|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Đến nay, KKT Vân Phong đã thu hút khoảng 158 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỉ USD. Bên cạnh đó, hiện có nhiều tập đoàn từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đang tìm hiểu đầu tư vào Vân Phong nhưng đang gặp khó về quy hoạch.

Liên quan đến khu vực này, ông Hoàng Đình Phi, Trưởng Ban Quản lý KKT Vân Phong đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi về những khó khăn, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư tại KKT Vân Phong.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 1.

Ông Hoàng Đình Phi: Theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 17/3/2014, KKT Vân Phong sẽ là KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 2.

Trong đó có cảng trung chuyển container quốc tế, khu công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác.

KKT Vân Phong cũng được định hướng phát triển là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

Tính riêng trong giai đoạn từ 2016-2019, KKT Vân Phong đã thu hút mới 41 dự án (33 dự án trong nước và 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), điều chỉnh tăng vốn cho 14 dự án (10 dự án trong nước và 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký 64.167 tỉ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết 08 đề ra (tối thiểu đạt 50.000 tỉ đồng).

Tuy vượt mục tiêu đề ra nhưng, kết quả thu hút đầu tư năm 2020 chưa đạt như kì vọng, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Nguyên nhân chính là do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư cũng như thu hút đầu tư các dự án mới vào KKT và KCN. Trong năm 2020, Ban Quản lý KKT Vân Phong thu hút 2 dự án mới vào KKT Vân Phong với tổng vốn đăng kí 236 tỷ đồng.

Kết quả trên chủ yếu tập trung tại khu vực Nam Vân Phong thuộc thị xã Ninh Hòa.

Đối với khu vực Bắc Vân Phong, từ năm 2012, UBND tỉnh không xem xét, thu hút mới các dự án đầu tư mới do thực hiện Đề án thành lập Đặc khu nên khu vực Bắc Vân Phong gần như giữ nguyên trạng.

Các dự án thu hút đầu tư chủ yếu tập trung tại KCN, đối với các dự án đầu tư có qui mô lớn, hiện có nhiều nhà đầu tư quan tâm, tuy nhiên do vướng thủ tục lựa chọn nhà đầu tư (chưa đủ điều kiện đấu giá, đấu thầu) nên chưa triển khai được.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 2.

Ông Hoàng Đình Phi: Để tháo gỡ một số khó khăn trong thu hút đầu tư tại KKT Vân Phong, hiện tại, Ban Quản lý tập trung hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch Xây dựng Khu kinh tế và quy hoạch các phân khu chức năng KKT để phát huy được các tiềm năng sẵn có của KKT Vân Phong và phù hợp với thực tế ; đồng thời đề xuất UBND tỉnh có một số kiến nghị gửi Thủ tướng liên quan đến KKT Vân Phong.

Cụ thể, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách cho khu kinh tế Vân Phong để tạo động lực thu hút đầu tư.

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo sớm nghiên cứu, triển khai tuyến đường bộ cao tốc Đắk Lắk đi Nha Trang (qua khu vực phía Nam Khu kinh tế Vân Phong).

Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm bố trí vốn đầu tư hồ Đồng Điền phục vụ cấp nước trực tiếp cho KKT Vân Phong theo đúng qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-TTg.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 3.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 5.

Ông Hoàng Đình Phi: Các qui định pháp luật về lựa chọn nhà đầu tư tại Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng chưa rõ hoặc chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc thực hiện thủ tục đầu tư gặp nhiều vướng mắc, kéo dài thời gian cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Thời gian thực hiện các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án sử dụng đất theo qui định hiện nay bình quân mất hơn 18 tháng. Nếu thực hiện đầy đủ các thủ tục khác, một dự án phải mất từ 3 - 4 năm để hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư (chưa kể thời gian xây dựng, giải phóng mặt bằng).

Điều này sẽ khó khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đăng kí đầu tư vào KKT Vân Phong (là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn).

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 4.

Ông Hoàng Đình Phi: Dự án nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 là dự án công nghiệp có qui mô lớn nhất tại tỉnh Khánh Hòa, là dự án động lực có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa nói chung và Khu kinh tế Vân Phong nói riêng.

Dự án hiện nay đang được nhà đầu tư và nhà thầu triển khai theo kế hoạch đề ra, đã giải ngân khoảng 645 triệu USD. Dự kiến đến năm 2024 sẽ đi vào vận hành thương mại hai tổ máy.

Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần thực hiện an ninh năng lượng cho hệ thống điện quốc gia. Đồng thời, giải quyết về lao động, đóng góp vào ngân sách của địa phương.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 5.

Ông Hoàng Đình Phi: Vừa qua, nhiều tập đoàn lớn tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các dự án công nghiệp năng lượng có qui mô lớn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang nghiên cứu, đề xuất đầu tư các tổ hợp điện khí và kho khí hoá lỏng LNG trong các phân khu chức năng công nghiệp lớn tại các xã Mỹ Giang, Ninh Tịnh, Ninh Phước, Ninh Hải.

Tuy nhiên, các địa điểm đề xuất này chưa có trong qui hoạch điện quốc gia (qui hoạch điện VIII) nên Ban Quản lý đang tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương đề xuất các vị trí phù hợp với qui hoạch chung KKT, qui hoạch sử dụng đất… để Bộ Công Thương xem xét, nghiên cứu vị trí phù hợp đưa vào Qui hoạch điện VIII.

Khi được thông qua, chúng tôi sẽ xem xét lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực để thực hiện dự án.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 6.

Ông Hoàng Đình Phi: Hiện nay, UBND tỉnh Khánh Hòa đã kí bản ghi nhớ với IPP để phối hợp nghiên cứu, điều chỉnh qui hoạch chung KKT Vân Phong. Hiện tại, các đơn vị tư vấn đang tập trung lập qui hoạch để kịp thời trình Trung ương vào Quý III năm 2021. Sau khi Qui hoạch chung được phê duyệt, Ban Quản lý sẽ tiếp tục triển khai lập các qui hoạch phân khu chức năng 1/2000 theo qui định.

Do đó, khi qui hoạch chung được thông qua, trong tương lại không xa, hy vọng rằng KKT Vân Phong sẽ phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác để phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển lớn, hiện đại của khu vực và cả nước.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 10.

Phát triển đúng nghĩa là một trong những cửa mở lớn hướng ra Biển Đông cùa vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trên tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam và Đông Tây của quốc gia như định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1353/QĐ-TT, đáp ứng niềm mong mỏi và kì vọng của nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 7.

Ông Hoàng Đình Phi: Hiện nay UBND tỉnh đang kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm thực hiện đầu tư nâng cấp sân bay Tuy Hoà đáp ứng tiêu chuẩn để tiếp nhận các chuyến bay quốc tế nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng Nam Phú Yên và Bắc Khánh Hoà nói chung và cả KKT Vân Phong nói riêng.

Đối với doanh nghiệp đầu tư, việc liên kết vùng sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình giao thương, vận chuyển, tiết kiệm chi phí. Đối với địa phương, việc liên kết sẽ giúp hỗ trợ lẫn nhau về hạ tầng giao thông, điện, nước, nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 8.

Ông Hoàng Đình Phi: Ban Quản lý luôn đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động đúng tiến độ đối với các dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong, Bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, KCN Ninh Thuỷ để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của KKT Vân Phong.

Đồng thời tập trung ưu tiên rà soát, giải quyết các thủ tục để thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực thực hiện các dự án qui mô lớn về công nghiệp, mang tính động lực như: Khu phức hợp công nghiệp Ninh Hải, Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, Khu công nghiệp Vạn Thắng, Khu công nghiệp Ninh Tịnh để tạo sự thu hút phát triển lan toả cho KKT Vân Phong.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 9.

Ông Hoàng Đình Phi: Thời gian vừa qua, khu vực Bắc Vân Phong phải tạm dừng thu hút đầu tư để thực hiện chủ trương nghiên cứu thành lập Đặc khu Bắc Vân Phong, ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư.

Hiện nay, được sự cho phép cùa Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện điều chỉnh lại qui hoạch chung KKT Vân Phong. Do đó, các dự án có qui mô lớn tại khu vực Bắc Vân Phong phải đợi khi qui hoạch điều chỉnh được phê duyệt mới tiếp tục thu hút.

Về hạ tầng, các dự án giao thông tại khu vực này đang được đẩy nhanh để kết nối khu vực với nhau. Các khu tái định cư khu vực Bắc Vân Phong đã được xây dựng và đưa vào hoạt động.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 10.

Ông Hoàng Đình Phi: Đến nay chưa có doanh nghiệp Hàn Quốc đăng kí đầu tư vào KKT Vân Phong. Các nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia buổi làm việc vừa qua với tỉnh chủ yếu tập trung tìm hiều vào lĩnh vực năng lượng điện, công nghiệp nặng, thương mại…

Hiện nay, UBND tỉnh Khánh Hòa đang báo cáo Bộ Công Thương về một số địa điểm đầu tư điện khí tại KKT Vân Phong để nghiên cứu bổ sung vào vào qui hoạch điện quốc gia và đồng thời KKT Vân Phong đang thực hiện điều chỉnh qui hoạch. Do đó việc thu hút đầu tư nhóm doanh nghiệp này thực sự hiệu quả khi các qui hoạch trên được phê duyệt.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 11.

Ông Hoàng Đình Phi: Đối với cảng tổng hợp, hiện nay, tại khu vực Nam Vân Phong có Bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong có thể tiếp nhận tàu 70.000 DWT; khu vực Bắc Vân Phong có Bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong có thể tiếp nhận tàu 50.000 DWT.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 16.

Cả hai cảng đều cơ bản đã hoàn thành xong các hạng mục chính, đã tiếp nhận một số tàu hàng vào cảng để vận chuyển. Năm 2021, chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại của cảng.

Đối với các bến cảng chuyên dùng phục vụ các dự án, ngoài các bến cảng đã đưa vào hoạt động trước đó như cảng chuyên dùng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, 3 cảng chuyên dùng phục vụ trạm đóng bao và phân phối xi măng của Công ty xi măng Long Sơn và Nghi Sơn, Xuân Thành.

Đồng thời Tập đoàn Sumitomo đang triển khai các thủ tục để xây dựng cảng biển nhập than phục vụ nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1…

Ngoài ra, Ban Quản lý đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất của các nhà đầu tư để phát triển các bến cảng chuyên dùng phục vụ chuyên chở khí và xăng dầu.

Như vậy, hệ thống cảng biển tại khu vực Vân Phong hiện tại và tương lai sẽ đáp ứng được nhu cầu vận chuyển tại KKT Vân Phong và các vùng phụ cận.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi về khoảng cách kết nối với khu vực các tỉnh Tây Nguyên khá gần nhưng hạ tầng giao thông kết nối giữa các cảng tổng hợp tại KKT Vân Phong và khu vực Tây nguyên như Quốc lộ 26, 26B chưa được Chính phủ quan tâm nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư mở rộng nên còn gặp nhiều khó khăn để phát triển các dịch logistic.

Trong tương lai, nếu hạ tầng giao thông ở các khu vực cảng được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Cảng.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 12.

Ông Hoàng Đình Phi: Trong giai đoạn này và thời gian tới, Ban Quản lý tập trung nghiên cứu hoàn thiện Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển KKT Vân Phong để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua, tạo cơ sở cho việc triển khai và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của KKT Vân Phong.

Đồng thời, triển khai xúc tiến đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp, bám sát nhu cầu thực tế và lợi thế so sánh của Khu kinh tế.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 18.

Trong công tác quản lí tiếp tục thường xuyên thực hiện công tác cải cách hành chính, giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, triển khai dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung thêm các KCN mới, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu đầu tư công nghiệp vào tỉnh.

Khu kinh tế Vân Phong xây tổ cho ‘đại bàng’ - Ảnh 13.

Khải An
Alex Chu
Kinh tế & Tiêu dùng