Nghị quyết 128/NQ-CP về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đang được các doanh nghiệp đánh giá kỳ vọng giúp "cởi trói" tinh thần cho doanh nghiệp và khôi phục kinh tế.
Chuyển từ phòng thủ sang tìm cơ hội mở cửa, sống chung với virus, thẻ xanh vắc xin,... những quan điểm mới từ các nhà lãnh đạo đang thắp lại hy vọng cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến cuộc chiến chống COVID-19 trên thế giới bước sang giai đoạn mới, thay vì tìm kiếm mục tiêu "zero-COVID" như trước đây, các quốc gia đang học cách "sống chung với virus".
Khối FDI và các DN lớn có diễn đàn để chỉ ra các bất cập, còn các DN vừa và nhỏ đang gặm nhấm sự tổn thương chưa từng có trong im lặng. Nối lại chuỗi cung ứng, điều chỉnh chính sách theo hướng trao quyền và trách nhiệm cho DN là 'chỉ thị' khẩn thiết của nền kinh tế đặt ra cho Chính phủ.
Điều mà các doanh nghiệp mong mỏi nhất chính là hành động thực tế từ Chính phủ. Bài toán căn bản phải giải vẫn là chính sách xuyên suốt và đồng bộ từ trung ương đến địa phương để tạo điều kiện cho DN tổ chức sản xuất, phục hồi chuỗi cung ứng và vận tải.
"Rủi ro từ ngắn đến trung hạn mà nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải là tác động dây chuyền từ đứt gãy nguồn cung ứng có thể lan tới lĩnh vực tài chính và hệ quả xã hội của cuộc khủng hoảng khi thất nghiệp gia tăng".
Hàng hóa có đủ trên kệ, nhưng Bách Hóa Xanh và Vinmart vẫn phải từ chối phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách hàng chỉ vì những "chốt chặn" trong chính sách "ai ở đâu ở yên đó".
Hàng km xe luồng xanh bị tắc nghẽn tại các chốt kiểm soát, nhà máy sản xuất đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu "cái nút chai" là một vài trong vô vàn câu chuyện mà doanh nghiệp thời COVID-19 gặp phải vì những quy định giật cục, chồng chéo, bất nhất giữa các địa phương.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, trong những phiên tới, thị trường có lẽ sẽ vẫn tiếp tục tích lũy thêm tại ngưỡng 1.275 để lấy đà bật lên lấp gap 1.260 - 1.285.