|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Gặp chúng tôi trong một buổi chiều cuối năm, bên chén trà xanh, anh Nguyễn Văn Tuyền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TreviBike chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của mình và hành trình đưa cây tre Việt Nam ra thế giới.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Tuyền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TreviBike.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 1.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 2.

Ban đầu bước chân vào kinh doanh là mình tham gia thị trường chứng khoán, khoảng những năm 2009 - 2010. Sau khi thị trường bão hoà thì mình thử sức ở lĩnh vực mới, đó là điện mặt trời. Công ty Helios ngày ấy là một trong những công ty đi tiên phong trong năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Thế nhưng, bán cả năm doanh thu cũng chỉ được mấy trăm triệu bởi hỏi 10 người thì cả 10 người nói rằng điện mặt trời là bình nước nóng Thái Dương Năng, người ta đâu biết đến cái điện này đâu. Mãi sau này, theo xu hướng thì điện mặt trời mới phát triển.

Trước khi làm điện mặt trời thì mình cũng là một người thích đi xe đạp, nhìn sang các nước phát triển thấy tốc độ phát triển xe đạp kinh khủng quá. Một ý tưởng táo bạo nảy ra trong đầu: Tại sao lại không phải là làm xe đạp? Nó cũng bảo vệ môi trường chứ? Đứng trước ngã ba đường, mình phải chọn một trong hai. Điện mặt trời bản chất chỉ là nhập vật tư về, lắp ghép lên cho khách hàng trên mái, chứ Việt Nam chưa sản xuất được cái tấm pano. Nhưng xe đạp thì mình nghĩ Việt Nam mình có thể sản xuất được, từ thiết kế đến sản xuất, thương hiệu mọi thứ. Nghĩ là làm, vậy là mình bén duyên với xe đạp từ đó.

Ban đầu, mình thành lập HayBike là một thương hiệu chuyên sản xuất xe đạp trợ lực. Thế nhưng, khi tìm hiểu thì mong muốn của mình đó là đưa sản phẩm ra xuất khẩu bởi đã dám mơ thì phải mơ lớn chứ (cười).

Nhưng cái xe khung thép mình phải chia sẻ rất thật đó là không có giá trị gì ở nước ngoài cả. Ở nước ngoài nó phải nhẹ nhàng, đơn giản nhất và thường là dùng khung nhôm, đương nhiên họ cũng dùng khung thép nhưng nó ứng dụng vào một số dòng, rất ít. Giờ bán ra tiền vận chuyển, tiền chi phí ra nước ngoài nó không tương xứng, trong khi nước ngoài có còn có khung titan, khung carbon… rất phát triển. Đến bây giờ Việt Nam mình còn chưa sản xuất được xe khung nhôm. Do đó để nghĩ về việc ra quốc tế mà mình không có cái mà lợi thế hơn đối thủ, thì mình thua, mình chỉ chơi ở Việt Nam thôi.

Ban đầu bọn mình thử nghiệm rất nhiều thứ, đầu tiên còn cả về gỗ, gỗ óc chó nhập khẩu Mỹ nhưng về cho lên máy chuyên dụng kiểm tra thì gẫy ngay. Thứ nhất nó không chịu được lực, thứ hai là phải chọn một cây gỗ nhóm một mới đạt được sức bền vật liệu để làm khung xe, thì cây gỗ ấy phải 60 năm tuổi, vậy câu chuyện sẽ thành phá rừng.

Bọn mình cũng đã trải qua rất nhiều tìm hiểu, mày mò. Thế xong mình nghĩ ra, "ô thế là tre nó cũng là một cái cây mà không tự nhiên được làm biểu tượng của Việt Nam đâu", nó có lý do của nó. Từ làm móng nhà đóng cọc tre xuống mấy chục năm đào lên vẫn vẹn nguyên đến đòn gánh lúa có một nửa cây tre bổ ra mà gánh được cả tạ thóc,… nó rất dẻo là như thế. Bọn mình đã tìm hiểu nhiều thứ và cuối cùng quyết định chọn cái vật liệu này để làm xe đạp.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 3.

Ừ kể cũng mạo hiểm (cười). Nhưng bước chân từ dân chứng khoán đi ra, kỹ năng tốt nhất thị trường đào tạo cho mình đó là biết chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro. Chấp nhận thương vụ đầu tư mới nhưng mình cũng phải tính là nếu thế này thì thế kia. Ngoài ra, thì mình cũng tiếp cận doanh nghiệp nó bài bản hơn vì làm chứng khoán mình học được cách đọc các báo cáo tài chính, các hoạt động của doanh nghiệp,…

Còn về hỗ trợ của gia đình thì thường là không, phải tự lội tự bơi thôi. Khi dấn thân vào những con đường mới thì người thân ban đầu cũng có phản đối, nhưng sau cũng có đặt câu hỏi phản biện rồi cũng có khuyên phải suy nghĩ kỹ, cân nhắc đừng có bồng bột quá.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 4.

Lần đầu tiên tập tành làm xe đạp, ở ngoài Bắc mình đi gõ cửa từng xưởng một để chế tạo nguyên mẫu, nhưng người ta đều từ chối hết. Không ai làm cho mình chỉ một chiếc xe. Vậy là mình phải lặn lội bay vào trong Nam. Để ra được chiếc xe đạp phiên bản đầu tiên, mình đã phải đập đi làm lại khoảng 6 lần. Cái làm xong thì thấy nó xấu, cái thì đem ra sử dụng lại rung lắc, đủ chuyện. Mỗi lần làm lại đó rất tốn kém. Đến khoảng cái thứ 7 thì bắt đầu có bản thương mại hoàn chỉnh đầu tiên. Năm đó là năm 2017, năm mình bắt đầu chuyển từ điện mặt trời sang làm xe đạp.

Còn xe đạp tre thì mất lâu hơn, khoảng 2 năm từ lúc ấp ủ tới khi sản phẩm thành hình thành dạng và sau vô số lần thất bại đập đi làm lại không đếm xuể. Mất thời gian lâu là ở chỗ mình không có một mô hình nào đi trước để học tập cả. Đến nay, TreviBike vẫn là công ty duy nhất trên thế giới làm ra khung tre ép nguyên khối. Trên thị trường trước đó có nhiều công ty làm khung xe đạp từ tre như tại châu Phi, Ấn Độ, Thái Lan,… song họ làm kiểu cắt gióng tre sau đó buộc lại thành khung. Cái đấy thì làm được nhưng giá trị của xe không cao.

Lâu nhất vẫn là quá trình tính toán sức bền vật liệu của tre. Bản chất tre là vật liệu hữu cơ, không như khung thép hay titan là vật liệu vô cơ, đòi hỏi mình phải vượt qua những giới hạn về vật liệu.

Giới hạn vượt qua bằng nhiều cách, trong đó có thể bằng công nghệ. Nó cũng vẫn là cây tre thôi nhưng cách làm khác nhau. Làm bài bản và đúng quy trình thì nó sẽ tạo ra một khung tre cứng như thép và dẻo hơn thép (độ uốn).

Tất cả phải tính toán kỹ, độ bền vật lý, độ bền hoá học. Chẳng may xảy ra rủi ro, tất nhiên chẳng may ra đường mà va chạm quá mạnh thì không có gì chịu được. Nhưng ở những va chạm thông thường, xe đạp kim loại chịu được thì xe đạp tre cũng phải chịu đựng được.

Tương tự như bó đũa, nếu tách ra từng cái một thì bẻ được nhưng cả bó thì không bẻ được. Ở đây TreviBike cũng vậy, mình tách ra từng nan tre, xử lý vật liệu sau đó ép lại, y chang mình chập bó đũa.

Sau khi có được khung tre chịu lực tốt rồi thì lại phải tính toán sao cho nó có thể ghép được vào thành một khung nguyên khối như bây giờ, làm sao để nó ăn khớp với các bộ phận khác như bàn đạp, ghi đông, càng,… Sau đó là xử lý mối mọt, khử hết được thành phần đường, chất béo trong xe. Bọn mình dùng công nghệ carbon hoá để xử lý. Keo thì cũng phải là loại keo an toàn thực phẩm.

Về nguyên liệu, tiêu chuẩn của TreviBike đó là cây tre phải đủ độ tuổi, tối thiểu 5 năm để đạt được kích thước đường kính phù hợp. Sau đó về nhà máy, trên đoạn tre tiêu chuẩn đó, mình chẻ ra các nan và chỉ lấy các nan loại A - loại chất lượng cao nhất, đâu đó chỉ được 15% trên tổng số nan trong một cây tre.

Nguyên liệu của TreviBike đang dùng là tre đến từ vùng Thanh Hoá và Hoà Bình là chính. Ở đấy cây tre ở vùng này có đặc tính về khí hậu thổ nhưỡng vừa ôn đới vừa nhiệt đới, nó tạo nên chất lượng cây tre tốt nhất thế giới. Mình không sử dụng tre Trung Quốc và Ấn Độ bởi nó rất xốp, sau khi dùng một thời gian sẽ co ngót, cong vênh. Mình đã thử nghiệm cả tre Trung Quốc và Ấn Độ nhưng cuối cùng chọn tre Việt Nam. Đây cũng là lợi thế của Việt Nam.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 5.

Rất sướng (cười). Hôm ấy mình nhớ là một tuần cuối cùng mình trực tiếp xuống xưởng với anh em, ăn nằm ở đó cả tuần liền. Trước sinh nhật mình một hôm, anh em làm xuyên đêm không nghỉ, đến gần sáng hòm hòm cả đội mới nghỉ đi ăn sáng rồi về làm tiếp. Quyết tâm đúng hôm sinh nhật mình thì có sản phẩm, và cuối cùng nó cũng hoàn thành như mong đợi, lúc đó anh em mới thở phào nhẹ nhõm.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 9.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 6.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 7.

Như đã kể lúc đầu, ý tưởng đầu tiên của mình là sản xuất xe đạp khung thép, xong mình ngồi mình nghĩ là nếu bán ở Việt Nam thì đồng ý là thị trường không nhỏ, nhưng một khi đã mất công mất sức thì mình cũng phải cố gắng chinh phục nó. Vậy là cả đội cùng nghĩ xe đạp khung thép HayBike có thể ra nước ngoài được, nhưng sau khi nghiên cứu thị trường kỹ thì không có một cơ hội nào cho công ty mình cả. Giả sử giá niêm yết cho một chiếc xe đạp khung thép HayBike là 10 triệu đi, giá sản xuất khoảng 3 - 4 triệu, tiền vận chuyển mất khoảng gần một triệu nữa. Không những thế, ở nước ngoài thì chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự rất cao. Với giá đó, không ai nhập xe mình bán cả.

Khi đó thì xe đạp tre ra đời. Nó giải quyết được cả vấn đề giá bán và yếu tố độc lạ để thu hút thị trường. Bọn mình cũng may mắn là thời điểm đó, các cổ đông của công ty là những người có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh, có nền tảng ở nước ngoài nên dựa trên thế mạnh của các cổ đông bọn mình tiếp cận ra các thị trường nước ngoài khá đơn giản.

Hiện tại TreviBike đã có 10 showroom ở châu Âu, bên cạnh cửa hàng đầu tiên ở Berlin (Đức) thì còn có tại Canada, Thuỵ Sĩ,…

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 8.

Khi bước ra thị trường nước ngoài, bọn mình vạch ra hai con đường. Thứ nhất là làm sản phẩm sau đó xuất khẩu như đa số các công ty đang làm, sang bên kia thì đi vào shop hay siêu thị gì đó, để đối tác bên đó phân phối. Cách này thì dễ hơn nhưng đó chỉ là trước mắt, về sau bọn mình sẽ mất lợi thế và phụ thuộc vào bên phân phối sản phẩm.

Cách thứ hai cũng là cách TreviBike chọn, đó là tự mình xây dựng thương hiệu, cơ sở, con người. Xe của bọn mình bán bên nước ngoài không phải là rẻ đâu nhưng cũng không phải là quá đắt nếu so với các dòng sản phẩm khác. Sản phẩm của TreviBike hướng tới đối tượng khách hàng trung lưu ở nước ngoài, do đó showroom phải ở các vị trí trung tâm, VIP, mặt phố,…

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 13.

Hậu vệ ĐTVN Đoàn Văn Hậu sử dụng xe đạp TreviBike khi còn thi đấu tại câu lạc bộ SC Heerenveen (Hà Lan).

Hiện tại bọn mình chưa có đối thủ cạnh tranh về trong phân khúc. Nói vậy thôi chứ thực ra nếu xét về giá thì vô cùng lắm, từ "giá rẻ" ở nước ngoài có thể hiểu là vài trăm euro tới mấy ngàn euro cũng có, 10.000 euro cũng có nên nó rất rộng.

Mình cũng rất khó để so sánh giữa một ông khung carbon và một ông khung tre được. Có những xe khung carbon đắt tiền nó chỉ khoảng 6 - 7kg, rất nhẹ. Nhưng thông thường vật liệu carbon thường được sử dụng để làm xe phục vụ các giải đua. Tại vì nó nhẹ, và nhu cầu của người dùng là tôi muốn về đích thật nhanh, tôi không quan tâm đến độ bền của nó. Carbon nhẹ, cứng nhưng lại rất giòn.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 9.

Năm nay, doanh số ở nước ngoài không được như kỳ vọng bằng năm ngoái. Không được như kỳ vọng thôi chứ không đến nỗi tệ lắm. Bởi vì sao, bởi vì ngay cả bây giờ, ngay tại thời điểm này nhiều thành phố, quốc gia vẫn đang bị phong toả, do đó việc tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên bọn mình dự đoán thời điểm vaccine COVID-19 phổ biến thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường, tốc độ sẽ quay trở lại, không vấn đề gì. Năm nay thì thị trường trong nước lại rất tốt.

Bọn mình không mất quá nhiều thời gian để thị trường chấp nhận sản phẩm. Dường như là được đón nhận ngay lập tức bởi có sự chỉnh chu trong sản phẩm, từ thiết kế tới sản xuất rồi dịch vụ hậu mãi sau bán hàng, đạt đến độ cao cấp.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 10.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 11.

Quá trình hồi hương với TreviBike không gặp bất kỳ khó khăn gì cả. Thực ra về bản chất lại là dễ hơn. Bởi vì sao, không phải người Việt Nam mình thích hàng sính ngoại đâu. Việt Nam vẫn còn là một đất nước đang phát triển, ranh giới giữa hàng gần tốt, hàng tốt và hàng chưa tốt rất mong manh. Không có tiêu chuẩn nào để cụ thể hoá nó ra. Hiện tại với những sản phẩm đã đi ra được thị trường khó tính, đã được thị trường đón nhận và khẳng định thương hiệu, được thế giới chấp nhận, thì mình nghĩ khách hàng ở Việt Nam sẽ có niềm tin hơn. Do đó, quá trình quay lại sẽ dễ dàng hơn là quá trình đi ra.

Xe đạp TreviBike khẳng định chất lượng tại thị trường châu Âu.

Năm nay, TreviBike sẽ tập trung phục vụ khách hàng trong nước. Sắp tới, mình định hướng tạo ra sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho đối tượng khách hàng là người Việt Nam. Chất lượng vẫn thế nhưng chiều cao, kích thước một số đặc điểm, trong đó có cả việc giá cả sẽ ưu đãi hơn. Cố gắng hết năm nay, sẽ có xe đạp tre phiên bản cho người Việt, có hỗ trợ chả chậm cho khách hàng.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 12.

Hiện tại công ty mình là Công ty cổ phần nhưng bản chất là Holding, gồm 4 business: TreviBike (xe đạp tre) Haybike (xe đạp trợ lực điện), chuỗi Circle - Circle đang có 5 cửa hàng thí điểm, TreviHome (nội thất trong nhà bằng tre).

Xe đạp trợ lực Haybike - 1 trong 4 business chính của công ty.

Tại Việt Nam, về số lượng thì xe đạp khung thép Haybike phổ thông hơn. Nếu để đáp ứng nhu cầu của đa số thì HayBike đáp ứng tốt nhất bởi bản thấp nhất chỉ có giá từ 7 - 8 triệu đồng, công nghệ pin áp dụng bền, tuổi thọ 7 - 10 năm. HayBike giúp cho rất nhiều người có thể tiếp cận được với xe đạp. Tuy nhiên nếu để nói trọng tâm của công ty tại Việt Nam thì có lẽ sẽ là cả hai phân khúc.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 13.

Biết nói thế nào nhỉ? Xe đạp mình nghĩ sẽ là một trend có thể theo rất dài. Bọn mình đã xây dựng được cái nền tảng cho nó tốn công sức, tài chính, do đó nó cũng là cái trend dài hơi hơn. Mình quan điểm rằng mỗi sự thay đổi nếu để tốt lên thì chúng ta cũng sẵn sàng đón nhận nó chứ. Nếu mình đang làm tốt rồi mà có đủ nguồn lực cũng sẵn sàng mở rộng sang các mảng khác, không nhất thiết bó buộc vào nó.

Ví dụ có TreviBike rồi, công nghệ mọi thứ đều có thì tại sao không làm TreviHome? Sau COVID-19 mình nghĩ sản phẩm mang tính tái tạo sẽ được đón nhận tốt hơn. Hiện tại tổng volume thị trường thì chưa lớn nhưng nhu cầu sẽ ngày càng lớn. Mặt khác ở thị trường Việt Nam đối với lĩnh vực sản xuất xe đạp trợ lực điện thì bọn mình không dám nghĩ là to bé gì cả, nhưng mình cũng là một trong những công ty đầu tiên, chuỗi Circle - Circle cũng là đầu tiên. Do đó mình mong muốn góp sức làm cho thị trường ngày càng tốt hơn, có thêm nhiều người chơi mới, cạnh tranh hơn, mình cũng học hỏi được nhiều hơn. Cái nữa là có nhiều người chơi thì có thể bắt tay được với nhau.

Quan điểm của mình là không có đối thủ, chỉ có bạn hữu, mình cứ làm tốt thì ắt sẽ có thị trường riêng.

Xa hơn, mục tiêu của TreviBike nhanh nhất trong 3 năm tới đó là niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng cũng phải tuỳ tình hình, không thì cũng phải 5 năm nữa. Bọn mình cũng mong muốn phát triển thêm các sản phẩm từ tre.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 14.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 15.

Đối với thị trường trong nước, về cơ bản bọn mình không gặp khó khăn gì. Khi Việt Nam giãn cách thì công ty cũng bị ảnh hưởng, nhưng đó là cuộc chiến chung mà, mọi người đều bị không riêng gì mình. Trong thời gian này thì cách hành xử của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Vấn đề ở đây là chúng ta đang trong cuộc đại khủng hoảng, đối với một người quan trị doanh nghiệp điều quan trọng nhất vẫn là duy trì được dòng tiền tốt. Ứng phó được với câu chuyện dòng tiền tốt thì bản thân mình vẫn ổn, dù COVID-19 có kéo dài một năm, hai năm hay nhiều năm nữa. Nó giống như máu trong cơ thể mình vậy.

Còn thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường châu Âu thì COVID-19 đã làm chậm kế hoạch của bọn mình ở những quốc gia này. Song nó lại mang đến cơ hội cho TreviBike ở một nơi khác, đó là thị trường Mỹ. Trước đó nếu không có COVID-19 công ty dự định phải làm xong làm tốt ở châu Âu, có thể giữa 2021 hoặc hết 2021 thì mới sang thị trường Mỹ. Bởi theo nghiên cứu thị trường, người Mỹ không có thói quen đi xe đạp. Nhưng thật bất ngờ khi đại dịch ập tới đã khiến hành vi của người Mỹ thay đổi rất nhanh, do đó công ty đang xúc tiến để mở showroom tại thị trường này. Tất nhiên nếu chưa có COVID-19 thì chưa có cơ hội sang Mỹ đâu, người dân họ chưa đón nhận thế đâu (cười).

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 16.

Mỗi cái đều có cái khó riêng. Ví dụ như làm công nghệ, trí tuệ nhân tạo, big data,… ban đầu có thể ý tưởng đa số na ná giống nhau, sẽ có những người thành công. Nhưng những ứng dụng đó, những ý tưởng đó nếu không thực sự tạo nên được giá trị rõ ràng thì sẽ thấy bại. Trào lưu khởi nghiệp công nghệ mình nghĩ cũng một phần do xu hướng thôi - xu hướng chuyển đổi số, xu hướng công nghệ.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 24.

Haybike vinh dự đón tiếp Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị "Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp" năm 2019.

Còn đối với khởi nghiệp sản xuất, nhất là nghiên cứu ra sản phẩm mới thì ban đầu nó sẽ khó hơn. Bởi vì sao? Bởi vì Việt Nam mình nền sản xuất phụ trợ không có, mệt vô cùng. Như mình đi làm xe phải bay vào tận TP HCM để làm cái khung, nó vất vả. Giai đoạn đầu sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng khi đã ra sản phẩm và được người tiêu dùng đón nhận thì nền tảng sản xuất nó rất vững, đi nó rất vững. Ngược lại đối với các sản phẩm mang tính công nghệ ban đầu làm rất dễ, chỉ cần có ý tưởng. Bản chất ở Việt Nam cũng có nhiều đơn vị làm gia công phần mềm cho nước ngoài. Thế nhưng về sau, để mà những ứng dụng đó được phổ biến, thu hút được nhiều người dùng thì sẽ rất khó, thường là giai đoạn hết tiền, đốt hết tiền rồi (cười).

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 17.

Cái này hơi khó trả lời nhưng mình nghĩ anh em làm startup thường sẽ không nghĩ tiền là mục đích cuối cùng đâu. Mục tiêu đầu tiên là chinh phục tham vọng của bản thân, năng lực, khám phá bản thân. Thứ hai là muốn thoả mãn tính sĩ, muốn vượt qua giới hạn của bản thân để chiến thắng chính bản thân mình, không cần chiến thắng ai cả, chiến thắng chính bản thân mình thì mình sẽ làm được những điều khác biệt. Còn tiền thì rất quý, ai cũng cần tiền. Với mình, trong công việc tiền là công cụ để đạt được mục tiêu cuối cùng. Với startup tiền không phải là giá trị cuối cùng. Muốn giá trị cuối cùng là tiền thì sẽ có nhiều cách làm khác.

Đến giờ thực lòng mình cũng không nuối tiếc về cái gì cả vì thứ nhất mình cũng không còn trẻ và mình cảm thấy đang được thoả mãn cái tính sĩ của mình (cười), tính sĩ của mình là mình phải chinh phục được bản thân mình, vượt qua được nó, từng bước. Ít nhất trong những năm đầu tiên này, sản phẩm của bọn mình ra thị trường được thị trường đón nhận, đánh giá tốt, đó là thành công lớn nhất rồi.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 18.

Đã thành công đâu mà khuyên (cười). Mình nghĩ là có hai cái. Thứ nhất là nếu như chưa đủ kiến thức, đủ tài chính và chưa có một team phù hợp thì đừng khởi nghiệp. Cái rất sai lầm trong khởi nghiệp công nghệ đó là các bạn giỏi IT thường chơi chung một nhóm và cùng thành lập một công ty, nhưng đó lại là điểm yếu. Thay vào đó các bạn muốn khởi nghiệp thì phải tìm người giỏi về tài chính, giỏi về marketing, giỏi về sản xuất,… bộ máy phải đầy đủ. Nếu mình lại đi làm với những người cùng lĩnh vực với mình, mình biết rồi thì cần gì nữa. Còn những bộ phận khác rất hổng, sau này sẽ có những quyết định sai lầm. Đó là kinh nghiệm của mình khi chọn đội ngũ.

Thứ nữa đó là tiền, phải có nguồn lực để lên chiến lược, mục tiêu rõ ràng. Nhưng trước khi làm bất cứ điều gì thì bạn phải tập trung vào nghiên cứu thị trường. Phân tích thị trường phải thực sự sâu sát, phải thực sự đủ lớn thì hãy làm. Đừng làm cái mình tưởng là mình biết, tưởng là hay. Cái tưởng đó sẽ là cái đi sai ngay từ đầu. Chúng ta hiểu về thị trường thì chúng ta sẽ biết thị trường cần gì để tạo ra sản phẩm phù hợp.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 27.

Thứ hai, theo mình thì khởi nghiệp ngoài công nghệ ra nên tập trung vào sản xuất. Mình để ý một điều là tốc độ kiếm tiền của ông Elon Musk bây giờ vươn dẫn đầu thế giới, xếp trước cả tỷ phú của Amazon. Câu truyện mình tư duy logic ở đây là gì? 10 năm trước trend là công nghệ thông tin và mạng xã hội. Nếu bây giờ mình đi chép lại câu chuyện trend đấy thì quá muộn rồi. 10 năm tới sẽ là trend của sản xuất, thời của Elon Musk và 20 năm tới nữa sẽ là xu hướng của năng lượng dự trữ. Hiện tại, người ta gọi đây là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nhưng thực ra đây là cuộc cách mạng về năng lượng, không phải là CNTT đâu, CNTT xảy ra trước đó. AI nếu không có năng lượng thì cũng không thể hoạt động được. Trong khoảng từ 5-10 năm tới loài người phải nghĩ ra các nguồn năng lượng dự trữ tốt, năng lượng tái tạo phải hấp thụ năng lượng mặt trời tốt hơn. Chúng ta muốn bay bổng nhưng chúng ta cũng phải dựa trên thực tại, khả năng của chúng ta có thể thực hiện được.

Ngồi lại cuối năm: Câu chuyện kể về một người đem xe đạp tre Việt Nam ra thế giới - Ảnh 19.

Thiên Trường, Tiểu Phượng
Nhân vật cung cấp
Alex Chu
Kinh tế & Tiêu dùng