|
 Thuật ngữ VietnamBiz
h11

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cập nhật đến ngày 31/8, tổng đàn heo của 56/63 tỉnh là 22 triệu con, giảm 16% so với tổng đàn của 56 tỉnh này tại thời điểm 1/10/2018. Nếu tính đủ 63 tỉnh thành, dự kiến đàn heo tại thời điểm 31/8 khoảng 23-23,5 triệu con, trong đó đàn nái khoảng 2,8-2,9 triệu con.

Tuy nhiên, đã có những dấu hỏi lớn về lượng heo bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo Châu Phi mà Cục Chăn nuôi đưa ra.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho rằng các cơ quan kiểm chức nên nên kiểm tra lại. Nếu chỉ giảm như số liệu đã công bố thì chắc chắn không ảnh hưởng gì đến nguồn cung.

Ông So cho rằng: "Nên rà soát lại ở các địa phương, nên có số liệu chính xác để có thống kê về cung cầu và có biện pháp thì giá không "thăng thiên" được".

q

Chủ tịch Dabaco tiết lộ nhiều doanh nghiệp có heo chết do dịch bệnh nhưng không dám công bố mà đa số hiện nay là người dân thông báo và công bố dịch.

"Tôi biết có doanh nghiệp lớn thiệt hại tới 40% đàn heo nhưng không công bố dịch. Bản thân Dabaco vừa qua cũng thiệt hại 20.000 con trong tổng tổng số 60.000 con trong đàn", ông So cho biết.

quote 2

Cục Chăn nuôi nhận định: "Với số lượng đàn nái 2,8 đến 2,9 triệu con, nếu tái đàn sẽ hoàn toàn chủ động được con giống, đồng thời với tổng đàn heo thực tế thì việc giảm đàn cũng như sản lượng còn giảm thấp hơn so với kịch bản Bộ NN&PTNT dự kiến".

Tuy nhiên, trong báo cáo thị trường định kì của mình, hồi tháng 8 Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã trích dẫn dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Business Consulting rằng Việt Nam có thể thiếu 500.000 tấn thịt heo, tương đương 20% nhu cầu.

Tại thời điểm đó, số lượng heo bị chết do dịch tả heo Châu Phi đã là 3 triệu con heo, tương đương khoảng 10% tổng quy mô đàn heo Việt Nam.

Ngoài ra, số liệu của Cục Chăn nuôi cũng cho thấy xu thế nhập khẩu thịt heo của Việt Nam đã bắt đầu tăng mạnh.

bang1

Theo đó, trong năm 2018, nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tăng hơn hai lần so với năm 2017 đạt gần 14.300 tấn. Bước sang năm 2019, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, lượng heo nhập khẩu thậm chí đã vượt cả năm 2018 khi đạt hơn 14.800 tấn.

Việt Nam đang nhập khẩu một số sản phẩm thịt heo, sản phẩm chủ yếu là chân giò, xương sụn, thịt ức, thịt vai, sườn đông lạnh, ba chỉ, mỡ heo… và nội tạng.

Việc nguồn cung thịt heo bị giảm sút chính là yếu tố lớn đẩy giá heo hơi tăng phi mã trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều hộ cũng chỉ biết "đứng ngoài cuộc chơi" mà không dám tái đàn.

h2

Giá heo hơi tại nhiều địa phương hiện nay đã vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg, tập trung tại nhiều tỉnh khu vực miền Bắc như Hưng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Ninh Bình, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam…

Với mức giá cao như hiện nay những tưởng sẽ "miếng xương sườn" hấp dẫn bất cứ người chăn nuôi nào nhưng thực tế phần thịt trong miếng xương đó còn lại bao nhiêu? Ai sẽ là người dám "gặm" miếng xương đó? lại là những câu hỏi lớn.

Trước thời điểm dịch, chi phí nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ là 35.000 đồng/kg còn ở quy mô trang trại lớn là 30.000 đồng/kg, theo ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Tuy nhiên, đó là thời điểm trước dịch, còn hiện tại, con số này đã tăng lên rất nhiều. Ông So cho biết chi phí nuôi hiện nay đã lên tới 55.000 đồng/kg trong đó con giống hiện nay đã lên tới 1,2 - 1,3 triệu đồng/con. Các chi phí phòng dịch cũng tăng cao nên không phải ai cũng dám tái đàn.

Trong một lần phỏng vấn người người hồi tháng 9, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) cho biết hiện nay mật độ tiêu độc, khử trùng các chuồng trại của VISSAN dày đặc gấp 2 đến 3 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát, khiến chi phí cho hoạt động phòng dịch tăng tương ứng.

q2

Ông Đào Mạnh Lương, Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin cho biết kể từ khi dịch tả heo châu Phi bùng phát chi phí nuôi heo của Mavin đã tăng thêm 10.000 đồng/kg, chủ yếu đến từ việc phòng chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: "Mức giá 60.000 - 65.000 đồng/kg như hiện nay có thể chấp nhận được và công bằng vì chỉ như vậy mới bù lại giá thành bởi chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh chi phí sẽ rất nhiều.

Giữ được con heo đến bây giờ phải mất biết bao nhiêu công sức, tiền của. Thậm chí, giá heo hơi có thể tăng thêm nữa cũng không sao với điều kiện vẫn phải trong tầm kiểm soát".

quote 1

Theo nhận định của ông So, với chi phí nuôi cao như hiện nay nếu giá heo hơi có lên 70.000 đồng/kg thậm chí 80.000 đồng/kg vào cuối năm thì cũng không phải là điều bất ngờ.

Với đà tăng giá như hiện nay, ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng Thư kí Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng đây chính là thời điểm "vàng" để tái đàn nhưng điều này chỉ đúng với nhũng doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có qui mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Hiện tại, "đúng là thời điểm "vàng" cho tái đàn, nhưng điều quan trọng ai là người tái đàn? Những hộ nuôi nhỏ lẻ phải "liều" lắm mới dám nuôi trở lại bởi sau đợt dịch tả heo châu Phi vừa qua họ cũng đã kiệt quệ rồi. Nếu không có điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh thì rủi ro rất cao", ông Thắng cho biết.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng phải thừa nhận rằng những hỗ chăn nuôi nhỏ lẻ an toàn sinh học không cao và không nên tái đàn. Do đó, các hộ cần phải tăng cường cách li và đảm bảo an toàn dịch bệnh tốt nếu có ý định tái đàn.

Đối với Dabaco, ông So cho biết hiện nay công ty vẫn đang cố gắng tái đàn sao cho đủ cơ cấu đàn là 60.000 con.

Trả lời phỏng vấn người viết, ông Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc CTCP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết thời điểm này công ty vẫn đang tái đàn, chăn nuôi tương đối bình thường.

Tuy nhiên, trước thời điểm tháng 9, việc tái đàn bị chững lại do dịch bệnh đang nhiều, công ty phải kiểm soát dịch bệnh nên hạn chế nhập heo vào các trại con nái già. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm dịch mạnh mẽ nên việc vận chuyển bị hạn chế. Điều này dẫn đến tổng đàn heo nái của công ty cũng bị giảm khoảng 5%.

Ông Tuấn cho hay từ nay đến cuối năm công ty đẩy mạnh việc tái đàn và vận chuyển đàn.

h3

Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương khuyến cáo các trang trại nhỏ lẻ đã từng phát hiện dịch nếu trong 30 ngày không phát hiện mầm bệnh nên nuôi thử trước 10% số con định tái đàn.

Sau một tháng nếu không bị tái nhiễm thì mới bắt đầu tăng đàn nhằm tránh "thiệt đơn thiệt kép". Những vùng chăn nuôi an toàn cần mở rộng qui mô tối đa.

Bên cạnh đó, cần chú trọng ưu tiên bảo vệ đàn giống và quan tâm nhiều hơn đến cơ sở chăn nuôi lớn. Đối với các hộ ít có điều kiện đảm bảo an toàn sinh học mà muốn tái đàn cần theo dõi sát hơn và hướng dẫn cho họ các biện pháp tránh rủi ro.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết người chăn nuôi tái đàn cần có tầm nhìn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng Cục thống kê nhằm đánh giá tái đàn bao nhiêu là phù hợp.

Bên cạnh đó, các trang trại cần đánh giá dưới góc độ có còn đủ tiềm lực tài chính và đủ điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh để tái đàn hay không. Nếu trại bị dịch mà heo trôn tại trại thì không nên nghĩ đến chuyện tái đàn lúc này vì rủi ro rất cao.

Đồng thời ông Công cho rằng: "Chính phủ không nên hỗ trợ đối với nhưng hộ tái đàn nhưng heo bị dịch quay lại do các cơ quan đã có khuyến cáo về an toàn sinh học mà các hộ lại không làm theo dẫn tới hậu quả. Không thể có chuyện nếu nuôi được, thì hưởng lời do giá cao mà nếu heo chết thì Nhà nước phải chịu"

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lương cho biết Mavin có hình chăn nuôi 3 lớp bảo vệ với nhà máy theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới và công ty thành viên chuyên về thuốc thú y.

Theo đó, 3 lớp bảo vệ của Mavin bao gồm tăng cường hệ thống chuống an dịch bệnh của trại đảm đúng bảo liều lượng thuốc sát trùng. Lớp thứ hai là hệ thống tăng cường hệ thống miễn dịch cho đàn heo. Và lớp cuối cùng là kiểm soát, ức chế con virus để hàm lượng virus thấp hơn hàm lượng đủ để gây bệnh.

Về phía CP, ông Vũ Anh Tuấn cho biết đối với trang trại mà công ty thu mua heo an toàn dịch bệnh bắt buộc phải cách li. Đối với trang trại bị dịch phải làm tốt tiêu độc khử trùng, xem lại lí do là gì, từ đó nâng cấp chuồng trại, và thêm hệ thống sát trùng.

"Chúng tôi cũng đã tính đến cả tới việc cung cấp nguồn heo giống cho người chăn nuôi có điều kiện an toàn sinh học tốt, có khu cách li heo hậu bị khi mới nhập về trại", ông Tuấn cho biết.

quote 3

Đức Quỳnh
Pukgy
Kinh tế & Tiêu dùng