|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Bất định là cụm từ trở nên phổ biến từ năm 2019, khi thương chiến Mỹ - Trung làm chao đảo kinh tế toàn cầu.

Đầu năm 2020, tại một hội thảo kinh tế và đầu tư 2020, các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu có những điều chỉnh trong các dự báo kinh tế và đầu tư.

Lời khuyên được đưa ra là các nhà hoạch định nên rút ngắn các kế hoạch kinh doanh lại và rút lại từng năm một thay vì những kế hoạch 3-5 năm hay thậm chí 10 năm như trước đây. Lý do là mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và ngày càng khó đoán định.

Thực tế, năm Canh Tý là năm mà cả thế giới trở nên hỗn loạn bởi dịch bệnh và tận mắt chứng kiến những điều chưa từng có tiền lệ.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 1.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 2.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển.

Bước qua năm 2021, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Liệu rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực như báo chí quốc tế ca ngợi? Triển vọng, cơ hội đầu tư trong năm 2021 sẽ ra sao? Đâu là điểm nhấn khiến nhà đầu tư phải thận trọng?

Nhân dịp cuối năm Canh Tý, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, người có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính - đầu tư, để có thêm góc nhìn cho nhà đầu tư tham khảo trong năm mới Tân Sửu.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 3.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 4.

Thứ nhất, Việt Nam đã ứng phó rất tốt với COVID-19. Chúng ta đã không cực đoan trong cả hai hướng, vừa kiểm soát dịch nhưng vẫn có sự mở cửa cho nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường. Từ đó, kinh tế Việt Nam không bị gián đoạn.

Thứ hai, chính phủ Việt Nam trong năm 2020 vẫn thực thi chính sách quản lý tiền tệ thận trọng như những năm trước, điều này giúp chỉ số CPI ổn định, tỷ giá ổn định tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nói thêm về việc vì sao Việt Nam tăng trưởng dương và không bị ảnh hưởng như các nước phát triển? Thực tế, do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam vẫn mang tính tự cung tự cấp một phần và chưa thực sự hội nhập sâu như các nước đã phát triển nên khi khu vực xuất khẩu bị tắc nghẽn thì Việt Nam vẫn cư trú được vào khu vực nông nghiệp.

Năm 2020, dù ngành thương mại – dịch vụ giảm nhưng ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng 2,68%, đóng góp khoảng 13,5% vào GDP, trước đây chỉ có 4%. Chính điều này vừa giúp Việt Nam đứng vững trong giai đoạn khó khăn và là nơi hút lao động trở về cư trú của lao động tạm, không gây ra bất ổn cho xã hội.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 1.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 6.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 7.

Nhìn lại lịch sử, qua hai cơn bão tài chính 1997 - 1998 hay 2007 - 2008, Việt Nam vẫn là quốc gia có sự suy giảm ít hơn các nước khác. Như lần này, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tạo ra tăng trưởng như khu vực nông nghiệp vẫn chưa chưa tối ưu hoá và đầu tư hạ tầng, đô thị hoá.

TÍCH CỰC

Điểm tích cực đầu tiên là những diễn tiến của 2020 cho phép chúng ta tin rằng năm 2021 thì kinh tế Việt Nam sẽ có xu thế tốt hơn. GDP nhìn vào các quý trong 2020 có thể thấy sự suy giảm theo một đường cong mà quý II là quý suy giảm nhiều nhất do giãn cách xã hội. Nhưng từ quý III, quý VI thì tăng trưởng trở lại rất nhanh.

Thứ hai là dư địa về đầu tư công. Việt Nam đang có những dự án rất lớn về hạ tầng. Đây đều là các dự án hạ tầng thiết thực, trong đó có 5 dự án lớn về hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cao tốc Bắc Nam, Biên Hoà - Vũng Tàu,… kèm các dự án lớn về hạ tầng năng lượng sẽ tạo ra một dòng tiền có tính cộng hưởng.

Cao tốc Bắc Nam là một trong những dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai.

Trong những giai đoạn kinh tế suy thoái thì làm hạ tầng là rất tốt để vừa tạo được nền tảng vừa kích thích kinh tế. Từ đó, tạo ra một cú huých về nền tảng phát triển khu công nghiệp – khu vực đang hút vốn đầu tư lớn từ dòng FDI vẫn đang duy trì tăng trưởng đều đặn. Việt Nam đang có dư địa đó.

Thứ ba, nhu cầu nội địa với sức mua của 100 triệu dân vẫn chưa khai thác hết. Dư địa tăng trưởng rất lớn. 

Có thể xem đây là một tiến trình: Từ đầu tư hạ tầng – đô thị hoá các vùng chưa có hạ tầng sẽ kéo theo các loại hình dịch vụ phát triển. Tiến trình đô thị hoá và tăng trưởng tiêu dùng sẽ bù đắp được sự suy thoái trong lĩnh vực xuất khẩu nếu có.

Đồng thời, xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0 trong năm 2020 sẽ tiếp tục phát triển, phù hợp cho dịch vụ, sản xuất nhỏ và nông nghiệp của kinh tế Việt Nam với dân số đông.

Từ đó, có thể tin rằng kinh tế Việt Nam năm 2021 chắc chắn sẽ tốt hơn năm 2020.

THẬN TRỌNG

Thứ nhất, dịch COVID-19 vẫn chưa được khống chế. Nếu thế giới vẫn chống dịch cực đoan, thì xuất khẩu, du lịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Đây vẫn là một dấu hỏi.

Thứ hai, Việt Nam đã đầu tư rất mạnh cho đầu tư công năm 2020. Nếu như chúng ta không đầu tư có trọng tâm, dứt điểm để nhanh chóng đưa dự án vào khai thác mà đầu tư dàn trải, kéo dài và với mức cung tiền lớn sẽ gây ra gánh nặng: Sản phẩm không đi vào hoạt động để tạo động lực phát triển kinh tế nhưng ngược lại cung tiền quá lớn sẽ gây ra sự bất ổn dòng tiền, dẫn đến CPI tăng vì tiền đưa vào lưu thông mà không có hàng hoá tương ứng.

CPI tăng sẽ dẫn đến tăng đầu cơ vào bất động sản. Những năm trước đây, khi VN đẩy mạnh đầu tư công và xây dựng hạ tầng thì CPI tăng rất nhanh. Đây là điều chúng ta phải chú ý.

Trong suy thoái thì nguyên tắc là bất động sản và chứng khoán phải rớt, đặc biệt là bất động sản vì không có người thuê. Nhưng nghịch lý là thị trường vẫn không giảm thậm chí còn tăng trong năm 2020, những người có tiền họ không bỏ tiền vào kinh doanh mà ngược lại mua BĐS để phòng thủ.

Việc BĐS tăng mà không tạo ra dòng tiền sử dụng là vấn đề cần chú ý. Nếu như chúng ta không kiểm soát tốt rủi ro về việc cho vay BĐS sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế khi mà dòng tiền của các ngân hàng không thu được từ các chủ đầu tư lún sâu vào các dự án BĐS không thanh khoản.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 2.

Thứ ba, vấn đề chúng ta đang gặp phải vấn đề trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là Mỹ sẽ xem xét cán cân thương mại với Việt Nam. Bước đầu, Mỹ đang nói về việc Việt Nam đang phá giá đồng tiền để chiếm lợi thế thương mại.

Thực tế, các DN Việt Nam tạo giá trị gia tăng không nhiều mà chủ yếu gia công lắp ráp, nhập bán thành phẩm về chỉ làm vài công đoạn rồi xuất qua Mỹ. Bản thân việc này đặt ra nghi vấn về bản chất thực sự về giá trị xuất khẩu lớn như vậy.

Trong khi Việt Nam bị thâm hụt với Trung Quốc, điều này đặt ra câu hỏi là việc tăng trưởng xuất khẩu qua Mỹ, Việt Nam được hưởng lợi bao nhiêu?

Có thể Việt Nam đang tăng trưởng xuất nhưng tăng trưởng không thực sự dựa trên giá trị nội tại của Việt Nam mà chúng ta đang trở thành nơi trung chuyển lắp ráp. Trước mắt, một phần đáp ứng nhu cầu việc làm, nhưng lâu dài sẽ là gánh nặng về môi trường, hạ tầng và đặc biệt là thương mại với Mỹ.

Như vậy, nếu Mỹ đặt vấn đề về việc xuất siêu này thì Việt Nam sẽ gặp vấn đề lớn.

Tóm lại, trong bối cảnh hiện tại, chúng ta chỉ kỳ vọng 3 - 4% tăng trưởng là hợp lý. Xác suất khoảng 70%. Nhưng tăng trưởng này là hoàn toàn có đủ khả năng với những điểm tích cực như đã nói ở trên.

Trừ khi nào thế giới sớm thoát khỏi COVID-19 thì chúng ta mới kỳ vọng kinh tế tăng trưởng khoảng 6%. Kịch bản này xác xuất chỉ 30% khi COVID-19 được kiểm soát trong quý I.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 10.

Việt Nam đang thiếu hạ tầng kỹ thuật, trong đó năng lượng là lĩnh vực mà Mỹ có nhiều thế mạnh.

Vấn đề vì sao Mỹ trước đến nay vẫn đứng ngoài cuộc trong các hoạt động đầu tư về năng lượng tại Việt Nam?

Điều này chúng ta cần có sự đánh giá lại vấn đề để tạo môi trường đầu tư. Các dự án điện hiện hữu có thực sự hiệu quả chưa? Ảnh hưởng của các dự án điện đến môi trường như thế nào?

Nhìn theo hướng tích cực hơn. Hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực hạ tầng năng lượng vừa giải quyết được cả ba vấn đề; thứ nhất vừa giúp cho hạ tầng VN tốt hơn; thứ hai là làm cho thương mại VN và Mỹ giảm mất cân bằng, thứ ba là giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 1.

Trong năm 2020, có thể thấy chủ trương phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời có vẻ đúng. Tuy nhiên, việc nhập ồ ạt thiết bị về làm dự án điện áp mái cũng tạo điều kiện cho việc nhập khẩu thiết bị Trung Quốc một lượng lớn. Điều này vừa làm tăng nhập siêu với Trung Quốc, vừa khiến các dự án năng lượng của Mỹ sẽ khó vào được. 

Mặt khác, những dự án phân tán như vậy có hiệu quả hay không so với một vài dự án năng lượng lớn? Và điều gì sẽ xảy ra khi những tấm pin solar hết hạn? Theo tôi, những tấm pin solar chỉ thực sự hiệu quả với nhà ở đô thị, dự án dân sinh thay thế một phần điện lưới. Điều này không nằm trong kinh doanh mà chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng. Đây là điều chúng ta cần phải thận trọng.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 12.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 13.

Làn sóng này sẽ tiếp tục tiếp diễn. Việc này không phụ thuộc vào Việt Nam mà phụ thuộc vào tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Trong đó, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các khu vực lân cận.

Trong đó, Việt Nam là điểm đến được ưa thích vì chúng ta có khá nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, môi trường kinh doanh, văn hoá, hệ thống logistics cũng không bị thay đổi quá nhiều.

Vấn đề là Việt Nam sẽ đón làn sóng đó như thế nào? Giá trị mang lại sẽ rất khác biệt nếu những nhà máy của Mỹ chuyển qua Việt Nam hay các nhà máy từ Trung Quốc chuyển qua và vẫn chỉ huy từ Trung Quốc. Một bên là chúng ta nhân đó để thoát đi và sẽ làm thay Trung Quốc, một bên chúng ta chỉ là nơi trung chuyển của Trung Quốc.

Như vậy, Việt Nam cần tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong nước đủ mạnh để phát triển các khu công nghiệp phụ trợ, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao chứ không chỉ là nơi đón các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển nhà máy sang.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 14.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 15.

Chính phủ đang duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, và có thể tiếp tục duy trì chính sách này trong năm 2021.

Bản thân nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa đủ tốt để một sự cung tiền mạnh của hệ thống ngân hàng có thể lan toả đến sản xuất kinh doanh. Thường việc cung tiền mạnh của hệ thống ngân hàng sẽ dồn vào lĩnh vực đầu tư tài chính, cụ thể là BĐS.

Việc yêu cầu NH giảm lãi suất cho vay không quan trọng bằng việc DN cần cấu trúc lại nguồn vốn để giảm lượng vốn sử dụng không cần thiết.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thì lãi suất huy động khó giảm thêm. Mức 6 - 7% là hợp lý. CPI thực tế từ 4% thì lãi suất huy động phải từ 6% mới hấp dẫn người gửi tiền. Trong khi các NHTM còn phải cộng thêm phần bù rủi ro khi cho vay nên lãi suất cho vay 10% là hợp lý.

Nếu tạo thông điệp phải gây sức ép giảm lãi suất cho vay thì DN sẽ dễ sinh ra ỷ lại. Nếu không sàng lọc, phân loại hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến nhiều DN vì dòng vốn rẻ mà cư trú trá hình qua bất động sản mà chúng ta không kiểm soát hết được.

Ngược lại, DN khi cấu trúc vốn hợp lý thì dù không được giảm lãi suất nhưng vì sử dụng vốn hợp lý hơn thì số tiều chịu lãi sẽ giảm, làm DN năng động hơn.

Do vậy, các NH có thể hỗ trợ bằng cách hỗ trợ DN sử dụng vốn tốt hơn và hỗ trợ một phần giãn chu kỳ trả nợ để DN không bị áp lực trả nợ, để có dòng tiền xoay xở và cấu trúc lại DN theo hướng tốt hơn.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 16.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 17.

Thị trường BĐS vẫn còn dư địa ít nhất 5 năm nữa. Thứ nhất là làn sóng đô thị hoá Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và làn sóng này được tích hợp bởi hai yếu tố chính.

Thứ nhất là hạ tầng. Hạ tầng giao thông lớn phát triển sẻ kích thích những khu vực trước đây có dân sinh nhưng không đông đúc, không phát triển dịch vụ phát triển.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 18.

Thứ hai là xu hướng công nghiệp hoá đang tiếp diễn. Khi các khu công nghiệp và các nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ thu hút công nhân và tạo ra nhu cầu ở và dịch vụ xung quanh. Qua đó tiếp tục đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá của những vùng trước đây không có lợi thế giao thông.

Điều này sẽ giúp thị trường bất động sản tăng trưởng theo, và đây mới đúng là tăng trưởng có nền tảng chứ không phải tăng trưởng ảo.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 19.

Đầu tư thì có rất nhiều phân khúc đầu tư và đã đầu tư thì lúc nào cũng có lúc thắng lúc thua. Vấn đề chính là tính thời điểm. Khi đã quyết định đầu tư thì phải xác định tầm 5 năm.

Như vậy, nhà đầu tư có thể hoặc mua các dự án căn hộ tốt ở TP để cho thuê; hoặc mua đất nền ở vùng xa, giá còn mềm và đô thị hoá sẽ đến trong vài năm tới; hoặc mua đất nông nghiệp tốt đều có cơ hội thành công hết.

Nguyên tắc cơ bản nhất trước khi mua một BĐS nào là: Giá trị sử dụng của nó là gì? Ví dụ nếu mua một căn hộ ở thành phố thì có thể cho thuê hay không? Nơi đó có thể được giới trí thức trẻ chọn để ở lâu dài được không?

Đối với đất nền vùng xa thì phải xem nơi đó có khả năng đô thị hoá hay không? Hạ tầng giao thông có khả năng phát triển không?

Còn mua đất nông nghiệp thì phải chắc chắn đó là đất nông nghiệp khai thác được.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 20.

Như đã nói, rất khó để xác định thời điểm đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, nhà đầu tư cần tỉnh táo, thận trọng trong các quyết định.

Thứ nhất, bất động sản đang trong vùng giá nhiễu. Nhiều nơi vùng sâu vùng xa đã tăng giá quá nhiều trong ba năm qua nhưng hạ tầng không tương xứng.

Thứ hai, nhiều người đầu tư vào đất nông nghiệp và nhà vườn nghỉ dưỡng nhưng đã không tính đến việc phải duy trì một nguồn vốn duy trì hoạt động đó sẽ dẫn đến kẹt vốn.

Đối với căn hộ, có những căn hộ bị đẩy giá tới 60 triệu VNĐ/m2 nhưng vị trí, thế đất có tương xứng với quảng bá hay không?

Rất nhiều sản phẩm trên thị trường đang có yếu tố trà trộn giữa chất lượng thật sự sau khi bàn giao nhà và chủ đầu tư quảng cáo.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 21.

Thực tế không phải ai đầu tư BĐS cũng thắng. Trong năm vừa qua chúng ta cũng thấy những trường hợp khiếu nại về cho vay cầm cố bên ngoài hệ thống.

Đó chỉ là bề nổi nhưng bề chìm cho thấy rằng, đã có rất nhiều trung gia BĐS bị kẹt hàng, đặc biệt các đại gia kinh nghiệm nhưng đã vay mượn quá nhiều để mở rộng đầu tư nhưng không có dự trữ tài chính để xoay xở, không tiếp xúc được vốn ngân hàng nên buộc phải đi vay ngoài với lãi suất cao.

Tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong 2021, tức là sẽ có nhiều nơi không thanh khoản, làm cho những người không có dự trù về rủi ro tài chính rơi vào khó khăn.

Tình hình này mang dáng dấp của năm 2011 - 2012, nhưng ở quy mô nhẹ hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn này đã xuất hiện những nhà đầu tư có thực lực, có tiềm lực tài chính nhảy vào mua lại dự án để phát triển.

Việc này cũng giúp thị trường phát triển tốt hơn, giảm bớt áp lực nợ xấu.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 22.

Nói chung, nhiều người đang tìm kiếm cơ hội kiếm tiền trong thị trường chứng khoán trong lúc tất cả hoạt động kinh doanh khác họ không tự tin đã lôi kéo nhiều người mới tham gia.

Về nguyên tắc, khi thị trường tăng lúc nào cũng dễ dàng lôi cuốn nhà đầu tư mới tham gia, lượng mở mới tài khoản chứng khoán liên tục lập đỉnh cao cho thấy điều đó. 

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường chứng khoán đi vào điều chỉnh? 

Với các tài khoản cá nhân trong nước chiếm đến gần 80% tổng giá trị giao dịch, thị trường năm 2021 sẽ biến động rất mạnh mỗi khi thị trường điều chỉnh. Đây là điều các nhà đầu tư luôn phải thận trọng để không thất vọng thị trường quay đầu giảm mạnh.

Như vậy, thị trường chứng khoán năm 2021 mặc dù có thể tiếp tục tăng theo sự phát triển của nền kinh tế, nhưng cơ hội kiếm tiền từ chứng khoán năm 2021 vẫn mang yếu tố lướt sóng, đầu cơ là chính và chưa có yếu tố bền vững. 

Chỉ khi nào thị trường chứng khoán có những dòng tiền bền vững từ các quỹ tương hỗ, các quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm nhân thọ tham gia vào thì dòng tiền đó mới giữ sự cân bằng cho thị trường.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 23.

Tất nhiên, Việt Nam đang mong chờ vào những câu chuyện như vậy. Tuy nhiên, chúng ta hãy nhớ rằng nhà nước vẫn sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp việc điều hành DN, đi ngược lại với tiến trình thị trường hoá theo hướng "những gì tư nhân làm được là những gì tư nhân làm".

Nhiệm vụ của nhà nước là phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Không thể nào nhà nước, vốn phải là người trọng tài mà có thể công bằng giữa một bên mình có vốn và một bên là tư nhân.

Cái chính mà Chính phủ cần quan tâm là tính công bằng thị trường và thực hiện đúng vai trò giám sát để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng để các công ty nhỏ họ có cơ hội vươn lên.

Khi đó, với cơ chế giám sát minh bạch, các doanh nghiệp trên thị trường UpCoM hay HNX, HSX phải đủ mạnh để vươn lên phát triển sản phẩm tốt hơn. Dần dần loại bỏ các DN yếu kém minh bạch. 

Nếu chúng ta không quan tâm đến điều đó mà chỉ quan tâm đến việc sàn chứng khoán Việt Nam được nâng hạng hay đưa những công ty cổ phần hoá lên sàn để thu tiền thì đó không mang lại giá trị trong dài hạn.

Khi mà cổ phiếu trên sàn cứ tăng giá trị nhưng những sản phẩm thương hiệu đầu cuối mà các DN trên sàn cung cấp ra thị trường thế giới vẫn chưa có thì rõ ràng là tính quy mô lớn của một quốc gia như Việt Nam vẫn chưa đủ.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 24.

Rõ ràng 10 năm trước Việt Nam đã đi một con đường dài là cổ phần hoá và thoái vốn. Theo tôi, việc này cần tiếp tục thực hiện. Và để quản lý hiệu quả, nhà nước cần đánh giá lại vai trò của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước (UBQLV).

Vai trò của UBQLV không nằm trong việc quản lý các công ty cổ phần mà nằm trong quản lý các công ty hạ tầng then chốt. Tại sao các dự án BOT, hạ tầng lại giao cho các DN tư nhân còn SCIC lại lo việc quản lý các DN sản xuất kinh doanh? Câu chuyện này không ổn. 

Theo tôi, Nhà nước chỉ cần nắm những lĩnh vực mà tư nhân chưa thể làm thay được.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 25.

Đây là sự thận trọng như đã nói ở trên. Nếu dòng vốn không được kiểm soát tốt sẽ tạo ra một khối nợ xấu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Trên thực thế, các ngân hàng đang chủ động giảm nợ, tăng tính an toàn trong các tài sản thế chấp lên rất nhiều nên rủi ro trích lập dự phòng sẽ không mạnh như các năm trước.

Đồng thời, bất động sản vẫn được kỳ vọng tăng trưởng trong 5 năm tới nên việc tìm các chủ đầu tư mới để mua lại các dự án dễ dàng hơn.

Hai từ khoá đầu tư chiến lược năm Tân Sửu - Ảnh 26.

Huy Nguyên
Alex Chu
Kinh tế & Tiêu dùng