|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Ông Nguyễn Quang Duy, Tổng giám đốc Công ty TNHH SX-TM-XNK D&T (D&T Group) là doanh nghiệp sản xuất và chế biến rong nho lớn nhất Việt Nam. Mỗi tháng, D&T Group xuất sang thị trường Nhật, Mỹ khoảng 40 tấn rong nho các loại.

Ngoài rong nho D&T Group còn có hàng chục sản phẩm làm đẹp từ bùn khoáng Ania và yến sào D&Tnest được thị trường tin dùng và xuất khẩu.

'Vua trứng cá hồi xanh' kể chuyện khởi nghiệp - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quang Duy, CEO D&T Group được ví là vua trứng cá hồi xanh tại Việt Nam. (Ảnh: Khải An).

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, ông Nguyễn Quang Duy đã dành cho VietnamBiz những trao đổi thú vị về hành trình chinh phục "trứng cá hồi xanh" buộc cha đẻ của sản phẩm này là Nhật Bản phải nhập hàng trăm tấn sản phẩm mỗi năm.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 2.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Quang Duy: Trước đây, tôi là quản lý của một công ty dược trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với mức thu nhập khá tốt nhưng tôi đã bước ra khỏi vùng an toàn để khởi nghiệp từ những sản vật của địa phương như bùn khoáng, yến sào và thành lập Công ty TNHK SX-TM-XNK D&T vào tháng 10/2010.

Riêng về rong nho, năm 2012, Viện Hải dương học Nha Trang đã đưa giống rong nho nổi tiếng (tên khoa học: Caulerpa lentillifera là một loài rong tảo biển thuộc họ Caulerpaceae) tại Okinawa - Nhật Bản về xã Ninh Hải, Thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa nuôi thử nghiệm. Giai đoạn đó tôi là một trong những người bắt tay thực mô hình nuôi trồng này với quy mô 3 ha.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 4.

Tuy nhiên, vào thời điểm lúc bấy giờ, người dân trong nước gần như chưa biết đến rong nho nên không có thị trường tiêu thụ dù chúng tôi bán với giá rất thấp. Với những cọng rong nho chất lượng cao chúng tôi xuất đi Nhật với giá khoảng 5,2 USD/kg. Có thể nói giai đoạn đầu là khoản thời gian thua lỗ vì sản lượng thấp và đầu ra nhỏ giọt.

Sau hai năm nuôi trồng rong nho với hiệu quả thấp, chúng tôi đang tính đến việc ngưng sản xuất để tập trung vào dòng sản phẩm khác thì người Nhật đến vùng nuôi Ninh Hải vào năm 2014.

Qua các bước kiểm nghiệm họ đánh giá rong nho tại Ninh Hải có chất lượng tốt hơn "thủ phủ" rong nho thế giới là Okinawa Nhật Bản, vì vậy họ đề nghị chúng tôi mở rộng vùng nuôi để xuất khẩu ngược sang Nhật.

Như bắt được vàng khi nhận thấy tiềm năng của rong nho cũng như bản thân tôi luôn khao khát tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị từ nông sản tại Khánh Hòa nên chúng tôi quyết tâm phát triển ngành nuôi rong nho trở thành một ngành kinh tế biển có thu nhập cao tại địa phương.

Rong nho sau khi thu hoạch tại trang trại được nuôi lại 5-7 ngày để khử khuẩn và tăng hàm lượng dinh cho rong. (Ảnh: Khải An).

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Quang Duy: Thực tế là chúng tôi đã liên tục thất bại (cười). Khi người Nhật trở về nước, chúng tôi đầu tư mở rộng vùng nuôi cũng như không ngừng học hỏi, cải tiến cách nuôi trồng và chế biến nhưng bài toán đầu ra vô cùng nan giải.

Chúng tôi đã đến các siêu thị, các nhà hàng lớn trong nước để giới thiệu sản phẩm, nói với họ về chất lượng và đưa ra hàng loạt các dẫn chứng đã được quốc tế kiểm định về chất lượng của rong nho nhưng người dân Việt Nam vẫn còn quá lạ lẫm với loại thực phẩm này.

Số khác họ xem rong nho như một loại rau sống cao cấp vì giá giao động 90.000 – 120.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao gấp nhiều lần các loại rau sống khác.

Chúng tôi đã dồn lực, từ tài chính đến quỹ thời gian đi nước ngoài học tập nghiên cứu và đọc các tài liệu cũng nhưng xin tham vấn của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản để mở rộng và phát triển ngành này.

Từ sản lượng thu hoạch trên diện tích 10.000 m2 đạt 2,5 tấn/vụ (45 ngày/vụ), D&T Group nâng dần lên 4 tấn/vụ và đạt đỉnh 5 tấn/vụ. Từ cọng rong không đều trái, nhạt màu, còn lẫn tạp chất và vi khuẩn… chúng tôi đã loại bỏ hết để cọng rong "xịn" nhất được đưa lên bàn ăn và xuất khẩu nhưng vẫn "bí" đầu ra.

Tôi còn nhớ năm 2016, D&T Group đã xuất lô hàng khoảng một tỷ đồng đi Hà Nội nhưng sau đó đối tác đã trả về 80% sản phẩm do không tiêu thụ được. Từ căn nhà cấm cố ngân hàng chúng tôi phải bán hẳn và vay mượn bạn bè để tiếp tục duy sản xuất.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 5.

'Vua trứng cá hồi xanh' kể chuyện khởi nghiệp - Ảnh 4.

Chăm sóc rong nho tại trang trại.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 9.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Quang Duy: Rong nho là loại thực phẩm nhiều đạm nên rất mau hư nhất là tiếp xúc với nước. Rong tươi nếu không bảo quản đúng cách chỉ 2-3 ngày là hư. Đối với rong nho thành phẩm dùng để ăn tươi, các quốc gia trên thế giới sau khi tách nước (để bảo quản lâu hơn) cũng chỉ bảo quản được vài tháng.

Chúng tôi nhận thấy, nếu kéo dài thời gian bảo quản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cơ hội thành công sẽ cao. Vậy nên, chúng tôi dành toàn lực nghiên cứu để có sản phẩm rong nho tách nước có thời gian bảo quản tối ưu nhất.

Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè là các chuyên gia trong ngành thủy sản, D&T Group đã nghiên cứu thành công công thức rong nho tách nước có thể bảo quản hơn 12 tháng và giảm trọng lượng vận chuyển xuống 20 - 30%.

Thông qua các đợt kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm rong nho tách nước của D&T Group đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ và Nhật.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 11.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 12.

Ông Nguyễn Quang Duy: Với các quốc gia trên thế giới và tại cái nôi rong nho là Nhật Bản, sau khi tách nước họ đóng gói rong nho cùng nước muối để bảo quản trong khoảng 2-3 tháng. Theo đó, một túi rong nho 100g thì có 80g rong nho và 20g nước muối.

Riêng sản phẩm rong nho tách nước của D&T Group chỉ hoàn toàn là rong nho không phải ngâm thêm dung dịch nước muối để bảo quản và có thể để ở môi trường tự nhiên sau một năm chất lượng vẫn đảm bảo như rong tươi.

Để có được sản phẩm này, chúng tôi chuẩn hóa từ quy trình nuôi tại trang trại. Khi rong đủ kích cỡ xuất khẩu sẽ được thu hoạch và tiếp tục nuôi cơ học trong các hồ nuôi tại nhà xưởng để rong đạt chất lượng tốt nhất.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 13.

Tại các hồ nuôi, chúng tôi sử dụng nước biển sâu trên 5 m rồi qua hệ thống lọc lắng RO và than hoạt tính, qua 5 công đoạn khác nhau để loại bỏ các vi khuẩn có hại và giữ lại các vi khuẩn có lợi.

Từ ngày thả giống đến lúc thu hoạch, rong nho hoàn toàn được nuôi lớn bằng nước biển mà không sử dụng một loại phân, thuốc nào để can thiệp nên đây là những cọng rong sạch có thể ăn ngay sau khi rửa nước ngọt để xả mặn.

Vậy nên, rong nho mới được ví là trứng cá hồi xanh khi giòn rụm lại giàu dinh dưỡng. Từ đó, chúng tôi đã có được các đơn hàng lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng hai thị trường khó tính nhất là Mỹ và Nhật hiện mỗi tháng chúng tôi xuất hơn 40 tấn rong nho thành phẩm.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 14.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 15.

Ông Nguyễn Quang Duy: Với những thất bại đã trải qua và chúng tôi nhận thấy với một sản phẩm mới, có giá thành cao trong phân khúc thực phẩm ăn tươi thì truyền thông về giá trị dinh dưỡng và quy trình sản xuất là hết sức cần thiết.

Do đó, chúng tôi đã tập trung để giới thiệu về cách sử dụng, chất lượng và lợi ích của rong nho cũng như quá trình nuôi sạch của đơn vị thông qua các phương tiện truyền thông để người dân hiểu thêm về sản vật này.

Tuy nhiên, thị trường nội địa thực sự bùng nổ khi ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh vào giai đoạn nữa cuối 2018. Giai đoạn này, các nhóm khách quốc tế đến Việt Nam nhiều, họ vào các nhà hàng, siêu thị tìm ăn và mua rong nho vì giá tại Việt Nam rẻ hơn quốc gia họ sinh sống. Nhờ đó, các nhà hàng, siêu thị bắt đầu tiêu thụ mạnh và người dân cũng bắt đầu dần quen với "sản vật" này khi thấy người nước ngoài "ăn nhiều" với rong nho.

Đến đầu năm 2019, thị trường nội địa bắt đầu phát triển mạnh từ vài tấn/tháng đến nay là D&T Group đã cung cấp khoảng 40 tấn/tháng tương đương với lượng hàng xuất khẩu.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 16.

Công nhân lựa chọn những cọng rau tốt nhất để xuất bán. (Ảnh: Khải An)

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 17.

Ông Nguyễn Quang Duy: Cá nhân tôi cho rằng nuôi rong nho là ngành kinh tế biển cho thu nhập cao và bền vững bởi rong nho có đầu ra ổn định.

Chúng ta tạm quên đi thị trường nước ngoài vì các quốc gia phát triển trên thế giới rất chuộng rong nho. Trong khi đó, không có quá nhiều quốc gia nuôi được rong nho và xuất khẩu được mặt hàng này.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 18.

Riêng thị phần nội địa, tôi nhận thấy mức sống của người dân đang tăng, đại đa số người dân đang hướng đến việc tiêu dùng sạch và sử dụng những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và rong nho là một trong những lựa chọn đó. Tôi lấy ví dụ, sản phẩm rong nho của chúng tôi khi bán tại các siêu thị có giá hơn 300.000 đồng/kg nhưng vẫn hút hàng.

Tuy nhiên, việc phát triển cũng đi kèm với những rủi ro về chất lượng. Để có được cọng rong nho đạt chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn thực phẩm (loại bỏ vi khuẩn có hại để ăn tươi) đòi hỏi một quy trình chuẩn từ lúc thả giống đến lúc thu hoạch và sơ chế thành phẩm.

Tôi lấy ví dụ, trong hệ thống nuôi trồng của chúng tôi với khoảng 55 ha và 30 ha của các cộng tác viên, chúng tôi thu mua chỉ 50.000 đồng/kg rong tươi như khi thành phẩm bán đi là hơn 170.000 đồng/kg rong tươi.

Vì để được cọng rong nho chất lượng, D&T Group phải nuôi trong môi trường giàu dinh dưỡng và sạch 5-7 ngày và cọng rong phải được chăm sóc tốt nhất trước khi được sơ chế. Tỷ lệ rong đạt chuẩn chỉ chiểm 50%.

Ông Nguyễn Quang Duy trong một chuyến tham quan mô hình nuôi rong nho tại Nhật. (Ảnh: NVCC).

Hiện thị trường trong nước vẫn đang bán loại rong vài chục nghìn đồng/kg đây là rong nho loại 2-3 không thể xuất bán, rồi họ hô hào giải cứu rong nho, giải cứu người nông dân. Điều này hoàn toàn sai vì D&T Group có mua bao nhiêu cũng không đủ xuất bán. Mặt khác, D&T không dùng phương thức luộc rong qua nước muối làm mất đi dinh dưỡng trong rong nho và tăng màu xanh giả tạo.

Do đó, điều tôi lo lắng là thị trường vô hình trung làm giảm giá trị rong nho và người tiêu dùng đến một lúc nào đó sẽ mất lòng tin vào người nông dân khi sản phẩm họ làm ra đang bị chính họ làm giảm đi giá trị.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 20.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 21.

Ông Nguyễn Quang Duy: Với 10.000 m2 nuôi trồng người dân đầu tư khoảng 300 triệu đồng để mua giống và đầu tư cơ sở vật chất (hai năm đầu tư mới/lần) nhưng chỉ sau hai vụ nuôi tức khoảng 4 tháng là có thể lấy lại vốn nếu không bị thiên tai tác động.

Nghề nuôi rong nho một năm chỉ hoạt động 7-8 tháng, những tháng lạnh và mưa rong không phát triển. Tính chung một năm với một hecta có thể thu về hơn một tỷ đồng, tức người dân có thể lời hơn 350 triệu/năm sau khi trừ chi phí.

Mức thu nhập này không cao bằng nuôi ốc hương, tôm thẻ, tôm hùm nhưng ổn định đầu ra do không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như các loại thủy sản khác. Hơn hết, rong nho ngoài bán tươi có thể chế biển thành nhiều sản phẩm khác nên kênh tiêu thụ rộng hơn. Đặc biệt, nuôi rong nhỏ là góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo nguồn nước.

Rong nho được ví là trứng cá hồi xanh. (Ảnh: Khải An).

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 23.

Ông Nguyễn Quang Duy: Chúng tôi từng đến Phú Yên đặt vấn đề nuôi rong nho với diện tích 300 ha. Chính quyền rất ủng hộ dự án nhưng chúng tôi đã thất bại khi kêu gọi bà con thay đổi con giống, vật nuôi vì khi đó đầu ra chúng tôi chưa nhiều. Tôi đã khóc vì tôi thấy được tương lai nhưng không thể thuyết phục bà con nông dân.

Từ đó, tôi nghĩ rằng, muốn người dân thay đổi phải làm cho thấy và tính sẵn cho họ bài toán lợi nhuận. Vậy nên, chúng tôi đã đồng hành cũng người dân, hướng dẫn họ cách nuôi, cùng họ xuyên suốt quá trình khi rong nho có bệnh… cũng như bao tiêu đầu ra.

Dần dần họ thấy sự ổn định và đồng hành cùng chúng tôi. Như tôi đã nói, tính chung phần diện tích sở hữu của D&T Group và của bà con nông dân tham gia cùng chúng đến nay khoảng 80 ha và chúng tôi vẫn tiếp tục mở rộng và kêu gọi bà con tham gia.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 24.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 25.

Ông Nguyễn Quang Duy: Con đường khởi nghiệp là con đường không bao giờ bằng phẳng nhất là với mảng nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta xác định rõ mục đích hướng tới thì cần có sự kiên định và luôn luôn tích lũy kiến thức từ tài chính, nông nghiệp, truyền thông… và nhất là kiến thức trong lãnh vực đang theo đuổi.

Đặc biệt, cần có nguồn vốn hoặc nguồn thu bên ngoài lãnh vực khởi nghiệp để gắng gượng và chờ cơ hội bức phá.

Là người đi trước, chúng tôi sẵn sàng cũng nhưng đang hỗ trợ rất nhiều cho các bạn trẻ khởi nghiệp tại địa phương về kiến thức, kinh nghiệm và những vấn đề liên quan đến khởi nghiệp.

Nói thêm về mục đích, nhưng chúng tôi là những người luôn xác định phải làm ra những sản phẩm từ nông sản quê hương cụ thể là Khánh Hòa để nâng tầm nông sản Việt và nông sản địa phương. Từ đó, khi giá trị nông sản địa phương được công nhận đời sống người dân sẽ đi lên tạo ra những giá trị lớn cho xã hội và cộng đồng địa phương.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 26.

D&T Group nhận nhiều giải thưởng thương hiệu và xác lập kỷ lục đơn vị nuôi rong nho lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: NVCC).

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 27.

Ông Nguyễn Quang Duy: D&T Group sẽ tiếp tục mở rộng thị phần và vùng nuôi trong giai đoạn đến cũng như sản xuất thêm nhiều sản phẩm liên quan đến rong nho.

Ngoài ra, chúng tôi đang xây dựng mô hình điểm tham quan trải nghiệm nuôi trồng và sản xuất rong nho như cách một số quốc gia giới thiệu sản phẩm của họ thông qua du lịch.

Tại điểm tham quan này, khách du lịch sẽ được trải nghiệm quy trình nuôi rong nho và sản xuất rong nho; được thu hoạch, sơ chế và thưởng thức rong nho tại chỗ.

Với mô hình này tôi hy vong, rong nho – một sản vật đặc biệt tại Khánh Hòa sẽ được du khách quốc tế và người dân Việt Nam biết đến nhiều hơn.

Hành trình chinh phục 'trứng cá hồi xanh', xuất ngược sang Nhật của người con xứ biển Khánh Hoà - Ảnh 28.

Khải An
Justin Bui
Doanh nghiệp niêm yết