|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Ông Quốc Anh nói:

Gần đây, nhiều người hỏi tôi vì sao lợi nhuận NH tăng cao thế. Nó có rất nhiều nguyên nhân, và nó là kết quả của rất nhiều thứ được tích lũy, kể cả những giải pháp và các quyết định khó khăn, mà chúng tôi đã trải qua trước đây.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh nói về đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp lớn và khách hàng của họ. Clip: Quang Định


Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 2.

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 3.

Câu trả lời là có và không. Chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với nhiều tập đoàn lớn, đa ngành tại Việt Nam… Nhưng mối quan hệ chỉ là điểm khởi đầu.

Chẳng hạn, một công ty bất động sản xây xong nhà, họ muốn làm sao để bán nhanh nhất. Người dân chưa đủ tiền mua, chúng tôi ứng trước để họ có thể mua và vào ở ngay, rồi trả dần. Khi 80% căn hộ có người ở, thì hệ sinh thái xung quanh toà nhà sẽ được hình thành, trở nên sống động và tạo thêm nhiều hoạt động dịch vụ và kinh doanh khác. 

Ngân hàng giúp người có thu nhập ổn định mua nhà, từ đó giúp doanh nghiệp quay vòng dòng tiền một cách nhanh nhất để tiếp tục phát triển và xây dựng thêm các dự án khác. Như vậy, mối quan hệ chỉ là bước đầu vào câu chuyện, giải pháp tốt, đáp ứng đúng nhu cầu và dòng tiền kịp thời mới là tiên quyết.

Thực tế, tỷ trọng doanh thu từ các đối tác doanh nghiệp lớn kể trên không cao. Ngược lại, nguồn thu từ giải pháp trong chuỗi giá trị, hệ sinh thái cho đến người dùng chiếm đến 80-90%. Những mối quan hệ chiến lược này giúp mang lại giải pháp tối ưu và giá trị tổng thể cho toàn hệ sinh thái…

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 4.

Techcombank dự kiến năm nay lợi nhuận tới khoảng 12.000 tỉ đồng - Ảnh: Bích Thủy


Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 5.

Trước hết, phải khẳng định giao dịch điện tử hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Đúng là từ 9/2016 đến nay, chúng tôi miễn phí hoàn toàn mọi giao dịch chuyển khoản điện tử, cả trong và ra ngoài hệ thống. 

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 6.

Với hơn 1,7 ngàn triệu giao dịch, tính trung bình mỗi giao dịch phí khoảng 5.000 đồng, chúng tôi đã "mất doanh thu" hơn 500 tỉ. Đấy là chưa kể số tiền đó đầu tư để đảm bảo đáp ứng được lượng giao dịch tăng.

Nhưng chúng tôi vẫn làm. Vì ngoài khách hàng được lợi, tiết kiệm phí và thời gian chờ đợi ở các chi nhánh… giá trị từ giảm thời gian vận hành của cán bộ, nhân viên từ chi nhánh đến hội sở ngân hàng thực tế lớn hơn nhiều so với phần "mất doanh thu".

Về đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp lớn, đúng là chúng tôi tìm cách đẩy mạnh việc doanh nghiệp dùng nguồn tài chính trong nước để đầu tư và phát triển kinh doanh. Thực ra, ngân hàng VN có thể cho vay vài ngàn tỉ, nhưng từ chục ngàn tỉ VNĐ, hoặc từ 500 triệu USD đến vài tỉ USD là việc bất khả thi rồi. 

Nên các dự án lớn của Việt Nam phần nhiều phải đi vay vốn nước ngoài, với chi phí cao cùng rủi ro tỷ giá không lường trước được. Làm thế nào để giúp DN huy động và sử dụng được nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, là một thách thức lớn, chúng tôi đang tham gia giải quyết.

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 7.

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 8.

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 9.

Đây là câu chuyện rất thú vị để chia sẻ. Năm 2018, chúng tôi đã tư vấn phát hành khoảng hơn 60.000 tỉ đồng trái phiếu DN. Thay vì một DN phải vay nước ngoài khi các ngân hàng quốc nội đã hết hạn mức, chúng tôi tư vấn để họ phát hành trái phiếu và bán cho các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. 

Chúng tôi cũng tư vấn để niêm yết trái phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước để tiếp cận nhiều nhà đầu tư hơn. Nguồn vốn đầu tư được giải quyết qua dòng tiền nhàn rỗi trong nước. 

DN không lo tỷ giá biến động và được chi phí thu xếp thấp hơn, nhà đầu tư cũng có thêm một kênh đầu tư mới theo nhu cầu và "khẩu vị" rủi ro, thanh khoản của họ. Những quy định phát hành trái phiếu vừa được làm rõ thêm gần đây và cụ thể hơn, đòi hỏi minh bạch, báo cáo tài chính cụ thể, cần báo cáo qua nhiều cơ quan chức năng khi tham gia niêm yết. 

Chúng tôi thường đòi hỏi phải làm việc và hiểu một doanh nghiệp nhiều năm mới tiến đến tư vấn và phát hành trái phiếu cho họ.

Ở các nước phát triển, hầu hết các DN lớn đều huy động vốn phát triển kinh doanh, sản xuất ở thị trường tài chính chứ không đơn thuần từ ngân hàng. 

Theo một số nghiên cứu, chỉ khoảng 1/3 số tiền trên thị trường VN nằm trong NH. Khi huy động được 2/3 số tiền còn lại tham gia vào đầu tư, tạo dòng vốn cho DN phát triển, chúng ta  sẽ ít bị phụ thuộc vào việc vay nước ngoài.

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 10.

Các NH khác tôi không bình luận. Còn chúng tôi thì không đủ nguồn trái phiếu DN bán cho nhà đầu tư. Chúng tôi không bảo lãnh phát hành và bảo lãnh mua lại để lách quy định nào cả. Thường chúng tôi tư vấn để phát hành thành nhiều đợt nhỏ. 

Có trường hợp cần phát hành khối lượng lớn, trong hạn mức tăng trưởng tín dụng cho phép, chúng tôi đưa lượng lớn ra các kênh bán buôn, các quỹ đầu tư, chỉ tạm thời nắm giữ rồi một số nhỏ để sau đó phân phối ra thị trường các nhà đầu tư cá nhân vài tháng sau.  

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 11.

Biểu đồ: Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành của riêng Techombank đã tăng mạnh qua các năm


Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 12.

Lãi suất cao đồng nghĩa rủi ro cao. Ngân hàng cũng như các quỹ đầu tư hay cá nhân đầu tư vào các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… là đầu tư có rủi ro cao hơn gửi tiền tiết kiệm nên phải tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp đang phát hành, các điều khoản và tài sản đảm bảo của trái phiếu. Các tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu cũng phải là các tổ chức có uy tín cao.  

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 13.

Người dân cần đọc kỹ thông tin trước khi bỏ tiền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp để đề phòng rủi ro - Ảnh: Quang Định


Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 14.

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 15.

Lý do trên là một phần nhưng không phải là tất cả. Quốc tế hoá phải dựa trên khả năng minh bạch của mình. Quốc tế hoá là một giao điểm, không phải mục tiêu. Còn mục tiêu là giúp hệ thống minh bạch trong mọi việc mình làm. 

Mọi người hay nói luật pháp không rõ ràng nên dễ bị vướng. Nhưng theo tôi rủi ro hay không là ở chính mình. Chẳng hạn, nếu luật pháp chưa có giải pháp thanh toán nợ xấu và những tài sản đảm bảo của nợ xấu đang tranh chấp thì không nên cho vay. 

Còn nếu đã trót cho vay thì phải chấp nhận. Đó là chuyện chúng tôi phải chấp nhận và đã trích lập dự phòng để xử lý hết nợ xấu trong 5 năm qua!

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 16.

Rủi ro hay không ở bản thân mình - Ảnh 17.

Tháng 6-2014, giá cổ phiếu Techcombank trên sàn OTC khoảng 7.000 đồng. IPO tiến hành tháng 6/2018 với giá hơn 120.000/cổ phiếu nhưng chỉ bán cho người nước ngoài, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Nhiều người trong nước mua theo giá đó.

Sau IPO, vì số tiền về nhiều nên chúng tôi chuyển từ vốn chủ sở hữu thành vốn điều lệ. Lượng cổ phiếu tăng lên 3 lần. Vấn đề quan trọng ở lợi nhuận. Câu hỏi của nhà đầu tư là Techcombank có "nghỉ chân" không? 

Chúng tôi trả lời là không, lợi nhuận trước thuế năm 2015 chưa đến 2.000 tỉ đồng, năm 2018 tăng 5 lần, lên 10.000 tỉ đồng. Năm nay lợi nhuận trước thuế của Techcombank sẽ trên 12.000 tỉ đồng. Nhiều NH trong nước và khu vực khó có được những con số đó.