nhiều điều về làm việc từ xa một cách bền vững.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 2.

Jeff Richards, đối tác quỹ đầu tư GGV Capital: Tôi di chuyển 200.000 dặm mỗi năm cho vì công việc. Giờ thì khi việc họp hội đồng, phỏng vấn và các cuộc họp quan trọng khác thực hiện qua video trở thành một điều bình thường, liệu tôi có thể giảm tần suất di chuyển? Tôi cũng không biết nhưng tôi nghĩ đây chắc chắn sự thay đổi hành vi này sẽ sẽ duy trì. Trong quá khứ, nếu bạn tham dự họp qua video, nó chẳng khác nào việc gửi một email cả. Giờ thì mọi người chấp nhận hình thức tham gia qua video.

Tôi cho rằng những chuyến bay công tác sẽ trở lại, vì không có cách nào tốt hơn là gặp trực tiếp với khách hàng hoặc tuyển dụng một nhân sự quan trọng. Song với những cuộc họp hàng ngày, tôi nghĩ chúng ta sẽ thực hiện rất nhiều thông qua video. Những dịch vụ như Zoom sẽ sớm chuyển đổi từ một dịch vụ doanh nghiệp thành một dịch vụ người dùng đại trà vì mọi người trong gia đình tôi, từ 5 tuổi đến 75 tuổi, đều biết dùng nó. Đây thực sự là hành trình thay đổi cuộc chơi.

Tim Bajarin, nhà phân tích trưởng tại Creative Strategies: Tôi đã nói chuyện với một vài giám đốc thông tin gần đây và họ nói với tôi rằng họ thoải mái với ít nhất một phần nhân sự làm việc từ xa. Hai người thậm chí nói rằng họ đang cân nhắc cho tới 25% số lượng nhân sự làm việc tại nhà. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít người trong văn phòng hơn và làm giảm nhu cầu không gian văn phòng. Tôi nghĩ đây có thể là điểm kết của mô hình làm việc không gian mở.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 3.

Eva Chen, CEO Trend Micro: COVID-19 sẽ giúp chúng ta dũng cảm đón nhận những thay đổi cho các quy trình lỗi thời. Các tổ chức sẽ không còn cần đến những tòa nhà văn phòng lớn, thay vào đó là những văn phòng nhỏ, nằm rải rác và mô hình làm việc từ xa. Hơn thế nữa, trụ sở công ty cũng sẽ nằm trên điện toán đám mây. Chúng ta có thể bảo vệ dữ liệu tốt hơn từ nhiều điểm cuối.

Sampriti Ganguli, CEO công ty đầu tư mạo hiểm xã hội Arabella Advisors: Tất cả chúng ta sẽ trở thành "BBC Man" (đoạn phỏng vấn tại nhà trên đài BBC bị gián đoạn vì những đứa trẻ xuất hiện từng gây sốt trên Internet), nghĩa là những đứa trẻ và các chú chó chó thể làm ảnh hưởng đến việc họp hành. Chúng ta có lẽ đã vượt qua khoảng cách giữa những gì được chấp nhận ở văn phòng và những gì được chấp nhận ở nhà, và theo nhiều cách, những khoảnh khắc này giúp chúng ta tạo dựng các kết nối có ý nghĩa và sâu sắc hơn như những con người. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ sớm trở lại mô hình làm việc hầu hết tại văn phòng trong tương lai gần. Thế nhưng, khi điều đó xảy ra, những quy tắc làm việc mới cho cả ở văn phòng và ở nhà sẽ xuất hiện.

Steve Case, đồng sáng lập AOL, CEO và Chủ tịch Revolution: Chúng tôi tin COVID-19 sẽ khuyến khích mọi người – các nhà đầu tư, doanh nhân và nhân viên – cân nhắc cơ hội bên ngoài các trung tâm công nghệ. Những người đang cân nhắc một sự dịch chuyển để tác động đến những ngành khác như y tế, thực phẩm, nông nghiệp… vốn tồn tại ở rất nhiều nơi, hoặc thay đổi lối sống hay muốn ở gần gia đình, bạn bè, có thể chọn thời điểm này để thay đổi chỗ ở. Hơn hết, việc làm việc tại nhà ngày càng được chấp nhận sẽ thúc đẩy điều đó.

Vivek Ravisankar, CEO và đồng sáng lập HackerRank: Chấp nhận làm việc từ xa sẽ thúc đẩy quá trình tuyển dụng từ xa đối với các nhân sự ngành công nghệ. Đây là một chiến lược cùng có lợi đối với ngành kinh tế và lực lượng nhân tài vì nó cho phép các công ty nhanh chóng tuyển dụng nhân sự có khả năng và mở ra cơ hội thu nhập cao cho nhân sự chất lượng cao trên toàn thế giới. Kĩ năng có thể sẽ nhận coi trọng hơn vị trí địa lý. Kết quả là lực lượng lao động của chúng ta sẽ đa dạng hơn và các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn.

AJ Shankar, CEO và đồng sáng lập Everlaw: Trong môi trường làm việc hiện tại, các phương tiện giao tiếp thời gian thực xóa nhòa khoảng cách giữa đời sống cá nhân và đời sống công việc. Thế nhưng, trong COVID-19, lằn ranh không bị xóa nhòa bởi thực tế không có một lằn ranh nào tồn tại. Tôi dự đoán rằng việc lúc nào lãnh đạo cũng muốn nhân viên có mặt sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Ví dụ, với những công ty thân thiện với nhân sự, những khung giờ chiều tối và tối có thể sẽ được dành hoàn toàn cho cá nhân hoặc gia đình. Điều này không xảy ra tự động. Nó đòi hỏi một sự thay đổi về cách nghĩ và quy trình.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 3.

Stan Chudnovsky, Phó Chủ tịch Messenger, Facebook: Rõ ràng là cách mọi người dùng công nghệ để dành những khoảng thời gian quý giá cho người thân hay thực hiện công việc đã trở thành một điều bình thường mới. Người thân vốn không gặp nhau nhiều năm giờ có thể thấy nhau hàng ngày. Người dùng cũng trở nên sáng tạo với những giờ phút ảo hạnh phúc bên nhau và vẫn giữ các hoạt động "trực tiếp" trước đây như tập luyện thể dục thể thao hay mừng sinh nhật thông qua các sản phẩm như Messenger. Dĩ nhiên, xu hướng này có những mặt trái song tôi tin việc chấp nhận kết nối qua sẽ có lợi ích trong dài hạn.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 5.

Michael Hendrix, đối tác của Ideo: Ở thời điểm này, virus đã trở thành một nhân tố thúc đẩy cuộc chuyển đổi số vẫn âm thầm diễn ra trước đó. Điều ngạc nhiên là nhiều ý kiến chống lại chuyển đổi số đã bốc hơi. Những gì các doanh nghiệp chống lại trong nhiều năm giờ trở thành yếu tố sống còn và sáng tạo. Mọi thứ thú vị vì "cách nghĩ" số sẽ vẫn duy trì và nhiều khả năng nhiều công ty sẽ không quay trở lại với những gì từng cho là hiệu quả trước đại dịch.

Alex Farr, đồng sáng lập và CEO công ty công nghệ giọng nói Zammo: Họp từ xa sẽ không chỉ trở thành một phần của cuộc sống vì đại dịch này. Cách cuộc sống xuất hiện thông qua các thiết bị công nghệ sẽ lớn gấp nhiều lần như thế. Ở văn phòng và ở nhà, chúng ta sẽ hỏi những trợ lý ảo giọng nói để gọi khách hàng, lãnh đạo, người thân, bạn bè và ra lệnh thông qua Alexa, Google Assistant, Siri… Tất cả sẽ đưa chúng ta đến những đoạn hội thoại trực tiếp thông qua video.

Will Cathcart, người đứng đầu WhatsApp: Khi mọi người giãn cách xã hội, chúng tôi thấy nhiều cuộc gọi video thực hiện trên WhapsApp hơn bao giờ hết. Mọi người kì vọng những cuộc hội thoại này sẽ được giữ kín và không ai thấy nó – hệt như những cuộc gặp mặt trước tiếp. Tôi tin rằng với cùng một trải nghiệm giãn cách xã hội, chúng tôi sẽ biết trân trọng sự riêng tư và bảo mật cho người dùng hơn bao giờ hết.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 4.

Simon Allen, CEO McGraw-Hill: Những thay đổi ta đang thấy trong lĩnh vực giáo dục không phải một điều gì đó có thể trở lại "bình thường" vào mùa thu. Mặc dù giáo viên là phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo, sự linh hoạt và tinh gọn là cần thiết trong chia sẻ nội dung, đánh giá và chấm điểm. Tôi hi vọng sẽ thấy một sự hòa trộn mạnh mẽ hơn giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

Adam Enbar, CEO Flatiron School: Lúc này, các nhà đào tạo đang dùng Zoom và Slack để dạy và tương tác với học viên. Chúng tôi nhận ra rằng hình thức này không mang lại đầy đủ những trải nghiệm như trong lớp học. Song sự thật là chúng không được phát triển để trở thành một phương án thay thế. Trong thực tế, không một công cụ hay nền tảng công nghệ giáo dục nào có thể và nên mô phỏng trải nghiệm như đào tạo trực tiếp, vai trò của công nghệ là tạo ra một trải nghiệm mới.

Không có gì thúc đẩy sự sáng tạo như khi người ta gặp một vấn đề gì đó. Khi mọi thứ bình thường trở lại, lưu lượng dùng Slack và Zoom sẽ giảm, và điều này hoàn toàn bình thường. Trừ khi chúng ta chứng kiến một công nghệ nào đó được phát triển bởi những người thực sự mong muốn tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn mới cho giáo dục và làm việc từ xa.

Sal Khan, người sáng lập và CEO Khan Academy: Sự cần thiết của kết nối Internet đang trầm trọng đến mức kết nối Internet được coi là thứ cần có hơn là thứ có thì tốt. Chúng ta đang thấy chính phủ, trường học, các nhà thiện nguyện và nhiều công ty nỗ lực để xóa nhòa sự khác biệt kĩ thuật số. Nếu điều này tiếp tục được thực hiện, việc truy cập thông tin trực tiếp tại nhà sẽ trở thành một vấn đề gần như toàn cầu hoá.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 7.

Thế giới có thể sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 ở nhiều khía cạnh. Ảnh: CNN

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 5.

Claire Novorol, đồng sáng lập Ada Health: Thực tế rằng các tổ chức y tế trên toàn thế giới đang tìm các giải pháp số để chống lại đại dịch đã thúc đẩy quá trình đón nhận các công cụ y tế số. Xu hướng này có tiềm năng trong dài hạn. Ngành y tế sẽ bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch và chúng tôi kì vọng công nghệ sức khỏe số có thể trở thành một phần của cuộc sống trong tương lai.

Pat Combes, lãnh đạo công nghệ toàn cầu của AWS: Rào cản lớn nhất để các bác sĩ có thể có cái nhìn toàn cảnh về lịch sử y tế của một bệnh nhân là sự thiếu tương tác giữa các hệ thống. Tổng hợp các thông tin thực tế là một công việc cực kì thủ công và tốn thời gian. Song đây là thời điểm phù hợp chúng ta có cơ hội xác định vấn đề và nỗ lực để khắc phục nó khi các nhà nghiên cứu, hệ thống y tế, chính phủ và doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới nỗ lực và đóng góp dữ liệu giúp hiểu hơn về COVID-19.

Ara Katz, đồng sáng lập và đồng CEO Seed Health: Ở thời điểm khi thông tin sai lệch lan tràn, việc tạo ra một tiêu chuẩn trong đó thông tin truyền tải và chia sẻ công khai một cách chính xác là rất quan trọng. COVID-19 là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng khoa học có thể ảnh hưởng tới quyết định, chính sách và có thể cứu sinh mạng người dân. Phương thuốc cho đại dịch thông tin quan trọng không kém một liều vắc xin.

Harry Ritter, sáng lập và CEO Alma: Sẽ có thay đổi lớn trong thái độ của mọi người với vấn đề sức khỏe tinh thần. Với tất cả những gì đang xảy ra, người ta sẽ hình thành một thái độ cảm thông và sẵn lòng nói về sức khỏe tinh thần như một phần tất yếu của chăm sóc y tế mà chúng ta chưa từng thấy. Các công ty cũng dần nhận ra sức khỏe cảm xúc có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc dưới áp lực của nhân viên như thế nào.

Peter Chapman, CEO và chủ tịch công ty máy tính lượng tử IonQ: Trong vòng từ 12 đến 18 tháng tiếp theo, chúng tôi kì vọng máy tính lượng tử có thể giải quyết các vấn đề siêu máy tính và điện toán đám mây không thể. Khi loại người đối mặt với đại dịch kế tiếp, tôi hi vọng máy tính lượng tử có thể lên mô hình virus, sự tương tác của nó với cơ thể con người và đưa ra những giải pháp phù hợp. Từ đó, có thể giúp hạn chế những tác động đến kinh tế và sức khỏe cộng đồng.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 6.

David Barrett, CEO và người sáng lập Expensify: COVID-19 để lộ sự yếu đuối của nhiều công ty, đặc biệt là những công ty công nghệ vốn được hỗ trợ bởi các vòng gọi vốn lớn cùng chiến lược yêu cầu tốc độ đốt tiền chóng mặt. Họ đang đứng trước bờ vực của sụp đổ với động thái sa thải nhân viên số lượng lớn và thậm chí tìm một người mua phù hợp.

Trong khi đó, các công ty có lợi nhuận đơn giản chỉ cần thắt lưng buộc bụng và duy trì kinh doanh gần như bình thường. Vì thế, quan điểm của các nhà đầu tư về một công ty "giá trị" sẽ thay đổi. Thay vì tập trung vào các yếu tố định lượng như số vòng gọi vốn và doanh thu, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các vấn đề định tính như cấu trúc, đội ngũ, văn hoá, sự linh hoạt và khả năng sinh lời của công ty.

Sean Park, đồng sáng lập Anthemis: COVID-19 khiến các nhà đầu tư buộc phải chậm lại, dừng đầu tư theo đám đông và tập trung hơn vào quá trình phân tích cũng như thẩm định. Các nhà đầu tư có thể sẽ dành từ 1 đến 3 tháng để thực sự hiểu về đội ngũ, mô hình kinh doanh, cấu trúc vốn và thị trường trước khi xuống tiền.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 7.

Michael Masserman, giám đốc chính sách và ảnh hưởng xã hội của Lyft: Người dân sẽ tìm những cách di chuyển chi phí thấp và đáng tin cậy hàng ngày mà vẫn duy trì được giãn cách xã hội. Đây là cơ hội để chính quyền địa phương cân nhắc định hình lại thành phố theo hướng hướng đến người dân, thay vì những chiếc xe hơi.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 11.

Avi Meir, đồng sáng lập và CEO TravelPerk: Các thành phố và quốc gia sẽ trở lại sau lệnh phong tỏa hoặc giãn cách xã hội với tốc độ khác nhau khiến lệnh cấm di chuyển giữa các điểm đến sẽ dỡ bỏ dần dần. Chúng ta đã thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi di chuyển ở Châu Á Thái Bình Dương, nơi mối lo về COVID-19 giảm bớt. Khi việc di chuyển phục hồi, di chuyển nội địa sẽ phục hồi trước. Với hầu hết quốc gia, điều này đồng nghĩa với việc di chuyển bằng tàu, vì chúng đỡ đông hơn.

[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 8.

Ed Barriball, đối tác tại McKinsey: Trong ngắn hạn, các công ty quan tâm đến thiếu hụt hàng hóa thiết yếu trong chuỗi cung ứng và một số tìm các giải pháp thay thế ở gần. Trong dài hạn, khi chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại, doanh nghiệp và chính phủ được kì vọng sẽ bắt đầu đánh giá, lượng hóa rủi ro phải đối mặt. Những công ty này sẽ dựng mô hình quy mô và tác động của các tình huống gây sốc và từ đó quyết định hành động của mình. Những hành động này có thể bao gồm lựa chọn các nhà cung ứng có vị trí địa lý ở gần hoặc một hình thức đầu tư khác.

Amar Hanspal, cựu CEO Autodesk và CEO Bright Machines: Đại dịch sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới cách các sản phẩm vật lý được sản xuất. Khách hàng tôi thảo luận cùng đều đang vật lộn với những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và nhà máy trên toàn thế giới. Đã đến lúc các nhà sản xuất phải thay đổi. Cách phát triển sản phẩm ở các nhà máy tập trung có nhân công rẻ hiện nay không thể chống đỡ được trước những tình huống bất định. Nhà máy và chuỗi cung ứng cần một quá trình sản xuất có tính đàn hồi cao hơn thông qua nearshoring (sản xuất tại một quốc gia ở gần, thậm chí có chung đường biên giới), onshoring (sản xuất ở một nơi bên trong quốc gia), tự động hóa toàn bộ và quản trị thông qua phần mềm.


[eMagazine] Tất cả những điều sẽ mãi mãi thay đổi sau đại dịch COVID-19 theo 30 chuyên gia hàng đầu - Ảnh 9.

Sarah Stein Greenberg, giám đốc Stanford d.school: Trước nhiều yếu tố bất định, kĩ năng quan trọng nhất là khả năng thích ứng với điều kiện thay đổi. Hãy tập trung vào việc tồn tại trong thời điểm hiện tại trong khi xây dựng để hướng tới sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai khi mọi thứ tốt hơn. Để làm điều này, các nhà lãnh đạo thành công sẽ tạo ra và duy trì các không gian cho các nhân sự có khả năng sáng tạo. Rút ra từ một trong những thế mạnh cơ bản của thiết kế: bằng cách tách quá trình tạo ý tưởng khỏi sự phê bình và lựa chọn chúng, chúng ta đang thấy các tổ chức và cá nhân được hưởng lợi từ một loạt các giải pháp tiềm năng rộng lớn hơn.

Will Lopez, người đứng đầu mảng kế toán tại Gusto: COVID-19 không phải điểm chấm hết cho các cửa hàng vật lí nhưng cách chúng vận hành sẽ thay đổi. Khủng hoảng sẽ ép các doanh nghiệp nhỏ vốn dựa vào các cửa hàng vật lí phải tìm ra các nguồn doanh thu khác khi biến cố tiếp theo ập đến. Ví dụ, các nhà hàng có thể liên kết với các dịch vụ giao đồ ăn.


Thái Sơn (theo Fast Company)
Thái Sơn
Kinh tế & Tiêu dùng