|
 Thuật ngữ VietnamBiz
VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 1.

Sau thương vụ mua lại VinCommerce vào tháng 12/2019, Masan đã ghi nhận khoản lỗ hơn 100 triệu USD từ VinCommerce. Dù vậy, ban lãnh đạo Masan ngay thời điểm vẫn tỏ ra tự tin vào tiềm năng của chuỗi bán lẻ này. Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan cho hay, công ty đã có kế hoạch đưa hai chuỗi VinMart và VinMart+ tiến gần hơn đến điểm hoà vốn vào cuối năm 2020.

Một loạt giải pháp tái cơ cấu VinCommerce được công ty đưa ra. Hành động đầu tiên trong tiến trình này là quyết liệt đóng cửa 744 siêu thị mini VinMart+ và 12 siêu thị VinMart do vận hành không hiệu quả.

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 1.

Động thái đóng cửa các cửa hàng ảnh hưởng bất lợi đến doanh thu thuần. Song theo Masan, với việc mạnh tay đóng cửa hơn 700 điểm bán thậm chí sẽ giúp EBITDA năm 2021 của VinCommerce tăng khoảng 400 tỷ đồng, vốn là khoản lỗ hoạt động từ các cửa hàng này khi còn vận hành trong năm 2020.

Song song với đó, VinCommerce cũng mở mới nhiều cửa hàng tại các khu vực tiềm năng theo mô hình bày trí mới, tinh gọn danh mục hàng hóa, tăng tỷ trọng hàng tươi sống, áp dụng chính sách bán hàng hấp dẫn,… để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số.

Kết quả, dù số lượng điểm bán giảm đi 700, doanh thu của VinCommerce đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD năm 2020, tăng 30% so với cùng kỳ. Ngay trong quý III/2020, tăng trưởng doanh thu/m2 của VinMart+ đạt mức hai chữ số.

Bên cạnh đó, công ty cũng đã nâng cấp chuỗi cung ứng ứng dụng Công nghệ châm hàng tự động, giúp loại bỏ sai sót do con người đồng thời đơn giản hóa quy trình vận hành và cách tương tác với nhà cung cấp.

Về phía khách hàng, thông qua chương trình khách hàng thân thiết VinID với hơn 8,7 triệu thành viên, VinCommerce đã còn tích hợp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (Scan & Go), các chương trình khuyến mãi và đề xuất sản phẩm theo thời gian thực.

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 3.

Đến quý IV/2020, lần đầu tiên hệ thống VinCommerce đạt điểm hoà vốn với biên EBITDA dương 0,2%, doanh thu thuần của VinCommerce cũng tăng 21,1% so với mức 19,0% ở cùng kỳ năm 2019.

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 2.

Tính chung cả năm, VinCommerce đã mang về cho Masan Group 30.978 tỷ đồng, đóng góp hơn 40% tổng doanh thu toàn Tập đoàn, hỗ trợ đáng kể cho hoạt động sản xuất của các công ty thành viên trong Tập đoàn.

Trong báo cáo thường niên năm 2020, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group tự hào chia sẻ đây là trái ngọt đầu tiên và VinCommerce vẫn còn một chặng đường dài để đi ở phía trước.

"Chiến lược tích hợp mảng tiêu dùng bán lẻ đang bắt đầu gặt hái những trái ngọt đầu tiên khi VinCommerce đạt được mục tiêu hòa vốn. Đây là cột mốc đầu tiên trong hành trình trở thành Tập đoàn tiêu dùng bán lẻ tích hợp online – offline hàng đầu.

Chúng tôi chọn hy sinh thị phần và tốc độ tăng trưởng để xây dựng nền móng của một doanh nghiệp có quy mô khổng lồ và lợi nhuận vượt trội. Masan vận hành với nguyên tắc đơn giản, khi nền móng không vững chắc, ngôi nhà nhất định sẽ lung lay", Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang nói.

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 5.

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 6.

Chiến lược tái cấu trúc đã giúp VinCommerce có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu mà ban lãnh đạo Masan Group đề ra, điều mà trước đó không nhiều người tin là có thể thực hiện được trong vòng một năm: VinCommerce đạt EBITDA hòa vốn trong quý IV/2020 và dự kiến sẽ đạt EBITDA dương vào quý I/2021.

"Giờ đây nền tảng đã được tạo lập", vị Chủ tịch của Masan Group tự tin khẳng định. "Năm 2021, tập đoàn đặt mục tiêu chuyển đổi VinCommerce từ điểm mua sắm thuần túy trở thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm xuyên suốt từ online-to-offline."

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 7.

Như chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Quang, sau thành công bước đầu VinCommerce hướng tới mục tiêu chuyển đổi từ điểm mua sắm thuần túy trở thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu mà tập đoàn gọi là nền tảng Point of Life.

Trong đó, hệ thống VinCommerce làm trục trung tâm, điểm đến dành cho tất cả, cung cấp các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Các dịch vụ, hệ sinh thái được kết nối vào một nền tảng chung nhất.

Để thực hiện tham vọng đó, năm 2021, Masan cho biết sẽ hệ thống bán lẻ VinCommerce sẽ bước vào kế hoạch "Alpha-Bet". Trong đó, mục tiêu cuối năm có ít nhất 50% cửa hàng VinMart trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số. Đối tác cung cấp dịch vụ tài chính không ai khác chính là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, VinCommerce sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới minimart, củng cố mô hình siêu thị, tiếp tục cải thiện lợi nhuận thương mại thông qua phối hợp với các nhà cung cấp, tối ưu hóa logistics để giảm chi phí và cải thiện tính sẵn có của sản phẩm cũng như thí điểm thành công mô hình trực tuyến để xây dựng doanh nghiệp tích hợp xuyên suốt on-to-offline hàng đầu.

Nếu thực hiện thành công, theo lãnh đạo Masan, Vincommerce dự kiến sẽ đạt doanh thu thuần hợp nhất từ 36.000 tỷ đồng đến 40.000 tỷ đồng với EBITDA cả năm 2021 đạt mức dương.

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 4.

Xa hơn, trong 5 năm tiếp theo, Masan muốn theo đuổi kế hoạch xây dựng mô hình để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường bán lẻ hiện đại từ 1% lên gần 25%.

Thực thi thành công mục tiêu 5 năm này, Masan có thể tạo nên giá trị cho chuỗi giá trị phục vụ người tiêu dùng. Trong đó, theo lãnh đạo Masan chia sẻ, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu; nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10%; trong khi đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại.

Trong chuỗi giá trị đó, Masan sẽ tự vận hành khoảng 10.000 cửa hàng và có trong tay 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình. Công ty cũng sẽ phát triển danh mục nhãn hàng riêng trên cơ sở hợp tác với các nhà cung cấp chiến lược để có thể tiếp cận nhiều hơn tới đối tượng khách hàng ở khu vực nông thôn.

VinCommerce vào guồng, đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng - Ảnh 10.

Vừa qua, Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc đã mua lại 16,26% cổ phần của công ty nắm giữ cổ phần VinCommerce ("VCM") với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD ("Giao dịch"). Với Giao dịch này, VCM được định giá 2,5 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu.

Masan và SK tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại tại Việt Nam. Kênh thương mại hiện đại (MT) dự kiến sẽ chiếm 50% toàn ngành bán lẻ thay vì chỉ ở mức 8% như hiện nay, đưa Việt Nam trở thành thị trường MT phát triển nhanh nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.

Ông Woncheol Park, Giám đốc Đại diện của SK South East Asia Investment – công ty thành viên của SK Group - cho biết: "Chúng tôi vô cùng tin tưởng vào tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ tích hợp online - offline (O2O) tại Việt Nam và kỳ vọng VinCommerce sẽ là một thành tố quan trọng thúc đẩy hiện đại hóa ngành bán lẻ. Thỏa thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một phần trong chiến lược đầu tư của chúng tôi vào các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam."


Bích Thu
Alex Chu
Kinh tế & Tiêu dùng