|
 Thuật ngữ VietnamBiz
[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 1.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 2.

Ý tưởng ra đời ứng dụng Aladin của anh xuất phát từ đâu?

Aladin ra đời xuất phát từ nhu cầu và trải nghiệm của bản thân tôi và gia đình. Khi chuyển cả gia đình về Việt Nam để xây dựng TFL Group, tôi đã phải tìm nơi để bán và cho đi rất nhiều đồ cũ được tích trữ lại sau hơn 10 năm ở Mỹ. Bà xã đã tổ chức một vài phiên chợ bán đồ cũ (garage sale, rất phổ biến ở Mỹ) nhưng vẫn không đẩy đi hết.

Một người bạn ghé chơi và giới thiệu ứng dụng công nghệ bán đồ cũ trong địa phương. Tôi không tin lắm nhưng dùng thử. Và kì lạ thay, sau một tuần, tôi bán hết những món tôi muốn bán và cho đi số còn lại.

Sau khi nghiên cứu kĩ các mô hình ứng dụng thành công trên thế giới và nhìn lại Việt Nam, tôi thấy cơ hội mở ra để phát triển một ứng dụng giúp mọi người mua bán đồ cũ trong địa phương. Aladin ra đời từ đó.

Đi bất kì nơi đâu tôi đều nói về ứng dụng bán đồ cũ. Rất nhiều người biết tới một ứng dụng do công ty Hàn Quốc mở ở Việt Nam. Tiếc là công ty này đã đóng ứng dụng vì COVID-19.

Việt Nam có khoảng 26,9 triệu hộ gia đình với dân số hơn 96,2 triệu. Đây là thị trường rất tiềm năng cho Aladin. Điểm thuận lợi nữa là hơn 43,7 triệu người đang sử dụng điện thoại thông minh.

Thời gian cho ra đời Aladin là bao lâu, qui mô nhân sự khi bắt đầu và để duy trì hiện nay như thế nào?

TFL Group khi mới bắt đầu làm Aladin chỉ có hai kĩ sư, một chuyên gia thiết kế, và một freelancer. Đội hình tuy mỏng nhưng đầy nhiệt huyết, Aladin đã ra phiên bản đầu tiên trong vòng hai tháng.

Sau khi ra phiên bản đầu tiên vào tháng 12/2019, chúng tôi tuyển thêm người. Hiện nay, đội ngũ Aladin gồm 5 kĩ sư, một chuyên gia thiết kế, và ba chuyên viên chăm sóc khách hàng. Chúng tôi vẫn đang tuyển thêm kĩ sư phần mềm và nhân sự marketing. 

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 3.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 4.

Những tiêu chí cốt lõi của Aladin? Vì sao có những tiêu chí đó?

Tiêu chí cốt lõi của Aladin là: tận tâm với khách hàng, lấy chữ tín làm đầu, tiết kiệm, và đơn giản.

Aladin ra đời để phục vụ cộng đồng người Việt. Có thể phục vụ cộng đồng thật tốt thì Aladin mới tồn tại. 

Có chữ tín thì người dùng mới tin Aladin và đội ngũ tạo ra Aladin. Chúng tôi lấy chữ tín làm đầu và điều này thể hiện cả trong văn hoá của TFL Group lẫn quy trình mua bán trên Aladin.

Aladin hướng tới sự đơn giản. Khi thiết kế Aladin, chúng tôi luôn hỏi: có cách nào đơn giản hơn không? Aladin không có hướng dẫn dài dòng, người sử dụng có thể làm mọi thao tác trên ứng dụng mà không cần học hay đọc tài liệu hướng dẫn.

Mục tiêu của Aladin là giúp người dùng tiết kiệm. Bán đi món đồ dư cũng là một cách tiết kiệm. Mua món đồ cũ tốt để dùng thay vì mua đồ mới cũng là một cách tiết kiệm. Và hơn nữa, mua bán đồ cũ thúc đẩy việc tái sử dụng, góp phần làm xanh sạch môi trường.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 5.

Aladin hướng tới đối tượng người dùng tiềm năng nào? Có thu phí người dùng không? Ứng dụng duy trì, kiếm lợi nhuận bằng cách nào?

Aladin hướng tới các bạn trẻ từ 18 tới 36 tuổi, quan tâm tới bảo vệ môi trường và tái sử dụng, đồng thời có tiêu chí tiêu dùng thông minh. Đây là đối tượng thành thạo sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội. Các bạn độ tuổi này dễ chấp nhận mua một món đồ đã qua sử dụng và bán đi món đồ không cần dùng. 

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 6.

Aladin hoạt động trên nền tảng nào? Hiện nay có bao nhiêu người dùng và số lượng sản phẩm mua bán?

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 7.

Aladin hoạt động trên điện thoại thông minh dùng Android và iOS. Ngoài ra, Aladin cũng có website để mọi người tham khảo các sản phẩm đang được bán. 

Hiện nay có hơn 40.000 người dùng trên Aladin, tập trung ở hai thành phố Hà Nội và HCM. Đồng thời có hơn 8.000 người đang bán đồ trên Aladin với hơn 33.000 mặt hàng.

Nhóm hàng mua, bán nào được ưa chuộng nhất? Thời gian giao dịch một sản phẩm là bao lâu? Mức giá dao động các sản phẩm là bao nhiêu?

Nhóm hàng được ưa chuộng nhất là đồ điện tử, đồ em bé, và quần áo.

Tôi và anh em trong công ty đăng bán các món đồ đã qua sử dụng từ khi Aladin ra đời tới nay. Thời gian hoàn thành giao dịch tuỳ thuộc vào chất lượng và giá.

Điển hình như trường hợp một bạn đăng bán iPad còn khá mới kèm bút giá bằng một nửa giá mới, vừa đăng đã có mấy người tranh nhau mua. Sau khi bán rồi còn có người hỏi và rất tiếc đã không mua được. Người mua gần ngay đó nên giao dịch hoàn thành trong vòng chưa đến một tiếng.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 8.

Có nhiều sản phẩm khá giá trị được giao dịch qua Aladin, vậy làm sao đảm bảo tính an toàn cho giao dịch? Có những rủi ro gì cho người mua, bán?

Hiện trên Aladin có nhiều bạn bán xe hơi cũ, bộ bàn ghế cổ, hay chiếc xe phân khối lớn nhập từ nước ngoài về. Các sản phẩm này đều có giá vài trăm triệu đồng. Trước đây có nhiều bạn bán nhà nhưng Aladin hiện chưa xác minh nhà chính chủ nên chúng tôi đã từ chối.

Khi giao dịch qua Aladin, người bán và người mua trao đổi qua ứng dụng. Một khi thỏa thuận đạt được, hai người hẹn gặp nhau để xem sản phẩm kĩ hơn trước khi quyết định mua. Việc mua bán các sản phẩm này qua Aladin không khác với thói quen mua đồ cũ trước giờ. Thuận lợi là hai bên có thể trao đổi qua ứng dụng về chi tiết sản phẩm trước khi sắp xếp đi coi.

Rủi ro là khi người mua cầm tiền mặt đi giao dịch hoặc không coi kĩ sản phẩm để rồi bị lừa. Aladin hạn chế bằng các khuyến cáo người mua nên hỏi kĩ người bán, xem trang cá nhân của nhau để biết họ có đáng tin hay không và mua bán trong bán kính gần.

Anh có thể chia sẻ qui trình mua – bán một sản phẩm đặc trưng trên Aladin? 

Qui trình bán sản phẩm trên Aladin rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng kí một tài khoản bằng email hoặc dùng Facebook/Google/Apple.

Sau khi đăng nhập vào Aladin, ấn vào icon camera để chụp hình. Bạn cho thêm tiêu đề, giá, chọn địa điểm bán. 

Đội ngũ Aladin sẽ kiểm duyệt bài để đảm bảo chất lượng. Nếu qua được, sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện trên Aladin và bạn chỉ cần trả lời tin nhắn ngay trên ứng dụng khi có người muốn mua.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 9.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 10.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Aladin là những ai?

Aladin đi theo hướng mua bán đồ cũ trong địa phương và qua ứng dụng di động thông minh nên chúng tôi không đi theo hướng cạnh tranh.

Vài tháng trước có một ứng dụng giống Aladin do công ty Hàn Quốc phát triển nhưng họ đã ngừng hoạt động và rút về nước hồi đầu tháng 4 khi dịch COVID-19 diễn ra.

Aladin có tính ưu việt gì hơn các ứng dụng khác, sàn thương mại điện tử, hoặc mạng xã hội cùng mua bán đồ cũ để thu hút người dùng?

Aladin tập trung vào ứng dụng trên điện thoại di động. Đây có lẽ là khác biệt rất lớn so với những công ty hoạt động trong lĩnh vực mua bán đồ cũ. Chúng tôi trau chuốt từng chi tiết nhỏ để đảm bảo tính đơn giản và dễ sử dụng cho người dùng.

Aladin chú trọng triển khai ở từng địa phương một. Mục tiêu là trong bán kính 10 km hoặc nhỏ hơn bạn có thể đăng một món đồ và mọi người xung quanh sẽ mua qua Aladin. Hai người hẹn gặp nhau ở địa điểm công cộng và hoàn thành giao dịch nhanh chóng.

Aladin chú trọng đến bảo mật thông tin cá nhân. Khác với các trang rao vặt, vì Aladin là ứng dụng trên điện thoại nên người bán và người mua có thể trao đổi trực tiếp với nhau qua ứng dụng mà không cần công khai số điện thoại hay địa chỉ email. Người bán sẽ không bị làm phiền từ các cuộc gọi không đúng mục đích. Người bán và mua trên Aladin xây dựng uy tín bằng việc xác thực thông tin cá nhân với Aladin. Đồng thời, sau mỗi lần giao dịch, hai bên có thể đánh giá cho nhau. Có một trang cá nhân với nhiều đánh giá 5 sao và lời nhận khen chân thành sẽ giúp mua bán nhanh hơn.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 11.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 12.

Theo anh, có những đánh giá, tiêu chuẩn nào để đo lường chất lượng các ứng dụng tương tự như Aladin?

Aladin cũng như các app tương tự là ứng dụng phục vụ cộng đồng. Nên đánh giá của người dùng trên Google Play hay Appstore là rất quan trọng. Aladin mới ra đời nhưng hiện nay được đánh giá cao nhất trong số các ứng dụng cùng thể loại.

Ngoài ra, các đo lường về số lượng sản phẩm đăng bán, số lượng giao dịch thành công, mức độ tăng trưởng về số lượng người bán và mua cũng rất quan trọng.

Aladin có triển khai thẻ tích điểm, chương trình giảm giá, khuyến mãi định kì hay các chiến dịch quảng bá ứng dụng hay không?

Aladin đang triển khai chiến dịch ba thật: người mua thật, người bán thật, và bán đồ thật.

Nỗ lực phát triển Aladin đều tập trung vào ba thật nhằm xây dựng cộng đồng mua bán đồ cũ lành mạnh và tích cực. Chúng tôi sẽ triển khai chiến dịch này ở từng địa điểm cụ thể. Thông tin cụ thể sẽ được thông báo trên ứng dụng và fanpage của Aladin.

Đánh giá của người dùng về Aladin thời gian qua như thế nào?

Aladin mới ra đời nhưng hiện nay được đánh giá cao nhất trong số các ứng dụng cùng thể loại. 

Trên Appstore, Aladin đạt 4,8 sao với gần 1.500 đánh giá. Trên Google Play, Aladin đạt 4,7 sao với gần 350 đánh giá. Người dùng đánh giá cao Aladin ở điểm dễ sử dụng, đơn giản, và thuận tiện.

Sau một khoảng thời gian đi vào hoạt động, Aladin có những đối tác tổ chức nào ngoài mạng lưới khách hàng cá nhân? Mức độ hài lòng về Aladin của anh ra sao?

Aladin chỉ tập trung phục vụ cá nhân mua bán và trao đổi đồ cũ trong địa phương. Aladin không có khách hàng là các tổ chức.

Mỗi bài đăng trên Aladin, bạn chỉ được đăng một món đồ, vì Aladin khuyến khích người dùng trao đổi mua bán đồ đạc không sử dụng, và không ưu tiên hình thức mua bán vì mục đích kinh doanh (shop bán sỉ, shop bán đồ mới…). 

Mức độ hài lòng của tôi về Aladin: tôi hài lòng vì Aladin bước đầu đã phục vụ được những cá nhân có nhu cầu mua bán đồ cũ thật và Aladin được mọi người chấp nhận cũng như ủng hộ hết mình. Vẫn còn rất nhiều việc cần làm để Aladin được đến tay nhiều người hơn và bản thân Aladin cũng ngày càng phát triển hơn.

Anh có thể chia sẻ giá trị tài chính Aladin mang lại thời gian qua? Trong 1 đến 5 năm tới, Aladin có phát triển thêm tính năng nào không hay kêu gọi đầu tư?

Rất may cho chúng tôi là có co-founder đam mê công nghệ, tràn đầy nhiệt huyết với ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, và sẵn sàng đầu tư để Aladin được phát triển và đi theo hướng xây dựng cộng đồng trong sạch. 

Sắp tới ngoài việc triển khai Aladin trong các cộng đồng có mức độ tập trung cao, Aladin đưa một số ứng dụng AI vào để giúp việc mua bán trở nên dễ dàng hơn thông qua việc tăng độ tin cậy vào người sử dụng và sản phẩm bán trên Aladin.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 13.

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 14.

Anh nhận thấy sự thay đổi tư duy của cộng đồng mua bán đồ cũ Việt Nam thời gian qua như thế nào? Có thước đo gì cho thị trường đồ cũ tại Việt Nam không? Anh đánh giá ra sao về thị trường này tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung?

Theo nghiên cứu của chúng tôi, mua bán đồ cũ ở Việt Nam rất sôi động. Vài năm trước có lẽ tâm lý không dùng đồ cũ còn chiếm đa số. Nhưng với sự phát triển của xã hội và đặc biệt nâng cao nhận thức về môi trường cũng như xu hướng tiết kiệm, đồ cũ ngày càng được chấp nhận. Giới trẻ 9x và 10x ngày nay không ngại gì khi mua hay bán đồ cũ. 

Các nước phát triển như Mỹ, năm 2019 đã chứng kiến lượng giao dịch đồ cũ đạt tới 28 tỉ USD. Ngay cả Trung Quốc, một đất nước trước đây có thái độ không tích cực đối với đồ cũ, lượng giao dịch được dự đoán vượt qua mức 143 tỉ USD.

Trong dân gian hay lan truyền câu "mua của người chán, bán cho người cần" hay "cũ người mới ta", phần nào thể hiện tư duy có sẵn của người Việt về đồ cũ.

Xin cảm ơn anh về những chia sẻ!

[eMagazine] Aladin - Ứng dụng mua bán đồ cũ cho cộng đồng người Việt - Ảnh 15.


Tiến Vũ
NVCC
Tiến Vũ
Kinh tế & Tiêu dùng