Ông Phạm Tuấn, Giám đốc đầu tư phát triển Saigonres Group: Thị trường bất động sản đã có giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ năm 2014 đến năm 2018. Kể từ năm 2019 đến nay, thị trường có dấu hiệu chững lại và suy giảm, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các thủ tục pháp lý trong quá trình chuẩn bị đầu tư kéo dài, chồng chéo, ở một số thời điểm có thể dùng từ tắc nghẽn, cùng với việc thắt tín dụng bất động sản dẫn đến nguồn cung dự án ở thị trường TP HCM và Hà Nội ít ỏi.
Đến năm 2020, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến cả nguồn cung và cầu của thị trường. Nhiều dự án chung cư, nghỉ dưỡng hoãn mở bán hoặc bán online. Người mua nhà và nhà đầu tư do thu nhập bị suy giảm cũng ít có khả năng mua nhà hơn so với thời kỳ trước đại dịch.
Nhờ có việc khống chế dịch thành công của chính phủ, thị trường bắt đầu hồi phục từ cuối quý II/2020 tuy nhiên sự phục hồi diễn ra không đồng đều giữa các loại hình, phân khúc và khu vực kinh tế.
Năm 2021 Việt Nam và đặc biệt các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Từ tháng 10/2021 trở đi, nền kinh tế bắt đầu dần mở cửa lại và chính phủ chủ trương đẩy mạnh đầu tư công, trọng điểm là khu vực miền Đông Nam Bộ kết nối với cảng Cái Mép-Thị Vải, các doanh nghiệp cũng dần phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đại dịch COVID-19 kéo dài và ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành trong nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản.
Trước hết về hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác chuẩn bị đầu tư, thủ tục pháp lý dự án, triển khai thi công dự án gần như không thể thực hiện trong giai đoạn giãn cách.
Về tài chính doanh nghiệp, đặc thù của các doanh nghiệp bất động sản luôn sự dụng nguồn vốn và lực lượng lao động rất lớn nên đại dịch khiến cho các doanh nghiệp phải chịu thiệt hại về chi phí vốn, chi phí thường xuyên của doanh nghiệp, chi phí chăm lo để đảm bảo đời sống cho người lao động,… là rất lớn.
Ông Phạm Tuấn: Saigonres Group cũng gặp những khó khăn như hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành bất động sản đặc biệt các là các doanh nghiệp phía Nam. Tuy nhiên, nói về khó khăn lớn nhất thì do các dự án của Saigonres Group trải dài ở các tỉnh thành trên cả nước nên trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc di chuyển và tiếp xúc hạn chế dẫn đến công tác chuẩn bị đầu tư (thủ tục pháp lý, đền bù giải tỏa,…). Nhiều dự án tại các địa phương có tình hình dịch phức tạp không thể triển khai.
Ông Phạm Tuấn: Saigonres Group có gần 40 năm hình thành và phát triển, cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế nói chung và ngành bất động sản nói riêng. Do vậy, Saigonres Group luôn có chiến lược phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế và chu kỳ của ngành. Đại dịch COVID -19 tuy bất ngờ và chưa từng có trong lịch sử nhưng Saigonres Group vẫn có ứng phó và điều chỉnh kế hoạch kịp thời nên không quá bị động.
Một số bài học kinh nghiệm chúng tôi có thể chia sẻ như luôn chủ động về tài chính đề phòng các rủi ro để có thể biến nguy thành cơ. Doanh nghiệp cần xây dựng lực lượng lao động nòng cốt bằng nhiều hình thức để người lao động luôn gắn bó với doanh nghiệp đi qua các giai đoạn khó khăn.
Đồng thời, kế hoạch sản xuất kinh doanh luôn có ngắn hạn và dài hạn. Ngoài việc tạo nguồn thu trong ngắn hạn, doanh nghiệp cần có những kế hoạch tạo tiền đề cho kế hoạch dài hạn như chuẩn bị quỹ đất sạch tiềm năng.
Ông Phạm Tuấn: Năm vừa qua Saigonres Group cũng như nhiều doanh nghiệp khác có thể kết quả kinh doanh không đạt như kế hoạch đề ra từ đầu năm do ảnh hưởng chung bởi đại dịch COVID - 19. Nhưng điều đáng tâm hơn và quan trọng hơn là ổn định tài chính và sự chuẩn bị về quỹ đất để tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển hậu đại dịch.
Ông Phạm Tuấn: Trong năm 2020 và 2021, Saigonres Group đã chủ động mở rộng quỹ đất tại những khu vực giàu tiềm năng như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Phú Quốc, Bình Dương, Long An,…
Bên cạnh đó, chúng tôi đã chuẩn bị một số dự án với tổng diện tích khoảng 80 ha đất sạch có thể triển khai đầu tư cho giai đoạn 2022-2023 tại khu vực Đông Nam Bộ, Lương Sơn-Hòa Bình (cách Hà Nội 35 km).
Ngoài ra, chúng tôi còn một số quỹ đất đang trong quá trình thương thảo với phía đối tác để thực hiện M&A và một số dự án đang trong quá trình đền bù với diện khoảng hơn 100 ha.
Theo kế hoạch 2022, Saigonres Group đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 1.313 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận dự kiến sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2023-2025.
Về nguồn vốn, Saigonres Group chủ động nguồn vốn với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sợ hữu rất thấp trong nhiều năm qua, cùng với việc có lợi nhuận cao hằng năm, chúng tôi có những đối tác chiến lược là những nhà đầu tư, những tổ chức tín dụng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Tổng mức đầu tư trong năm dự kiến 2.150 tỷ đồng.
Ông Phạm Tuấn: Đây cũng chủ trương hội nhập và đồng hành với xu hướng phát triển trong thời gian tới của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Về tỷ trọng, bất động sản vẫn là chính yếu chiếm khoảng 90% doanh thu, lợi nhuận của cả tổng công ty.
Trong lĩnh vực mới, chúng tôi phát triển thêm công ty chuyên về phần mềm, hiện nay đang phục vụ cho ngành logistic. Chúng tôi cho rằng tiềm năng của ngành này rất lớn trong thời gian tới với chủ trương và lợi thế rất lớn của Việt Nam trong việt thu hút dòng vốn FDI phát triển các khu công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời với việc thói quen tiêu dùng của đại đa số người dân có nhiều thay đổi sau đại dịch.
Về thách thức tất nhiên là có khi mình mới thâm nhập vào ngành nghề mới nhưng với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, chúng tôi tin tưởng vào định hướng và cơ hội của mình.
Ông Phạm Tuấn: Saigonres Group trong 5 năm tới vẫn tập trung chủ yếu phát triển các dự án bất động sản phía Nam và một số dự án ở miền Trung, miền Bắc.
Áp lực và thánh thức đối với chúng tôi chính là việc xây dựng đội ngũ nhân sự quản lý cấp cao cần đáp ứng kịp thời về số lượng và chất lượng đối với sự phát triển của tổng công ty.
Ông Phạm Tuấn: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Với xu thế đô thị hóa trong 10 năm tới của Việt Nam là tất yếu và rất lớn. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam là khoảng 35%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Philippines 47%, Trung Quốc 60%, Malaysia 77%.
Trong 10 năm tới, tỷ lệ dân thành thị ước đạt 46 triệu người, số lượng các thành phố vừa và nhỏ cũng tăng lên đáng kể trong năm 2029. Sự phát triển các khu đô thị này kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn
Mặt khác, với chủ trương của Chính phủ đẩy nhanh tốc độ đầu tư công kết nối hạ tầng, giao thông và các ngành nghề phụ trợ khác như vận tải công cộng, năng lượng với tinh thần đô thị hóa từng bước gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.. thì phạm vi phát triển bất động sản ngày càng mở rộng ở nhiều địa phương.
Những bất động sản cách trung tâm thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội trong bán kính 50 km với nhiều tiện ích phục vụ cuộc sống và môi trường khí hậu trong lành có tiềm năng phát triển rất lớn.
Do vậy, chúng tôi cho rằng thị trường bất động sản hậu đại dịch COVID-19 sẽ có chu kỳ phát triển dài hơn các chu kỳ bất động sản trước đó.