|
 Thuật ngữ VietnamBiz

 

Tháng 6/2023, tại Hội thảo “Net Zero: Chuyển dịch xanh – Cơ hội người dẫn đầu” do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã cung cấp những con số gây sửng sốt về tình hình khí thải toàn cầu. Năm 2022, lượng phát thải CO2 trên toàn thế giới đạt 37 tỷ tấn – mức cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 1900. Đáng chú ý, Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia phát thải lớn nhất hành tinh, với lượng phát thải khí CO2 gấp 2 trong 10 năm qua. Theo dự báo, nếu không có các biện pháp cải thiện, lượng khí thải từ ngành năng lượng Việt Nam có thể chiếm đến 75% tổng phát thải vào năm 2050. Không còn là “cuộc chơi xa xỉ của người giàu”, hay xu hướng của thời đại, Net Zero chính là sứ mệnh cấp bách mà bất kỳ công dân và doanh nghiệp nào cũng cần hướng tới một cách có trách nhiệm.

Điều này cũng chỉ ra rằng, cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam tại Hội nghị COP26 năm 2021 không phải là một tuyên bố mang tính hình thức, mà là một chiến lược sống còn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Việc đầu tư mạnh mẽ vào các ngành kinh tế xanh như năng lượng tái tạo, sản xuất bền vững, và giao thông sạch hứa hẹn có thể giúp quốc gia tăng thêm hơn 5% GDP vào năm 2050, thay vì thiệt hại đến 14,5% GDP ở cùng thời điểm nếu không chuyển đổi kịp thời sang mô hình kinh tế xanh, theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới.

Nhìn vào viễn cảnh tương lai đó, có thể lý giải vì sao “chuyển dịch xanh” đã vượt lên trên cả một xu hướng toàn cầu để trở thành một phần tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Hơn cả một mục tiêu môi trường, một giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu, Net Zero đang định hình sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển. Với Việt Nam, đây là cơ hội để định hình vị thế mới trên bản đồ kinh tế xanh toàn cầu. Cơ hội này được hỗ trợ bởi hai trụ cột quan trọng của mục tiêu Net Zero: phát triển công nghệ sạch và chuyển đổi năng lượng trong các ngành công nghiệp. Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió đã có những bước tiến lớn. Tuy nhiên, theo ước tính của Bộ Công Thương, để đạt Net Zero, Việt Nam cần đầu tư khoảng 368 tỷ USD vào hạ tầng năng lượng tái tạo và công nghệ sạch trong 20 năm tới – một thách thức không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội vàng để thu hút các nguồn vốn quốc tế.

"Chuyển dịch xanh” hiện nay không chỉ là câu chuyện đơn độc của những nỗ lực kêu gọi đầu tư từ chính phủ, khi các doanh nghiệp và cộng đồng cũng đã và đang tích cực chuyển mình trên hành trình “xanh hoá”. Điển hình, người tiêu dùng đang dần chuyển hướng sang ủng hộ các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong khi đó, ở phương diện doanh nghiệp, nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam đã triển khai thành công các dự án xanh, từ hệ thống nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời, các khu công nghiệp không carbon, đến sáng kiến thu hồi và tái chế chất thải, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong tương lai.

 

Trong bối cảnh người người, nhà nhà tích cực “chuyển dịch xanh”, ngành xây dựng - một trong những ngành tiêu thụ tài nguyên lớn nhất cũng đang mạnh mẽ thay đổi để đồng hành cùng hành trình phát triển bền vững chung. Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng với những chiến lược tiên phong và chính sách rõ ràng, đã sẵn sàng mở đường cho những bước chuyển mình xanh đầy tham vọng.

Theo đó, đến năm 2030, Bộ đặt mục tiêu giảm tối thiểu 74,3 triệu tấn CO2 tương đương từ các hoạt động xây dựng. Đáng chú ý, ít nhất 25% các vật liệu xây dựng chủ yếu sản xuất trong nước sẽ đạt chứng nhận sản phẩm xanh, trở thành nền móng cho các công trình bền vững. Không dừng lại ở các mục tiêu, các tiêu chuẩn xanh đã được cụ thể hóa và áp dụng rộng rãi. Những yêu cầu khắt khe về tiết kiệm năng lượng, ưu tiên vật liệu tái chế, giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa tác động tiêu cực trong suốt vòng đời công trình trở thành kim chỉ nam trong thiết kế và vận hành các dự án. Đây không chỉ là cam kết trên giấy mà đã và đang tạo ra những thay đổi thực tiễn trong ngành xây dựng.

 

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi, Việt Nam cũng đang xây dựng và triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ mang tính chiến lược. Các ưu đãi về thuế và tín dụng dành riêng cho những dự án bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch đang tạo ra lực hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bức tranh vật liệu bền vững vẫn còn những mảng màu chưa hoàn thiện. Chi phí ban đầu cao vẫn là rào cản lớn khiến nhiều doanh nghiệp e dè khi tiếp cận các giải pháp xanh. Đồng thời, thị trường vật liệu xây dựng thân thiện môi trường tại Việt Nam vẫn còn manh mún, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng và lỏng lẻo trong kiểm soát chất lượng cũng là một trong những trở ngại lớn kìm hãm tốc độ “chuyển dịch xanh” trong ngành xây dựng.

 

Thách thức của thị trường vật liệu xây dựng bền vững lại vừa vặn là lợi thế của Viglacera – thương hiệu quốc gia với bề dày phát triển nửa thập kỷ lịch sử. Ngay từ rất sớm, Viglacera đã định hướng phát triển bền vững thông qua chiến lược đồng bộ hóa các giải pháp vật liệu xây dựng, thể hiện tầm nhìn dài hạn trong việc kiến tạo tương lai từ triết lý sản xuất đến từng sản phẩm.

Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xây dựng, Viglacera đã xây dựng chiến lược phát triển lấy triết lý “sản xuất xanh” làm kim chỉ nam. Triết lý này không chỉ dừng lại ở việc sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường mà còn thấm nhuần trong từng quy trình, từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên liệu đến quản lý chất thải. Điều này đã giúp Viglacera tạo ra các sản phẩm đột phá, mang lại giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội.

 

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là sự ra đời của các dòng sản phẩm xanh mang tính cách mạng lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Gạch ốp lát thay thế gỗ và đá tự nhiên của Viglacera không chỉ giúp giảm thiểu việc khai thác tài nguyên mà còn mang lại tính thẩm mỹ và độ bền vượt trội. Kính tiết kiệm năng lượng – sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới của Tập đoàn Von Ardenne GmbH (CHLB Đức) – cho phép tiết kiệm tới 51% chi phí điện năng, trở thành lựa chọn hoàn hảo cho các công trình muốn tối ưu hóa chi phí vận hành và giảm tác động môi trường, đạt các chứng chỉ quốc tế EDP và LEED Silver. Bên cạnh đó, dòng sứ vệ sinh tiết kiệm nước của Viglacera cũng nổi bật với khả năng tối ưu lượng nước tiêu thụ, đồng thời duy trì hiệu suất sử dụng ưu việt.

Cùng với hệ sinh thái vật liệu xây dựng đồng bộ, Viglacera cũng gây ấn tượng với loạt công nghệ sản xuất mới, thân thiện môi trường, cho phép thay thế các vật liệu truyền thống, vật liệu tự nhiên và đạt tiêu chuẩn chất lượng vượt trội. Có thể kể đến trong số này như công nghệ vân trong xương ứng dụng trên đá nung kết với kỹ thuật sản xuất hoàn hảo, cho phép tạo ra các hoa văn mô phỏng hiện tượng thiên nhiên như mây hay vân đá từ những vùng núi nổi tiếng một cách tinh xảo.

Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao, phù hợp cho các không gian như sảnh lớn, biệt thự sang trọng, bàn bếp hay cầu thang.

 

Đối với các vật liệu nội thất, có thể kể tới công nghệ phủ PVD trên sen vòi, là giải pháp phủ bảo vệ bề mặt trên sản phẩm thân thiện môi trường. Trong quá trình sản xuất, bước phủ màu được thực hiện trong môi trường chân không, vì thế hạn chế phát thải hóa chất ra môi trường so với các công nghệ mạ màu truyền thống khác như mạ tĩnh điện. Đây là công nghệ đã phổ biến trên thế giới nhờ các ưu điểm vượt trội cả về độ bền, màu sắc và đặc biệt là yếu tố môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, Viglacera là doanh nghiệp tiên phong đầu tư công nghệ phủ PVD trên sen vòi tại Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn RoHS của châu Âu.

Một thành viên tiêu biểu trong hệ sinh thái các vật liệu xây dựng xanh mà Viglacera sở hữu là sản phẩm Bê tông khí chưng áp. Đây cũng là vật liệu có tỷ lệ tiêu thụ tăng cao nhờ nhiều ưu điểm thân thiện môi trường, chống cháy nổ… Bê tông khí chưng áp giảm 50% vật liệu thi công nhờ trọng lượng nhẹ hơn gạch đất sét nung 3 lần, giúp giảm tải trọng công trình. Sản xuất từ nguyên liệu tái chế và hệ thống chưng áp hơi nước, vật liệu này không phát thải, thân thiện với môi trường. 

 

Để đạt được những bước tiến vượt bậc này, Viglacera không ngừng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Thay vào đó, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng các nguyên liệu sạch hơn như khí thiên nhiên và LPG, vừa giảm chi phí vừa giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Đặc biệt, Viglacera còn chú trọng tái sử dụng nguồn tài nguyên bằng cách tận dụng phế phẩm công nghiệp như tro xỉ và tro bay từ các nhà máy nhiệt điện trong sản xuất. Không chỉ giúp giảm lượng chất thải rắn ra môi trường, giải pháp này còn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Viglacera không chỉ khẳng định vị thế tại thị trường nội địa mà còn vươn xa ra thế giới, chinh phục hơn 40 thị trường quốc tế. Sản phẩm bê tông khí chưng áp đã được Hội đồng Công trình Xanh Singapore (SGBC) chứng nhận là đạt tiêu chuẩn xanh và xuất khẩu sang Úc – quốc gia nổi tiếng với các yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó, các dòng gạch ốp lát và đá nung kết của Viglacera cũng tạo được tiếng vang tại các triển lãm quốc tế hàng đầu như TISE (Mỹ), Coverings (Mỹ), và Cersaie (Ý). Những sản phẩm này không chỉ minh chứng cho năng lực công nghệ của doanh nghiệp mà còn thể hiện cam kết phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.

 

Hành trình xanh của Viglacera không chỉ đơn thuần là một chiến lược kinh doanh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng cho ngành xây dựng. Với tư duy tiên phong và những nỗ lực không ngừng nghỉ, Viglacera đã biến thách thức thành cơ hội, kiến tạo những sản phẩm xanh vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa góp phần bảo vệ môi trường. Từ đây, vật liệu xây dựng không chỉ là thành phần của các công trình mà còn trở thành nhân chứng cho sự gắn kết hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Trong tương lai, khi vật liệu xây dựng xanh trở thành chuẩn mực, Viglacera sẽ tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt xu hướng tiêu dùng thông minh và bền vững. Sáng tạo không ngừng từ chất lượng, mẫu mã đến giá trị kinh tế, Viglacera đang góp phần định hình một Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời khẳng định bản thân trên thị trường quốc tế.

 

Bích Thu
Alex Chu
Doanh nghiệp & Kinh doanh