|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Trước thời của Grab và Gojek, VNG và Garena là hai startup "kỳ lân" duy nhất ở Đông Nam Á. Trong khi "cuộc chiến" của các siêu ứng dụng chủ yếu xoay quanh gọi xe và giao đồ ăn, công ty Internet của Việt Nam và công ty nội dung số có trụ sở ở Singapore cạnh tranh ở mảng trò chơi (game) đã được khoảng một thập niên.

Tuy nhiên, quỹ đạo của VNG và Garena đang dần khác nhau trong vài năm trở lại đây. Trong lúc, Sea, công ty mẹ của Garena, trở thành một công ty niêm yết sàn Mỹ với vốn hoá 100 tỷ USD, VNG đang được định giá chỉ khoảng 2,2 tỷ USD, theo TechInAsia.

Sea đã trở thành một công ty quốc tế còn VNG vẫn chỉ mới đạt được nhiều dấu ấn trên sân nhà.

Dù vậy, với việc VNG nhiều lần nói đến kế hoạch mở rộng ra nước ngoài gần đây, điều này có thể sớm thay đổi. Tại một sự kiện được tổ chức vào tháng 11 năm ngoái ở Hà Nội, ông Lê Hồng Minh, CEO và đồng sáng lập VNG, nói rằng mục tiêu của VNG là có phần lớn doanh thu đến từ các thị trường nước ngoài trong từ 3 đến 4 năm tiếp theo.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 1.

Ngay từ khi bắt đầu với tên gọi VinaGame, VNG đã xây dựng một "đế chế" nội dung số gồm mạng xã hội (Zalo), thông tin trực tuyến (Zing News), nghe nhạc (MP3), thương mại điện tử (sở hữu hơn 22% ở Tiki), dịch vụ tài chính (ví điện tử ZaloPay) và dịch vụ đám mây (VNG Cloud).

Thực tế, ngay từ một bài phỏng vấn với TechInAsia vào năm 2013, ông Lê Hồng Minh đã khẳng định tham vọng: "Chúng tôi nghĩ phát triển game là một mảng kinh doanh toàn cầu, không phải một câu chuyện của địa phương".

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 2.

Ông Lê Hồng Minh, người đồng sáng lập kiêm CEO VNG. (Ảnh: World Economic Forum)

Dù vậy, 7 năm sau đó, bất chấp việc có 226 triệu USD doanh thu cùng lợi nhuận ròng 19,8 triệu USD vào năm 2019, thương vụ IPO ở nước ngoài được chờ đón của VNG vẫn chưa thành hình.

Và dù được nhìn nhận là một công ty Internet đa năng ở Việt Nam, mảng game vẫn đang chiếm tỷ trọng tới hơn 80% trong tổng doanh thu của VNG.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 3.

Khác với mảng phát hành game mà VNG đang có lợi thế rõ ràng của người đi trước, VNG không phải là người dẫn đầu ở mảng mạng xã hội, thương mại điện tử và dịch vụ tài chính ở Việt Nam.

Tiki, dù là một trong những công ty TMĐT địa phương lớn nhất, đã "đốt" ít nhất 22 triệu USD đầu tư từ VNG. Tuy vậy, đến nay, Shopee mới là người dẫn đầu cuộc đua TMĐT ở Việt Nam, theo bản đồ TMĐT của iPrice.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 4.

VNG cũng chấp nhận lỗ với Zalo trong cuộc chiến thanh toán điện tử "đẫm mãu" với các đối thủ trường vốn như MoMo và VNPay.

Với tất cả các yếu tố trên, rõ ràng đã đến lúc VNG cần nghiêm túc và mạnh mẽ thúc đẩy kế hoạch phát triển xuyên biên giới của mình và ở tình huống này, TechInAsia nhận định game là cầu nối tốt nhất để VNG chinh phục các thị trường quốc tế.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 5.

Năm 2005, VinaGame đi đầu mảng phát hành game ở Việt Nam bằng cách phát hành Swordsman Online (của Kingsoft – Trung Quốc). (Công ty đổi tên thành VNG vào năm 2010 để thể hiện việc mở rộng danh mục kinh doanh).

Thời điểm đó, các quán cà phê Internet ở Việt Nam tràn ngập "game lậu". Dù vậy, ông Lê Hồng Minh, bản thân là game thủ kì cựu, có niềm tin vững chắc rằng người chơi game Việt Nam sẵn sàng trả tiền cho các trò chơi có bản quyền.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 6.

Swordsman Online được xuất bản lại ở Việt Nam dưới tên gọi Võ Lâm Truyền Kỳ. Một thời gian ngắn sau khi ra mắt vào năm 2015, Võ Lâm Truyền Kỳ trở thành cơn sốt với hàng triệu người chơi hàng tháng.

Võ Lâm Truyền Kỳ cũng nâng VinaGame lên tầm một nhà phát hành lớn. Vào năm 2018, VinaGame sở hữu khoảng 35% thị phần mảng game trên PC và 50% thị phần mảng game di động ở Việt Nam.

Cùng Garena (Sea) và Gamota (Appota), VNG liên tục xếp trong số 3 nhà phát hành game hàng đầu Việt Nam. Trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORG) và bắn súng là hai mảng lợi thế của VNG. Đến nay, VNG cũng mở rộng sang thể loại thể thao điện tử (esports) để cạnh tranh với Garena.

Trên "mặt trận" di động, VNG cũng là địa diện của Việt Nam xếp thứ hạng cao trong khu vực cùng OneSoft và Amanotes.

Năm 2011, VNG thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng cách phát hành các trò chơi xã hội là Pig Farm và Sky Garden thông qua hợp tác với DeNA song không nhận được nhiều thành công. VNG cũng tiến vào nhiều thị trường Đông Nam Á từ năm 2017 và từng công khai chia sẻ mục tiêu thành nhà phát hành quy mô toàn cầu vào tháng 12/2019.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 7.

Nhớ lại những nỗ lực mở rộng ra nước ngoài của VNG, ông Kelly Wong, Phó Chủ tịch phụ trách vận hành VNG, chia sẻ rằng trước đây VNG phát hành game ở nước ngoài nhưng chưa thực sự dành nguồn lực nghiêm túc để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. "Giờ thì chúng tôi cam kết với mục tiêu này", ông khẳng định.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 8.

Theo ông Kelly Wong, về mặt chiến lược, VNG muốn tìm kiếm các thị trường "có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam". Ở Đông Nam Á, ông Wong mong muốn cải thiện năng lực phát hành của VNG. Lúc này, VNG đã có đội ngữ ở Thái Lan, Myanmar và Singapore.

Ở Mỹ Latinh, nơi Free Fire của Garena là một cơn sốt lớn, ông Kelly Wong tiết lộ mục tiêu của VNG là số hoá các trò chơi thẻ bài (card game) và trò chơi cờ bàn (board game) phổ biến. "Thị trường ở Mỹ Latinh chưa được phục vụ đầy đủ nhưng hấp dẫn vì lượng sử dụng điện thoại di động và chi phí dữ liệu di động phải chăng", ông chia sẻ thêm.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 7.

Với người chơi ở hơn 100 quốc gia, Dead Target là trò chơi thành công nhất xét về doanh thu của VNG Game Studios. Trong khi đó, hầu hết các trò chơi đáng chú ý khác đều dưới dạng phát hành lại từ các nhà phát triển nước ngoài.

Dù vậy, Perfect World VNG: Fly with Me (bản quyền gốc của Perfect World Games) đã thu về 2,5 triệu USD doanh thu ở Philippines chỉ tính riêng trong năm 2020, theo ước tính của Sensor Tower. Điều này cho thấy VNG có cơ hội khi địa phương hoá các trò chơi nước ngoài dành cho các thị trường Đông Nam Á mới nổi.

Dĩ nhiên, những đối thủ đáng gờm của VNG cũng không đứng yên.

[eMagazine] Startup 'kì lân' của Việt Nam loay hoay tìm thành công bên ngoài biên giới - Ảnh 10.

Ông Kelly Wong, Phó Chủ tịch phụ trách vận hành của VNG. (Ảnh: VNG)

Garena đang làm chủ nhóm game thủ hardcore (những người cực kỳ tập trung và đam mê vào một điều gì đó mà họ thích) ở Đông Nam Á trong khi cũng ưu tiên thị trường Mỹ Latinh.

Đó là chưa kể đến những cái tên mới, ví dụ như Storms, nhà phát hành các trò chơi phổ thông của nhà mạng nổi tiếng Singtel. Storms có lợi thế lớn khi có thể khai thác các thoả thuận thương mại của công ty mẹ để giảm chi phí phân phối game đến người chơi. Từ đó, Storms có thể nhanh chóng cải thiện biên lợi nhuận.

"Sức mạnh của VNG chủ yếu nằm ở vận hành game chứ không phải tạo ra game mới. Mở rộng ra nước ngoài đồng nghĩa với việc VNG phải lấy người chơi từ các nhà phát hành hiện hữu của các quốc gia đó", một chuyên gia ngành  nhận định với TechInAsia.

Hiện chưa rõ liệu có phải VNG đang nói nhiều đến câu chuyện nước ngoài để làm đẹp hình ảnh trước một đợt IPO ở nước ngoài hay không.

Năm 2017, VNG ký thoả thuận ban đầu với sàn Nasdaq. Lúc đó, IPO không được thực hiện và giờ có thể là thời điểm chín muồi để VNG lật lại câu chuyện này.

Ông Kelly Wong không loại trừ khả năng IPO.

"Cơ hội đón tăng trưởng ở các thị trường mới sẽ giúp chúng tôi cải thiện tốc độ tăng trưởng và cả định giá công ty", ông chia sẻ.

Vị lãnh đạo cấp cao của VNG từ chối chia sẻ nguồn lực dành cho đợt mở rộng ra nước ngoài lần này. Dù vậy, ông nhấn mạnh kế hoạch chiến lược của VNG không chỉ đơn thuần là "ném người vào các thị trường nước ngoài."