|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 14,57% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao thứ hai của cả nước và đứng đầu khu vực Duyên hải miền Trung. Nhân dịp này, ông Lê Kim Hoàng, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Thuận đã dành cho VietnamBiz những trao đổi về thu hút đầu tư trên địa bàn trong thời gian qua.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 1.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 2.

Ông Lê Kim Hoàng: Trong 6 tháng đầu năm Sở Kế hoạch Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Quyết định chủ trương 11 dự án với tổng vốn 5.028,1 tỷ đồng, chấp thuận chủ trương địa điểm 9 dự án với tổng vốn đăng ký 24.207,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong các dự án nói trên không có dự án đầu tư FDI.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 3.

(Ảnh: Sở TTTT Ninh Thuận).

Lũy kế đến tháng 6/2021, Ninh Thuận có 444 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn 160.717 tỷ đồng, chấp thuận chủ trương địa điểm 48 dự án với tổng vốn 78.526 tỷ đồng.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 4.

Ông Lê Kim Hoàng: Trong thời gian qua, để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Ninh Thuận đã ban hành các Chương trình xúc tiến đầu tư theo từng năm; tham gia nhiều buổi làm việc, tiếp xúc trực tiếp với các Đại sứ, Lãnh sự quán và kết nối doanh nghiệp các nước thông qua các Hội nghị Gặp gỡ các nước Liên bang Nga, Úc, Nhật Bản, các nước khu vực Châu Âu....

Qua đó, Ninh Thuận đã tiếp cận, cung cấp thông tin tiềm năng, lợi thế, thông tin cụ thể các dự án tỉnh đang kêu gọi đầu tư, đề xuất các nội dung hợp tác đầu tư các lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh cũng như định hướng kêu gọi thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh như năng lượng, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp, chế biến,...

Gần 240.000 tỷ đồng 'rót' vào Ninh Thuận - Ảnh 1.

Ninh Thuận tiếp tục thu hút nhiều dự án lớn trong giai đoạn vừa qua. (Ảnh: TTC).

Ngoài ra, Ninh Thuận đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận năm 2016 nhằm giới thiệu những tiềm năng, lợi thế và định hướng kêu gọi thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh trong cả nước nói chung và các tỉnh trong vùng Nam Trung bộ nói riêng.

Ninh Thuận đã tiếp và làm việc với nhiều đoàn nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Ninh Thuận khảo sát, tìm hiểu đăng ký đầu tư, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió).

Đồng thời, tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp, cà phê doanh nhân, tham gia các buổi kết nối doanh nghiệp, tọa đàm xúc tiến đầu tư, trao đổi hợp tác địa phương với các vùng, lãnh thổ nước ngoài (Úc, Mỹ, Nhật, Israel, Nga,...) do các cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài và các cơ quan Trung ương tổ chức nhằm tiếp cận, cung cấp thông tin cụ thể các dự án tỉnh đang kêu gọi đầu tư, đề xuất các nội dung hợp tác đầu tư các lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, kịp thời hỗ trợ các nhà đầu tư đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và mở rộng quy mô đầu tư.

Gần 240.000 tỷ đồng 'rót' vào Ninh Thuận - Ảnh 2.

Hàng loạt dự án năng lượng đã đầu tư vào Ninh Thuận trong giai đoạn gần đây. (Ảnh: Trung Nam Group).

Ngoài ra, Ninh Thuận đã ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020; tài liệu phục vụ công tác quảng bá tiềm năng cơ hội đầu tư vào tỉnh phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 7.

Đồng thời, phối hợp cung cấp thông tin cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam phục vụ cập nhật cơ sở dữ liệu trên trang thông tin điện tử và biên soạn Guidebook hướng dẫn đầu tư phía Nam 2020 và thông qua kênh của Đại sứ quán các nước tại Việt Nam và Đại sứ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đăng tải thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhằm tăng cường quảng bá về tiềm năng thế mạnh, cơ hội đầu tư của Tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, do kinh phí xúc tiến đầu tư còn hạn hẹp; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và giao đất, cho thuê đất một số dự án còn kéo dài nên chưa tạo sự yên tâm đối với các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư.

Công tác chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ xúc tiến đầu tư được triển khai thực hiện nhưng còn chậm; một số dự án đã được cấp phép đầu tư, nhưng có tiến độ triển khai thực hiện dự án chậm, làm mất cơ hội của các nhà đầu tư tiềm năng và ảnh hưởng đến việc XTĐT các dự án mới.

Đồng thời, diễn biến của dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay cũng ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư của tỉnh, nhất là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 8.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 9.

Ông Lê Kim Hoàng: Về điện mặt trời, đến nay, UBND tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án với công suất 2.576,8 MW, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 68.064 tỷ đồng. Trong 37 dự án nói trên, đến cuối tháng 6/2021 có 32 dự án đã chính thức công nhận vận hành thương mại với tổng công suất 2.256,8 MW, vốn đầu tư khoảng 60.856 tỷ đồng.

Dự kiến 6 tháng cuối năm tiếp tục có ba dự án điện mặt trời với tổng công suất 200 MW, vốn đầu tư 4.845 tỷ đồng được đấu nối vào lưới điện.

Gần 240.000 tỷ đồng 'rót' vào Ninh Thuận - Ảnh 4.

UBND tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 37 dự án với công suất 2.576,8 MW, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 68.064 tỷ đồng. (Ảnh: Khải An).

Về điện gió, Ninh Thuận đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án với công suất 891MW, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 34.179 tỷ đồng. Trong 17 dự án nói trên đến cuối tháng 6/2021 có ba dự án đã chính thức công nhận vận hành thương mại với tổng công suất 229 MW, vốn đầu tư khoảng 8.445 tỷ đồng.

Dự kiến 6 tháng cuối năm tiếp tục có 8 dự án điện gió với tổng công suất 437 MW, vốn đầu tư 15.504 tỷ đồng được đấu nối vào lưới điện.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 11.

Ông Lê Kim Hoàng: Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 56 dự án dịch vụ du lịch được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 29.921,9 tỷ đồng.

Trong đó, có 24 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 3.610,6tỷ đồng; 13 dự án đang triển khai thi công với tổng vốn đăng ký 16.369,3 tỷ đồng; 19 dự án đang hoàn tất thủ tục để triển khai với tổng vốn đăng ký 9.947 tỷ đồng.

Ngoài ra, có 5 dự án được UBND tỉnh đồng ý về chủ trương địa điểm đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.970 tỷ đồng.

Trong đó, một số dự án du lịch lớn đang triển khai trên địa bàn như dự án Khu du lịch Bình Tiên thực hiện tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc của CTCP Đầu tư và Du lịch Bình Tiên được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 15/10/2009.

Đến nay đã thực hiện cơ bản hoàn thành các thủ tục pháp lý và đã xây dựng hạng mục sân golf, hạ tầng tái định cư, khu villa và hạ tầng dự án (san lấp mặt bằng, đổ cấp phối nền đường) … các công trình phụ trợ khác.

Gần 240.000 tỷ đồng 'rót' vào Ninh Thuận - Ảnh 5.

SunBay Park Hotel & Resort một dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại Ninh Thuận hiện đang thi công xây dựng. (Ảnh: Đình Nghĩa).

Dự án SunBay Park Hotel & Resort tại phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm của CTCP SunBay Ninh Thuận được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 278/QĐ-UBND ngày 17/7/2019.

Dự án hiện đã hoàn thành các thủ tục pháp lý; nhà đầu tư đang thi công xây dựng tòa tháp C đến tầng 36, tòa tháp B đến tầng 33; đối với tòa tháp A, đã thi công xây dựng phần móng.

Đối với dự án Cap Padaran Mũi Dinh tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho CTCP Mũi Dinh EcoPark với diện tích đất khoảng 358,1 ha, tổng vốn đầu tư 4.725 tỷ đồng.

Hiện nay chủ đầu tư đã thi công khoan khảo sát tại khu Bãi Tràng, thi công thông tuyến đường số 1, thi công kho xăng dầu cho Công ty Đảm bảo An toàn Hàng hải; đang tiếp tục triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và các thủ tục pháp lý về thủ tục xây dựng như trình thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng; điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án và thủ tục phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 13.

Ông Lê Kim Hoàng: Dựa trên các văn bản của Thủ tướng và Bộ ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, bám sát các nguyên tắc quy định để tham mưu thực hiện nghiêm việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trong 6 tháng đầu tư năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu xem xét đưa một số dự án vào tổ chức đấu thầu, đấu giá; trong đó dự kiến đấu thầu 5 dự án và đấu giá một dự án.

Một số dự án dự kiến đấu thầu, đấu giá trên địa bàn tỉnh, gồm dự án dự kiến tổ chức đấu thầu dự án Khu đô thị mới Đầm Cà Ná với quy mô diện tích sử dụng đất 64,46 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng.

Trong giai đoạn tới Ninh Thuận sẽ đấu thầu, đấu giá nhiều dự án lớn. (Ảnh: Trần Duy).

Khu đô thị mới Phủ Hà với quy mô diện tích sử dụng đất 7,1 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 521 tỷ đồng; Khu đô thị mới Khánh Hải với quy mô diện tích sử dụng đất khoảng 27 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 511 tỷ đồng; Khu đô thị mới Bắc Sông Ông với quy mô diện tích sử dụng đất khoảng 19,4 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 500 tỷ đồng; Thủy điện Thượng sông Ông 2, với quy mô diện tích sử dụng đất 23,3 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 266 tỷ đồng.

Đồng thời sẽ tổ chức đấu giá dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng mặt trời Mũi Dinh tại xã Phước Dinh huyện Thuận Nam. Diện tích 25,4 ha, tổng vốn 199 tỷ đồng; Khu du lịch Mũi Dinh Paradise Hotel Resort and Spa tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Diện tích khoảng 5,5 ha.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 15.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 16.

Ông Lê Kim Hoàng: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh cơ bản được cải thiện thu hút các nhà đầu tư tại tỉnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, Ninh Thuận tập trung ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối để khai thác lợi thế về hạ tầng sân bay, cảng biển của các tỉnh trong vùng; nhiều công trình quy mô lớn đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới với hơn 316,6 km đường giao thông tuyến tỉnh, liên huyện; các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã miền núi được cứng hóa với hơn 206 km đường trục thôn, đường ngõ xóm và đường nội đồng.

Ninh Thuận đầu tư hơn 100 km đường ven biển đã thúc đấy các dự án du lịch phát triển và liên kết vùng. (Ảnh: Crystal Bay).

Ninh Thuận cũng phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải thực hiện hoàn thành đúng tiến độ dự án Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh, đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng với 4 làn xe, với chiều dài trên 54,5 km và hoàn thành trên 66 km đường giao thông thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 27 đoạn qua tỉnh, góp phần nâng mật độ giao thông đến cuối năm 2019 đạt 0,42 km/km2 tạo thành mạng lưới đường bộ khá rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Trọng tâm là tuyến đường ven biển dài 105,8 km từ Bình Tiên đến Cà Ná, với tổng mức đầu tư trên 4.654 tỷ đồng.

Dự án này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Ninh Thuận vì đã phá thế chia cắt giữa các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 18.

Ông Lê Kim Hoàng: Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 3 KCN đã được thành lập (gồm: KCN Thành Hải, KCN Du Long, KCN Phước Nam) và KCN đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư (KCN Cà Ná),

Trong đó có hai KCN (Thành Hải, Phước Nam) đi vào hoạt động. Cụ thể, KCN Phước Nam có quy mô 370 ha nằm trên Quốc lộ 1A thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, cách TP Phan Rang - Tháp Chàm 15 km, cách Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh 70 km, Cảng Bà Ngòi 50 km, Cảng tổng hợp Cà Ná 10km...

Gần 240.000 tỷ đồng 'rót' vào Ninh Thuận - Ảnh 8.

Hạ tầng phát triển giúp Ninh Thuận thu hút nhiều dự án lớn trong giai đoạn qua. (Ảnh: Thế Quang).

Hiện hạ tầng KCN Phước Nam thu hút được 10 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 114 tỷ đồng (trong đó vốn FDI là 3,5 tỷ đồng tương đương 0,15 triệu USD), tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 14,5% (13,54ha/93,5ha) diện tích đất công nghiệp giai đoạn I.

Đa số các ngành nghề đang đầu tư trong các KCN chủ yếu tập trung vào các ngành như chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, nông sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng và một số công nghiệp nhẹ khác.

Ngoài ra, KCN Thành Hải rộng 78 ha nằm ở giao điểm của ba trục giao thông Quốc lộ 1, đường sắt thống nhất Bắc Nam, Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên, đến các TP lớn như Đà Lạt, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 4 km.

Hiện KCN Thành Hải đã thu hút được 18 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.337 tỷ đồng (trong đó vốn FDI là 349,92 tỷ đồng khoảng 15 triệu USD), tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 100% đất công nghiệp cho thuê.

Thời gian đến Ninh Thuận sẽ tập trung phát triển KCN Cà Ná rộng 827,2 ha và KCN Du Long rộng 407,3.

Vùng trũng Ninh Thuận hút vốn đầu tư - Ảnh 20.

Khải An
Justin Bui
Kinh tế chứng khoán