|
 Thuật ngữ VietnamBiz

> 'Nữ hoàng mía đường' trước trận đánh lớn

TTC đã có cuộc chuyển giao mạnh mẽ từ nhiều năm nay khi để thế hệ F2 của gia đình họ Đặng là Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My, Đặng Huỳnh Anh Tuấn gánh vác các mảng kinh doanh trong tập đoàn. Vợ chồng ông Đặng Văn Thành - bà Huỳnh Bích Ngọc vẫn muốn truyền lại cho các con triết lý của cuộc đời họ: "làm kinh doanh từ trái tim". Và trong những tình thế quan trọng, những "người già" vẫn sẵn sàng xắn tay vào cùng con.

“Làm từ trái tim” và lời nhắn nhủ gửi những người kế thừa - Ảnh 1.

Phóng viên: Hãy tạm gác ATIGA qua một bên, bởi chúng tôi còn muốn hiểu về chị (trong phần hai, chúng tôi chuyển danh xưng nhân vật là "chị" để phù hợp hơn với không khí thân thiện của cuộc nói chuyện - PV). Là người phụ nữ điều hành công ty gia đình với nhiều mảng kinh doanh, trong gia đình mỗi người phụ trách các mảng khác nhau. Đâu là thời gian thực sự gia đình?

Bà Huỳnh Bích Ngọc: Một vấn đề thách thức của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt tại Việt Nam, là làm sao cân bằng được giữa gia đình và công việc. Với tôi, cả gia đình cùng làm kinh doanh, nhưng bữa cơm gia đình luôn được duy trì. Đó là thời gian quí báu để cả nhà quây quần, gần gũi với nhau.

Tôi rất thích nấu ăn, tôi hay tìm hiểu các món ăn ngon, trổ tài phục vụ cả nhà. Hạnh phúc là các món ăn tôi nấu đa phần đều thỏa mãn khẩu vị mọi người khiến cho cả nhà gần gũi hơn. Anh Thành thì rất biết thưởng thức và thích những món ăn vợ nấu. Với tôi, người đàn ông muốn quây quần bên vợ con trong bữa cơm gia đình đã là mãn nguyện rồi.

Trong bữa cơm của gia đình doanh nhân, chuyện kinh doanh hay gia đình được nhắc tới nhiều hơn?

Bàn họp cũng là công việc, qua phần mềm quản lý cũng là công việc. Nhưng bữa cơm có ý nghĩa rất khác dù vẫn là từng đó thành viên, hai vợ chồng, các con, con dâu, con rể và các cháu. 

Gia đình tôi cố gắng không để công việc xen vào bữa cơm, nhưng không khí gần gũi và thoải mái trong bữa cơm cũng có thể khiến các công việc khó khăn được thảo luận và xử lí dễ dàng hơn. Các bạn trẻ (là những người con - PV) đưa ra những vấn đề chưa có kinh nghiệm xử lí, lúc đó ba mẹ sẽ là người giải thích hướng dẫn để các con có thể hoàn thành công việc đang làm.

Mỗi thành viên đóng vai trò chính với một mảng kinh doanh, chị và anh Thành có thường xuyên cố vấn cho các mảng khác hay không? Hay mỗi người tự quản trị và chịu trách nhiệm độc lập các mảng?

Giống như đa phần các công ty gia đình khác ở châu Á rất thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, công ty gia đình ở Việt Nam cũng phải có thời kỳ chuyển giao, hay còn gọi là quá độ; và cũng có các điểm thuận lợi, thách thức.

Công ty gia đình có ưu điểm là mọi người có thể đưa ra quyết định nhanh nếu có được đồng thuận, nhưng cũng có thách thức khi có tư tưởng dựa vào việc công ty là của mình. Để phát triển công ty gia đình phải có quy chế, quy trình tạo khung pháp lý cho mọi thành viên, lãnh đạo, cán bộ nhân viên tuân thủ.

Trong gia đình họ Đặng, việc chuyển giao cho các con đã được thực hiện từ năm 2011. Hồng Anh được phân công mảng bất động sản, Ức My phụ trách mảng nông nghiệp, Anh Tuấn mảng du lịch, còn Thái Sơn thì đang du học.

Hiện trong các công việc tại Tập đoàn, anh Thành giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô như xây dựng chiến lược, ý tưởng quản trị, kiểm soát. Còn tôi là người điều hành, thực hiện chiến lược đó.

Triết lý kinh doanh của vợ chồng tôi rất đơn giản: Kinh doanh bằng cái Tâm của mình. Anh Thành được anh em quý mến từ xưa đến nay vì làm tốt cho ngành - cho nghề - cho đất nước. Làm bất kỳ ngành nghề nào, cũng muốn làm tốt cho người. Tôi nghĩ, bất kỳ vị doanh nhân nào cũng có tố chất kinh doanh, nhưng kinh doanh bằng cái Tâm thì sẽ bền vững. Hiện TTC chúng tôi làm những ngành nghề tốt cho nông dân, cho người tiêu dùng và cho xã hội.

quote 4

Có nhiều đôi vợ chồng gây dựng sự nghiệp cùng nhau, nhưng khi có thành quả lại dẫn đến một số mâu thuẫn, có thể về hôn nhân, tầm nhìn hay cách điều hành. Vậy với gia đình của chị đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào để có một cuộc hôn nhân và sự nghiệp kinh doanh bền vững? 

Tôi không có triết lí cao siêu. Tôi đơn giản lắm, như ông bà ta đã từng nói: cơm sôi bớt lửa. 

'Làm từ trái tim' và lời nhắn nhủ gửi những người kế thừa - Ảnh 3.

Với bản thân tôi, gia đình rất quan trọng và thiêng liêng. Tôi đối xử với chồng và con đều bằng sự trân quí. Trong công việc, khi hai vợ chồng là doanh nhân sẽ không tránh khỏi bất đồng ý kiến nhưng tôi luôn là người tìm cách cân bằng để công việc được thuận lợi. 

Trong suy nghĩ của tôi, việc gì mình làm xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim.  Điều gì mình làm với mục đích tốt sau đó ông xã cũng sẽ thấy được, mâu thuẫn gì cũng sẽ giải quyết được.

Nhưng giả sử trong một quyết định kinh doanh, mà làm theo ý anh Thành sẽ không hợp lý và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Lúc đó chị sẽ giải quyết thế nào?

Tùy theo tính chất công việc lớn nhỏ, đa phần chúng tôi sẽ thương lượng, phân tích xem có nên làm hay không, hiệu quả hay không. Tôi với anh Thành hay dành thời gian nhìn lại công việc trước đó mình làm, cái nào được, cái nào chưa được để điều chỉnh dần. Qua hơn 40 năm như thế, mâu thuẫn dần ít đi, không có nhiều.

Còn những quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu quyết định đó lớn thì chúng tôi cùng thảo luận cho ra vấn đề. Anh Thành là người rất biết lắng nghe nên mọi chuyện đều có thể được giải quyết. Trên tất cả, chúng tôi có cùng tầm nhìn và thế giới quan, nên ít khi xảy ra mâu thuẫn trong các vấn đề lớn.

'Làm từ trái tim' và lời nhắn nhủ gửi những người kế thừa - Ảnh 4.

Những người con của anh chị đã thể hiện được mình với các hoạt động kinh doanh của gia đình. Anh chị có triết lý gì trong giáo dục con cái từ nhỏ? 

'Làm từ trái tim' và lời nhắn nhủ gửi những người kế thừa - Ảnh 5.

Trong giáo dục con cái, hai vợ chồng sẽ phối hợp nhưng đa phần anh Thành là người hướng dẫn, dạy dỗ nhiều hơn. Tôi thì tập trung chăm sóc các bạn ấy, hạnh phúc khi thấy các bạn ấy lớn lên.

Trong giáo dục con cái, hai vợ chồng sẽ cùng phối hợp nhưng đa phần anh Thành là người hướng dẫn, dạy dỗ các bạn trẻ nhiều hơn. Tôi thì tập trung chăm sóc các bạn ấy, hạnh phúc khi thấy các bạn ấy lớn lên từng ngày.

Về triết lí dạy con, tôi và anh Thành ít khi áp đặt mà chỉ dạy cho con những tư duy chủ đạo. Làm kinh doanh phải xuất phát từ trái tim. Cần trái tim để hiểu các vấn đề của xã hội mà phát triển sản phẩm, dịch vụ. Cần trái tim để giúp đỡ và xây dựng thành công cùng với các đối tác, bạn hàng. Cần trái tim để chia sẻ thành công với cộng đồng.

Ngoài ra, kiến thức giúp các con có nền tảng tốt để tránh rủi ro, từ trong kinh doanh đến ngoài xã hội. Tôi luôn khuyến khích các con tinh thần học tập, học mãi. Ngay cả anh Thành và tôi hiện nay ngày nào cũng tự học hỏi, tự trau dồi.

Cả gia đình tôi cùng không ngừng học và áp dụng những điều mới mẻ. Ức My đã triển khai phần mềm eOffice trong cả Tập đoàn, điều hành mà không cần giấy tờ, tất cả đều được xử lý trên màn hình điện thoại.

Được biết, chị cũng là người thường xuyên học hỏi, nghiên cứu và áp dụng cho mảng nông nghiệp của TTC nhiều thành quả thú vị như sử dụng máy bay điều khiển từ xa để bón phân, phát triển ong mắt đỏ làm thiên địch tự nhiên của sâu bệnh. Đó là đòi hỏi của kinh doanh, hay là nhu cầu tự thân của chị?

Nói về nông nghiệp, tôi đam mê từ nhỏ, từ khi lớn lên giữa những đồng mía, đồng lúa và vựa dừa ở Bến Tre. Nên khi phát triển mảng nông nghiệp ở TTC, tôi nghiên cứu về công nghệ nông nghiệp. 

Các anh chị ở Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam luôn sẵn lòng hướng dẫn với tôi về những cái mới. Từ đó, tôi lựa chọn để áp dụng với TTC, và chia sẻ với những người nông dân trồng mía. Mọi người thương, gọi là "nữ hoàng mía đường", nhưng thực ra tôi chỉ là người lắng nghe, học hỏi, chọn lọc, áp dụng, chia sẻ.

Ngành đường hai, ba năm nay khó. Từ cái khó đó, càng thúc đẩy tôi nghĩ cách khắc phục. Trong đó, về năng suất chất lượng cây mía, tôi thấy mình phải làm sao cùng nông dân trồng được cây mía năng suất chất lượng cao hơn nữa, mới có thể cạnh tranh được. Để tăng chữ đường, phải nghiên cứu giống, thổ nhưỡng, biện pháp canh tác. 

Bà Huỳnh Bích Ngọc hướng dẫn cán bộ kĩ thuật trên đồng mía organic ở Attapeu (Lào)

Hai nữa là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, phát bền vững. Tại Việt Nam, TTC đã giảm mạnh việc dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học sang dùng phân bón hữu cơ và thiên địch tự nhiên như ong mắt đỏ, hoặc dùng bẫy đèn để diệt sâu bệnh. Khi dùng phân hữu cơ thay vì phân hóa học cũng sẽ làm đất tốt hơn, năng suất chữ đường sẽ tăng về lâu dài. Vừa tạo được sản phẩm an toàn cho người sử dụng, vừa có hiệu quả kinh tế cho mình và nông dân.

Chị thường nhắc đến Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My trong câu chuyện, có phải chị kỳ vọng rất nhiều vào hai người con đầu?

Hồng Anh thể hiện tố chất kinh doanh sắc bén, và đang đảm đương tốt một ngành rất khắc nghiệt là bất động sản. Còn Ức My gắn nhiều hơn với mảng nông nghiệp cùng với tôi, và giúp sức nhiều trong việc cơ cấu tài chính, vận hành của Tập đoàn. Ức My học tài chính, góp sức tái cơ cấu mô hình từ các công ty riêng lẻ sang mô hình tập đoàn như bây giờ.

“Làm từ trái tim” và lời nhắn nhủ gửi những người kế thừa - Ảnh 7.

Theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge, hai nguy cơ với các công ty gia đình trong quá trình chuyển giao: con cái không giữ được khát vọng kinh doanh như bố mẹ và con cái bị xung đột tầm nhìn với bố mẹ. Với TTC, anh Thành và chị có chia sẻ với con cái về kỳ vọng, hoặc có phép thử nào đó về mức độ sẵn sàng của con cái trong cuộc chuyển giao?

Ức My tầm nhìn và tư duy tốt, được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Về quản trị và điều hành, trong quá trình làm việc còn sáng tạo hơn so với ba mẹ. Sức trẻ và sự sáng tạo giúp quá trình quản trị và điều hành được nhanh chóng và chuẩn xác bằng dữ liệu. 

Ngoài eOffice, Ức My còn đưa phần mềm FRM (Farmer Relationship Management - PV) cài đặt cho người nông dân để hướng dẫn việc tưới tiêu, bón phân, chăm sóc mía theo thực tế mùa vụ.

Bà Huỳnh Bích Ngọc giới thiệu các ứng dụng trong eOffice được áp dụng tại tập đoàn.

Hồng Anh cũng vậy, rất đam mê với công việc. Hồng Anh đã vượt qua nhiều khó khăn của ngành bất động sản ở giai đoạn trước và khẳng định uy tín, thương hiệu đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, Hồng Anh còn phụ trách các mảng kinh doanh khác, như năng lượng. Gần đây, còn tham gia vào lĩnh vực y tế và gặt hái được nhiều thành công.

Vợ chồng tôi có may mắn là cả bốn con đều có tố chất kinh doanh, có nền tảng học hành tốt và đều muốn kế thừa sự nghiệp kinh doanh, có khát vọng thoát khỏi cái bóng của cha mẹ. 

Nếu trong quá trình quản trị - điều hành những hoạt động chung, các con phát sinh bất đồng thì chị sẽ giải quyết thế nào?

Với doanh nghiệp lớn đang tiếp tục tăng trưởng, mở rộng, bất đồng là điều khó tránh khỏi. Hiện vẫn có tôi và anh Thành sẽ giúp giải quyết bất đồng đó. Doanh nghiệp gia đình sẽ sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu, nhưng vẫn là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại. Ai rồi cũng quay về với cái nôi của mình. 

quote (1)

"Việc gì xuất phát từ trái tim sẽ đến trái tim", tôi nghĩ từ cái tâm của các con tôi và cái tâm của người Mẹ. Các bạn được giáo dục từ nhỏ, hiểu rằng tình thương là nền tảng của bản thân. Nên các bạn dù có bất đồng gì thì rồi cũng sẽ được xoa dịu và giải quyết. Ngoài ra, với công việc phải tìm hiểu nguyên nhân, cần có các giải pháp xử lý mà các bạn trẻ có thể chưa tích lũy được, thì cha mẹ phải là trung tâm để mang yêu thương, gắn kết mọi người lại. Vợ chồng tôi đang làm như vậy. 

Về lâu dài, khi chúng tôi có thể không còn thật gần các con, thước đo giá trị chung của gia đình sẽ là nền tảng để giúp các bạn trẻ tự hóa giải mọi vấn đề.

Khi con cái hoàn toàn đủ trưởng thành để điều hành hoạt động kinh doanh của tập đoàn, chị và anh Thành có kế hoạch gì cho cá nhân?

Đến một thời điểm nào đó con người sẽ phải nghỉ ngơi, khi các bạn đủ trưởng thành sẽ chuyển giao hẳn để hai vợ chồng có thể lui về hậu trường. Lúc đó, chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên làm điều mà nhiều năm nay chúng tôi đã làm: việc thiện nguyện. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đi ngao du các nước để trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa của thế giới.

Nhưng trước mắt, phải xắn tay vô làm cái đã!

Bạch Mộc - Hồng Kỹ
Kỳ Hoa
Alex
Kinh tế & Tiêu dùng