|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 1.

Sau 6 năm xác định mục tiêu tại Quyết định 252/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chính thức đi vào vận hành ngày 10/8/2017.

Phiên giao dịch hôm nay (10/8/2020) đánh dấu tròn 3 năm thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam khai trương. Không quá khi nói rằng thị trường này đã cósự tăng trưởng "thần tốc".

Minh chứng bằng mức tăng trưởng trong 3 năm vừa qua của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam tương đương kết quả đạt được của thị trường Đài Loan trong 13 năm, thị trường Thái Lan sau 7 năm.

Trong những ngày đầu hoạt động, sản phẩm duy nhất được giao dịch đó là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 với các kì hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng. Sau đó, một sản phẩm mới được phát triển đó là hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm. Hợp đồng tương lai trái phiếu là sản phẩm chuyên biệt cho các nhà đầu tư tổ chức.

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 1.

Có thể nói rằng sự phát triển về sản phẩm phái sinh đã đáp ứng nhu cầu của cả nhóm nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trên thị trường. Dưới đây là một số dấu mốc mà thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được trong 3 năm vừa qua:

Tổng hợp 3 năm đi vào hoạt động, có gần 68 triệu HĐTL được giao dịch. 

Trong năm đầu (10/8 – 31/12/2017), thị trường phái sinh chỉ ghi nhận hơn 1,1 triệu hợp đồng được giao dịch. Con số này tiếp tục tăng 20 lần, lên gần 22,2 triệu HĐTL trong năm 2019.

Tuy nhiên, thị trường phái sinh càng trở nên sôi động hơn trong năm 2020 khi thị trường cơ sở biến động mạnh do tác động của đại dịch COVID-19. Chỉ trong 7 tháng đầu năm nay, tổng khối lượng giao dịch đạt gần 25 triệu hợp đồng, tăng 12,3% so với thực hiện cả năm ngoái.

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 2.

Nguồn: HNX

Về khối lượng giao dịch bình quân phiên, trong 5 tháng đầu hoạt động năm 2017, khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 10.954 hợp đồng/phiên, tăng lên 78.791 hợp đồng/phiên trong năm 2018. 7 tháng đầu năm nay, thanh khoản bình quân là 173.009 hợp đồng/phiên. 

Như vậy, thanh khoản bình quân phiên trên thị trường chứng khoán phái sinh gấp 16 lần sau 3 năm đi vào hoạt động. 

Sau 3 năm, khối lượng hợp đồng mở (open interest - OI) cũng đã tăng gấp 4,7 lần từ 8.077 hợp đồng vào thời điểm cuối năm 2017 lên 38.001 hợp đồng ngày 31/7/2020.

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 3.

Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp

Song song tăng trưởng về khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch trên thị trường phái sinh liên tục thiết lập đỉnh mới. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch danh nghĩa trong năm 2018 trên thị trường phái sinh đạt 1,86 triệu tỉ đồng, năm 2019 là 1,97 triệu tỉ đồng và 7 tháng đầu năm 2020 là hơn 1,9 triệu tỉ đồng.

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 4.

Tháng 7/2020, thị trường chứng khoán phái sinh chứng kiến thanh khoản kỉ lục với khối lượng giao dịch đạt gần 4,9 triệu hợp đồng, tương đương giá trị giao dịch danh nghĩa 377.500 tỉ đồng.

Trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc mạnh với đà bán tháo hàng chục phiên liên tiếp, chứng khoán phái sinh đã liên tục phá đỉnh về thanh khoản và giá trị trị giao dịch.

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 6.

Đơn cử, phiên giao dịch ngày 29/7, khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh thiết lập mốc kỉ lục mới với 356.033 hợp đồng. Đây là phiên giao dịch mà thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu khi nhà đầu tư lo ngại khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Theo chia sẻ từ HNX, thị trường chứng khoán phái sinh đang góp phần ổn định tâm lí nhà đầu tư, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh. Đây là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với danh mục chứng khoán cơ sở và là giải pháp hữu hiệu để giữ chân dòng vốn ở lại thị trường những khi thị trường cơ sở sụt giảm mạnh.

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 6.

Sự gia tăng về thanh khoản của thị trường phái sinh là hệ quả của việc thu hút nhà đầu tư tham gia vào thị trường này. Tính đến cuối tháng 7/2020, toàn thị trường ghi nhận 132.274 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh được mở.

Con số này gấp 1,5 lần so với thời điểm cuối năm 2019, gấp 3 lần so với thời điểm đánh dấu 1 năm thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động (tháng 8/2018). Điều này cho thấy nhà đầu tư đang quan tâm lớn hơn đến các lệnh "Long (Mua) - Short (Bán)" của thị trường phái sinh.

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 8.

Không chỉ với các nhà đầu tư, số lượng các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh không ngừng gia tăng trong 3 năm qua.

Với quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu 600 tỉ đồng, 7 công ty cung cấp sản phẩm phái sinh khi thị trường phái sinh bắt đầu đi vào hoạt động gồm: Chứng khoán SSI, Chứng khoán VPBS), Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), Chứng khoán MB (MBS), Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Chứng khoán TP HCM (HSC) và CTCP Chứng khoán VNDirect (VND).

Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 7 năm nay, số lượng công ty chứng chứng khoán cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh tăng lên 19 đơn vị.

Việc gia tăng số lượng công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh sẽ đáp ứng nhu cầu về sự đa dạng sản phẩm tài chính từ các nhà đầu tư. 

Đáng lưu ý hơn trong bối cảnh Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang có kế hoạch nghiên cứu phát triển các sản phẩm hợp đồng tương lai dựa trên các cổ phiếu đơn lẻ (SSF) và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ (SSO).

Nhìn lại 3 năm tăng trưởng thần tốc của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam - Ảnh 9.

Những con số trên cho thấy sự phát triển về lượng trên thị trường phái sinh, yếu tố chất trên thị trường phái sinh cũng có sự thay đổi.

Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Xuân Hòa (Hà Nội) - một nhà đầu tư gắn bó với thị trường chứng khoán phái sinh từ những ngày đầu thành lập, nền tảng của nhà đầu tư trên thị trường này đã tăng lên và chuyên nghiệp hơn.

"Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp nhà đầu tư cập nhật rất nhanh. Nếu chỉ theo dõi trong vài tháng gần đây, nhà đầu tư đã tiến bộ rất nhiều. Ví dụ, hai phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 5 và tháng 7 rất giống nhau nhưng phản ứng của nhà đầu tư rất khác nhau. Do vậy, kết quả cũng cũng khác nhau.

Trong phiên đáo hạn tháng 5/2020, rất nhiều nhà đầu tư "cháy tài khoản", nhưng trong phiên tháng 7, nhà đầu tư đã bình tĩnh hơn rất nhiều. Đặc biệt sau giai đoạn biến động mạnh của thị trường, các nhà đầu tư có thể thanh lọc một phần và có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Do vậy, kiến thức của nhà đầu tư được trang bị nhiều hơn và kinh nghiệm tích lũy nhanh hơn", ông Hòa chia sẻ.

Với những gì đã qua cho thấy thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã phát triển thần tốc. Tuy vậy, nhiều thách vẫn đặt ra với thị trường này như sự đa dạng về sản phẩm, tính ổn định của thị trường, hệ thống giao dịch của các công ty chứng khoán... Đặc biệt, việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, quĩ đầu tư tham gia cũng là một mục tiêu cần hướng tới.

Lợi Hoàng
Justin Bui
Kinh tế & Tiêu dùng