|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Trang trại The Moshav Farm nằm dưới chân núi Phượng Hoàng thuộc xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 60 km theo hướng quốc lộ 26.

"Đại bản doanh" của nhóm 9X tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam và có thời gian tu nghiệp tại Israel.

Ở đó, những thanh niên đầy nhiệt huyết như những "vết dầu" loang đến từ hộ nông dân trong vùng để giúp họ thay đổi cách canh tác, cải thiện chất lượng nông sản.

Và, những người trẻ đó đang cố gắng từng ngày để đưa The Moshav Farm trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về nông nghiệp theo hướng hiện đại, là nơi nghỉ dưỡng, trải nghiệm, học tập về cách làm nông nghiệp kiểu mới với nhiều mô hình đa dạng.

Nguyễn Tá Đông, thành viên sáng lập kiêm Tổng Giám đốc The Moshav Farm đã dành cho chúng tôi những chia sẻ thú vị về hành trình "lên núi lập nghiệp".

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 1.

The Moshav Farm rộng gần 60 ha ngay dưới chân núi Phượng Hòa - Khánh Hòa. (Ảnh: Khải An).

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 2.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 3.

Nguyễn Tá Đông: Trước khi bắt tay vào làm mô hình này tôi đã đã rong ruổi nhiều địa phương trên cả nước trong nhiều tháng trời.

Tuy xã Ninh Thượng – thị xã Ninh Hòa có khí hậu hơi khắc nghiệt với hơn 8 tháng mùa khô, đất đai không phì nhiêu bằng các khu vực khác nhưng lại đáp ứng được phần lớn các tiêu chí chúng tôi đưa ra.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 2.

Nguyễn Tá Đông, Tổng Giám đốc The Moshav Farm. (Ảnh: Khải An).

Mặt khác, đây là xã vùng cao của tỉnh Khánh Hòa (chữ "Thượng" có nghĩa là trên núi) khu vực này chưa phát triển, dân còn nghèo. Khánh Hòa thì có khoảng 139 phường, xã, thị trấn, được ví như một đàn chim đang bay.

Tốc độ bay của đàn chim sẽ phụ thuộc vào tốc độ của những con chim cuối cùng như là xã Ninh Thượng, chứ không phải con chim đầu đàn như phường Lộc Thọ của TP Nha Trang.

Vì vậy, chúng mình muốn đầu tư khu vực này để giúp cải thiện tốc độ bay của con chim cuối cùng. Song song đó là giúp người dân có việc làm ổn định với mức thu nhập tốt, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Hơn hết, khu vực này chậm phát triển nhưng lại thuận lợi về giao thương khi tiếp giáp nhiều tỉnh thành và có cảng biển, cảng hàng không cũng như không cách xa các tuyến đường chính.

Tất cả hội tụ các tiêu chí của chúng tôi về kế hoạch xây dựng một trang trại, kết hợp giáo dục và du lịch.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 5.

Nguyễn Tá Đông: Những người sáng lập The Moshav Farm đều là thuộc nhóm 9X. Tôi là người lớn nhất sinh năm 1990 và tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị kinh doanh, chuyên ngành ngoại thương (xuất nhập khẩu).

Chúng tôi có điểm chung là có thời gian tu nghiệp tại Agrostudies - một trung tâm đào tạo quốc tế cung cấp chương trình giáo dục nông nghiệp tại Israel cho sinh viên thực tập từ các nước đang phát triển trên thế giới.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 6.

Bản thân tôi lại xuất thân từ gia đình thuần nông tại Đăk Lăk. Từ nhỏ cho đến lúc đi làm tôi luôn thấy có nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu với giá rất thấp so với thị trường chung. Đó là chưa kể, nông sản luôn phải đối mặt với việc được mùa mất giá liên tục.

Là con nhà nông nên tôi hiểu rất rõ công sức của người nông dân phải bỏ ra chưa bao giờ là tương xứng nên cứ trăn trở phải làm cái gì đó, dựa vào hiểu biết và kiến thức, trải nghiệm của mình để góp phần gia tăng giá trị của nông sản tại Việt Nam.

Và tôi may mắn gặp được những người cùng chí hướng để xây dựng The Moshav Farm. Sau hơn một năm chuẩn bị, từ việc trau dồi thêm kiến thức về làm nông sao cho hiệu quả, áp dụng những công nghệ gì vào sản xuất, chế biến, xây dựng mối quan hệ như thế nào, làm sao để có vốn đi lâu dài, tìm kiếm đồng đội… tôi mới bắt đầu triển khai được mô hình và có lẽ phải mất thêm nhiều thời gian nữa để những thứ mình ấp ủ, những kế hoạch, dự định của cả team mới trở nên rõ nét hơn.

Tinh thần Do Thái và nhiệt huyết của người trẻ được lan tỏa tại The Moshav Farm. (Ảnh: NVCC).

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 8.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 9.

Nguyễn Tá Đông: Chúng tôi bắt đầu xây The Moshav Farm tại Ninh Thượng vào tháng 10/2018 với 22 ha chủ yếu là đất đang canh tác mía cho nhà máy đường Ninh Hòa.

Ba năm qua, mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và các sản phẩm đều đi theo hướng chế biến. Nghĩa là các sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch đều được đưa về khu chế biến, có bộ phận R&D để nghiên cứu ra các sản phẩm từ các nông sản tại farm nhằm giúp gia tăng giá trị, tăng thời gian bảo quản để các sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng vẫn còn tươi ngon.

Chúng tôi, định hướng làm mô hình thử nghiệm các loại cây trồng/vật nuôi để tính hiệu quả kinh tế và sau đó chuyển giao cho người dân làm. Khi người dân có sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn mình đưa ra, The Moshav Farm sẽ mua lại nhằm giúp người dân có thêm thu nhập từ chính mảnh đất của họ mà không phải đi đâu xa.

Như hiện nay, sản phẩm lá xông hiện tại của farm, mỗi tháng bán ra thị trường hơn 20.000 túi. Nguyên liệu chính được làm từ gừng, sả, lá khuynh diệp… những cây này farm có quỹ đất, có nhân lực và hoàn toàn có thể trồng được, đủ để sản xuất nhưng như vậy thì người dân không được hưởng lợi gì từ việc này.

Thay vào đó, The Moshav Farm chỉ trồng ở quy mô nhỏ để người dân xem và bắt chước làm theo. Chúng tôi hướng dẫn thêm về kỹ thuật, giám sát về quy trình để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và sau đó thu mua lại với giá cao hơn thị trường để về chế biến.

Như vậy cả đôi bên cùng có lợi, mình vừa có nguyên liệu để phục vụ sản xuất, người dân có việc làm tự làm cho chính mình và có nguồn thu tốt.

Việc sản xuất chế biến tại chỗ cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thanh niên thay vì phải lên thành phố tìm kiếm việc làm thì hiện nay có thể làm việc gần nhà với mức lương tương đương. Thậm chí còn cao hơn ở thành phố nếu năng lực tốt mà chi phí sinh hoạt thấp hơn nhiều, họ có thêm tiền tích lũy.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 5.

Đàn cừu hơn 100 con tại The Moshav Farm đang nhân đàn rộng. Cừu sẽ phục vụ cho mục đích chính là du lịch. (Ảnh: Khải An).

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 11.

Nguyễn Tá Đông: Người nông dân họ rất thực tế, họ chỉ thay đổi tư duy, cách làm khi đã nhìn thấy hiệu quả. Do đó, cách hiệu quả nhất là mình phải là người tiên phong, phải làm đầu tiên, muốn người dân làm như thế nào thì mình phải làm như thế đó trước và cho họ thấy được hiệu quả khi làm như vậy thì họ sẽ làm theo, và thậm chí làm theo rất nhanh, rất nhiều người làm cùng.

Ngày đầu, nơi này là vùng nguyên liệu của nhà máy mía đường, xung quanh bạt ngàn mía, tới mùa khô toàn là một màu vàng úa của cỏ sau khi bị xịt thuốc, cùng với đó là cách canh tác không chú trọng tới việc cải tạo đất trong một thời gian dài dẫn tới đất bị bạc màu.

Mùa khô thì thiếu nước do chỉ phụ thuộc vào nước trời nên cây cối hầu như không phát triển được. Chúng tôi đã thay đổi bằng cách đổ hàng trăm tấn phân hữu cơ mỗi năm vào đất, đầu tư hệ thống tưới tự động, mỗi gốc cây có một béc nước, nói không với thuốc diệt cỏ, thay vào đó là để cỏ tự nhiên, có kiểm soát bằng việc phát định kỳ.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 12.

Cỏ vừa giúp giữ ẩm vào mùa khô, đồng thời lượng cỏ được phát xuống sau một thời gian sẽ phân hủy và trả lại cho đất một lượng lớn mùn hữu cơ. Cỏ cũng là môi trường sống cho các hệ vi sinh vật, dần dần đất trở nên tốt hơn, màu mỡ hơn, cây cối từ đó cũng phát triển tốt.

Khi người dân thấy được vậy họ sẽ tự động thay đổi, mình chỉ hướng dẫn lại là họ tự động làm theo, thậm chí họ còn chủ động đi quan sát và hỏi thêm mình về cách làm, điều mà mình không dám nghĩ tới.

Bởi trước đây có nói kiểu nào thì họ cũng chỉ xua tay mà rằng "tui kinh nghiệm mấy chục năm làm rồi đều không được, không có cây nào sống được ở vùng đất này ngoài cây mía".

Vùng đất khô cằn trước đây người dân chỉ biết trồng mía nay nho đã cho trái và có thể trồng được bưởi, xoài...

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 14.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 15.

Nguyễn Tá Đông: Nông nghiệp là con đường đầu tư lâu dài, do đó trước khi bắt tay vào làm cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực, cả về con người lẫn nguồn vốn, và hoàn toàn không phù hợp cho những ai muốn ăn xổi với tư duy đầu tư và thu về lợi nhuận chỉ sau một vài năm.

Một ví dụ nhỏ là bạn đang có trong tay 5 tỷ, bỏ ra một tỷ để mua hai ha đất, số còn lại để đầu tư trên đất. Điều đó có nghĩa là mình bỏ ra một đồng để mua đất thì phải cần thêm 2-3 đồng, thậm chí là nhiều hơn để đầu tư.

Chưa kể đây là ngành có tỷ lệ rủi ro cao hơn so với những ngành khác, bởi ngoài bị ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu, nguồn vốn tại chỗ lớn thì còn bị phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thiên tai, dịch bệnh…

Do đó, cần xây dựng được kế hoạch rõ ràng, dự trù về tài chính theo từng giai đoạn, cần cho ít nhất là 5 năm. Về con người, phải trả lời được câu hỏi: Ai sẽ gắn bó, đồng hành cùng mình trên con đường dài này?

Ban đầu có thể dùng nguồn vốn góp của các thành viên sáng lập, điều hành, vốn vay, nhưng để đi lâu dài thì cần có thêm những nguồn vốn khác để mở rộng mô hình như là vốn góp thêm của các cổ đông hoặc kêu gọi từ các quỹ đầu tư.

Bản thân tôi và các cộng sự có tư duy rằng mình phải là những người làm thực tế, mọi thứ đều minh bạch, công khai và nên làm truyền thông từ đầu để nhiều người biết, hiểu về cách mình làm, hiểu về con người và định hướng thì dần sẽ có nhiều người quan tâm.

Điều quan trọng là những việc mình làm có mang lại giá trị cho công đồng thì sẽ càng ý nghĩa hơn và nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Từ đó sẽ có thêm những "trợ lực" bên ngoài.

Với tôi, xác định là con đường đầu tư lâu dài nên để đi được cần có đội nhóm, phân nhiệm rõ ràng, mỗi người phụ trách một mảng và cần có sự đồng lòng, sẻ chia với nhau.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 7.

Một góc The Moshav Farm. (Ảnh: Khải An).

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 17.

Nguyễn Tá Đông: Đầu tiên là rào cản gia đình (Đông cười) vì bố mẹ tôi làm nông và dành tất cả để đầu tư cho con cái học hành để không vất vả với ruộng vườn nhưng khi tôi quyết định trở về với nông nghiệp thì cả nhà đã can ngăn.

Rồi khi bắt tay vào The Moshav Farm, chúng tôi chọn cây chuối và sầu riêng để phát triển, nhưng chuối gặp mùa gió Nam, điều mà chúng tôi đã không lường trước, làm cây rách lá và cho sản lượng thấp.

Chúng tôi cũng trồng sầu riêng với vài ha nhưng cũng thất bại dù đã áp dụng tất cả kiến thức và kinh nghiệm. Rồi chúng tôi thử nghiệm nuôi gà và làm khô gà lá chanh nhưng cũng đã bỏ.

Giai đoạn đầu đã có những thất bại nhưng chúng tôi luôn nghĩ rằng "Làm thì có thể sai, chỉ không làm thì không sai! Làm thì có thể mất, chỉ không làm thì không mất!" nên chúng tôi luôn dồn tất cả tâm sức cho một kế hoạch và đến nay chúng tôi đã đạt được nhiều hơn mất.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 18.

Nguyễn Tá Đông: The Moshav Farm được định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp kết hợp với du lịch và là một doanh nghiệp xã hội, vì vậy ngay từ đầu chúng mình đã quy hoạch ra từng khu để triển khai: khu trồng cây ăn trái, khu dược liệu, khu chăn nuôi, khu dịch vụ… khu ăn trái được trồng đa dạng các loại cây như dừa, xoài, mít, bưởi, nhãn, nho… để vừa làm mô hình chuyển giao cho bà con nông dân, vừa phục vụ việc tham quan của du khách, mùa nào cũng có trái cây.

Trước đây không ai nghĩ ở Khánh Hòa lại có thể trồng nho, nuôi cừu đặc biệt là vùng đất trồng mía khô cằn tại Ninh Thượng lại có thể trồng bưởi, xoài với sản lượng cao nhưng chúng tôi đã làm được.

Mọi thứ đã thích nghi. Cừu đã nhân đàn nhanh. Nho cũng đã có trái và tất cả đang dần hoàn thiện theo kế hoạch đề ra.

Các loại cây trồng đều được chăm sóc theo hướng an toàn, thuận tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng thuốc diệt cỏ để tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng. Các sản đều được đi theo hướng chế biến và chúng mình hướng đến những đối tượng là những người dùng quan tâm tới sức khỏe, tới việc bảo vệ môi trường.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 20.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 21.

Nguyễn Tá Đông: Tuy làm nông nhưng cách làm của The Moshav Farm khác với cách làm truyền thống.

Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, ngay từ đầu chúng tôi đã tập trung vào truyền thông thông qua việc kể câu chuyện của mình về những công việc hàng ngày, về quy trình chăm sóc, về những đóng góp cho xã hội… để mọi người cùng hiểu.

Vậy nên khi chúng tôi ra mắt các sản phẩm từ những gói lá xông dược liệu, chai dầu dầu bạc hà, nước rửa chén thiên nhiên, bột gừng sấy lạnh, trà đậu biếc hay đến các sản phẩm làm đẹp như mặt nạ bằng bùn khoáng, thiên nhiên… đều được mọi người quan tâm đón nhận.

Đến nay, The Moshav Farm đã có hơn 200 đại lý đang phân phối các sản phẩm của khắp các tỉnh thành.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 22.

Nguyễn Tá Đông: Trước mắt The Moshav Farm vẫn ưu tiên phục vụ cho thị trường nội địa, để ai cũng biết tới các sản phẩm của Moshav farm và sau đó sẽ tính tới hướng xuất khẩu khi mình đủ nguồn lực, có đủ vùng nguyên liệu, sản lượng ổn định để đáp ứng các đơn hàng lớn.

Hiện tại các sản phẩm của farm cũng đang phục vụ các thị trường nước ngoài (Nhật, Hàn, Mỹ) thông qua các kênh thương mại điện tử (Amazon), Farm cũng có đại lý phân phối ở Nhật, đây là những bước đệm để chúng mình chuẩn bị cho việc đưa hàng hóa ra thế giới trong thời gian tới.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 23.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 24.

Nguyễn Tá Đông: Những người đang làm việc tại đây đều có cơ hội được học tập, làm việc tại Israel, một đất nước có nên nông nghiệp tiên tiến trên thế giới nên học được tư duy về cách làm nông nghiệp hiện đại của họ.

Từ "MOSHAV" cũng bắt nguồn từ đó, đây là từ gốc tiếng Do Thái, nghĩa là một làng nông nghiệp, xung quanh có rất nhiều trang trại, các chủ trang trại thường xuyên trao đổi với nhau về cách làm, về thị trường, về áp dụng công nghệ sao cho hiệu quả.

Đặc biệt nơi đó phải có đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ về nông nghiệp, có cửa hàng vật tư, có trường học, khu vui chơi giải trí, khu thể thao, cửa hàng trưng bày và bán các sản phẩm nông sản từ trang trại…

Chúng tôi thấy đây là mô hình nông nghiệp rất hay nên từ đó mong muốn áp dụng và phát triển tại chính quê hương, để nhiều người được làm chủ, được sản xuất ngay chính mảnh đất của mình và có chỗ tiêu thụ sản phẩm đúng với giá trị hàng hóa họ làm ra.

Hiện tại cũng đã có nhiều bạn trẻ khác đang về đây đầu tư làm các trang trại xung quanh Moshav. Chúng tôi cũng thường xuyên giao lưu, kết nối và chia sẻ với nhau trong quá trình làm, mọi người đang cảm thấy rất vui và hài lòng về con đường mình đang đi.

The Moshav Farm: Chuyện của những người trẻ mang tinh thần Do Thái lên núi lập nghiệp - Ảnh 25.

Khải An
Justin Bui
Doanh nghiệp niêm yết