|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Các ngân hàng tại Việt Nam đã thực hiện việc kinh doanh các dịch vụ tài chính bán lẻ không giống như bất kì quốc gia Châu Á Thái Bình Dương nào trong 8 năm qua. Tỉ trọng đóng góp trung bình của mảng bán lẻ vào tổng thu nhập của ba ngân hàng bán lẻ hàng đầu đã tăng từ 17% năm 2010 lên hơn 50% trong năm 2018.

Và hiện nay, các ngân hàng vẫn đang trong quá trình khái niệm hóa và tiến hành những kế hoạch chuyển đổi kĩ thuật số.

Theo The Asian Banker, thị trường dịch vụ tài chính bán lẻ của các ngân hàng thương mại dự kiến sẽ tăng lên 134 tỉ USD vào năm 2020 và tài chính thay thế ước tính tăng lên gấp đôi 11 tỉ USD vào năm 2020 từ mức 5,7 tỉ USD vào năm 2018.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 1.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 2.

Tài chính tiêu dùng và các khoản vay nhỏ ngắn hạn (vay trả góp mua điện thoại, laptop, thiết bị gia dụng,…) là một cấu phần quan trọng trong hoạt động cho vay bán lẻ của các ngân hàng.

Mảng cho vay này đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc với sự ra đời của hai công ty tài chính tiêu dùng có 100% vốn nước ngoài là Lotte Finance (tháng 6/2018) và Công ty tài chính Shinhan Việt Nam (tiền thân là Prudential Finance).

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 3.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 4.

FE Credit, công ty con của VPBank là hiện là công ty tài chính tiêu dùng có thị phần lớn nhất với 2,3 tỉ USD trong danh mục cho vay, đóng góp khoảng 45% vào lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2018.

Sản phẩm chính của FE Credit là cho vay tiền mặt, cho vay tiêu dùng trả góp (cho vay mua xe máy, tiêu dùng lâu bền) và thẻ tín dụng. Tính đến cuối năm 2018, công ty có hơn 3,8 triệu tài khoản hoạt động.

FE Credit đã sớm phát hiện và tập trung vào phân khúc tài chính tiêu dùng với qui mô khoản vay nhỏ. Công ty cũng đang hợp tác với các đối tác để tạo ra một hệ sinh thái đủ lớn cho khách hàng hiện tại cũng như thu hút, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tháng 8/2018 là lần đầu tiên trên thị trường FE Credit đưa ra qui trình cho vay kĩ thuật số với 100% thủ tục thông qua ứng dụng di động. Bằng nền tảng cho vay tự động mới, toàn bộ qui trình cho vay từ 4 - 5 ngày đã cắt giảm xuống chỉ còn 5 - 10 phút. Công nghệ được hỗ trợ bởi việc nhận dạng khuôn mặt, giọng nói và khách hàng chỉ cần chờ giao hàng tại nhà.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 5.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 6.

Thống kê của The Asian Banker cho thấy, số dư cho vay thế chấp trên thị trường đã tăng từ 11 tỉ USD (262.000 tỉ đồng) trong năm 2013 lên 24 tỉ USD (557.000 tỉ đồng) vào năm 2018, tăng trưởng trung bình hàng năm là 2,6 tỉ USD. 

Cho vay thế chấp đóng góp tỉ trọng 26% vào tổng cho vay bán lẻ.

Thị trường cho vay thế chấp bất động sản đang tiếp tục lớn mạnh với sự góp mặt của các nhà phát triển (chủ đầu tư dự án), người mua và những nhà đầu tư.

Cùng với đó, sự xuất hiện của mô hình thế chấp gián tiếp mang tới khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn đối với các nhà phát triển bất động sản.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 7.

Mảng cho vay mua ô tô nằm trong tay các đại lí phân phối, phần lớn ngân hàng chỉ tham gia gián tiếp trong đó. Do vậy, thông thường các ngân hàng không xem cho vay ô tô là một danh mục đầu tư chiến lược, hầu hết tránh việc tăng cao dư nợ ở mảng này do mức độ rủi ro và lợi nhuận thấp.

Để liên kết với các đại lí xe hơi, các ngân hàng phải cung cấp các gói cho vay cụ thể, phù hợp với phân khúc khách hàng của đại lí với những điều khoản như thời gian vay lên tới 96 tháng và tỉ lệ cho vay 85% giá trị xe đối với phần lớn thương hiệu xe thông dụng như các hãng Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 8.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 9.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 10.

Từ năm 2017 đến 2018, các ngân hàng đã không ngừng cải thiện các tính năng hiện có trên nền tảng mobile banking và internet banking nhằm tăng cường và bổ sung trải nghiệm người dùng.

Trên thực tế, hầu hết dịch vụ ứng dụng này hiện nay vẫn chủ yếu cung cấp dịch vụ thanh toán thiết yếu và thông tin dịch vụ tài chính. 

Phần lớn ứng dụng của ngân hàng Việt hiện nay thường mới chỉ tập trung phát triển vào hai tiêu chí là thanh toán và dễ sử dụng trong nhóm 6 tiêu chí của một ứng dụng ngân hàng hay được đề cập tới (ngoài ra còn bảo mật, tài chính thông minh, dịch vụ khách hàng và mở tài khoản thanh toán).

Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đang bắt đầu chiến lược xây dựng ứng dụng đa tiện ích nhằm thu hút càng nhiều người dùng hơn. Một số ngân hàng nổi trội trong việc phát triển ứng dụng như Vietcombank, VPBank. 

Vietcombank đã làm mới ứng dụng vào năm 2017 và đã tăng gấp đôi số người dùng lên 2,6 triệu vào cuối năm 2018, trở thành một trong những ứng dụng ngân hàng di động được sử dụng nhiều nhất trong nước. 

Từ tháng 8/2018, Vietcombank đã triển khai ứng dụng VCBPAY với nhận dạng vân tay và khuôn mặt trên điện thoại. Ứng dụng cung cấp các tiện ích thanh toán cho khách hàng như đặt và thanh toán vé máy bay, vé xem phim hoặc khách sạn, gửi quà tặng cho bạn bè,…

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 11.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 12.

Trong khi đó, YOLO của VPBank là ngân hàng số đầu tiên hoạt động trên đám mây dịch vụ web Amazon, cho phép họ phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng người dùng.

Từ khi ra mắt vào tháng 9/2018 đến tháng 6/2019, YOLO đã tiếp cận hơn 500.000 người dùng đã đăng kí, mặc dù không rõ phần nào trong số đó là khách hàng mới.

Thị trường cho vay bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 145 tỉ USD vào năm 2020 - Ảnh 13.

Khi mà những ứng dụng thanh toán di động ngày càng trở nên đa dạng thì thách thức đặt ra là tăng mức độ tương tác với khách hàng.

Theo The Asian Banker, tỉ lệ hoạt động của các ví điện tử và ứng dụng mobile banking trung bình từ 20 – 30%, số liệu được thống kê theo chu kì 3 tháng. Con số này cho thấy rằng số lượng tài khoản hoạt động của các ứng dụng này vẫn ở dưới ngưỡng 1 triệu người dùng.

The Asian Banker nhận định rằng các ngân hàng luôn mong muốn kết nối với hệ sinh thái của các dịch vụ bên ngoài để mở rộng lượng người dùng. Và trong bối cảnh đó, hầu hết ví điện tử tập trung vào thanh toán đều thua lỗ, trong khi các ngân hàng tiếp tục là những người hưởng lợi kinh tế lớn nhất.

Những mô hình ngân hàng số độc lập như Timo đã không thể tạo ra bất kì tác động nào đối với thị trường bởi tại Việt Nam, không có khách hàng điện tử toàn diện mặc dù các cơ quan quản lí rất khuyến khích các hình thức xác mình như e-KYC.

Khi nhìn sâu hơn vào các mô hình ngân hàng số tại Việt Nam, một số ngân hàng số không thực sự kĩ thuật số vì họ số hóa giao diện người dùng nhưng vẫn sử dụng các hệ thống công nghệ cốt lõi của ngân hàng truyền thống.

Diệp Bình
Pukgy
Kinh tế & Tiêu dùng