Bà Hải Vân: Khi Grab vừa vào Việt Nam gần 7 năm trước, tôi được nhìn thấy sự thay đổi từng bước làm cho cuộc sống người dân dễ dàng hơn rất nhiều. Ðiều đầu tiên mà Grab làm được là mang đến cho các bác tài một công việc được công nhận. Các bác tài giờ biết sử dụng điện thoại thông minh, biết dùng app, thay đổi tác phong phục vụ khách lịch sự, đón khách đúng giờ... và quan trọng nhất là có thể tự hào giới thiệu "tôi chạy xe công nghệ".
Bây giờ sau một năm điều hành Grab, tôi còn biết thêm nhiều câu chuyện cảm động hơn về các cô, các chị bán hàng quán vỉa hè nhờ có Grab mà có thể tăng doanh thu, cải thiện thu nhập.
Một cách thẳng thắn, khi bản thân đảm nhiệm một vai trò mới, tôi nhìn thấy con đường phía trước bằng chính những cơ hội nhiều hơn là thách thức. Một phần vì Grab đã tìm được chỗ đứng nhất định sau gần 6 năm hoạt động, phần khác vì chúng tôi đã nuôi dưỡng được một đội ngũ nhân sự chuyên môn và gắn kết chặt chẽ.
Bà Hải Vân: Từ góc độ doanh nghiệp, đại dịch đã ảnh hưởng ảnh hưởng mô hình kinh doanh của tất cả doanh nghiệp. Trong đó, bài toán tối ưu cơ cấu chi phí và tiềm lực nhân sự chính là những thách thức vận hành được đặt ra cho các doanh nghiệp.
Riêng với Grab, chúng tôi xem COVID-19 như một cơ hội để đội ngũ nhân sự của Grab thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng. Đơn cử, vì nhu cầu di chuyển của người dùng giảm thiểu, chúng tôi đã linh hoạt phân bổ nhân sự từ bộ phận này sang bộ phận vận hành đối tác nhà hàng.
Trong thách thức sẽ là cơ hội và điều quan trọng với mỗi doanh nghiệp là phải giữ được bình tĩnh, xác định được ưu tiên cần thực hiện để nhanh chóng thay đổi nhằm thích nghi với những chuyển biến của thị trường. Với Grab, hoàn thiện hệ sinh thái và đa dạng sản phẩm, dịch vụ chính là những phương thức hữu hiệu để chúng tôi vượt "chướng ngại vật".
Bà Hải Vân: Chúng tôi xin phép không bình luận về vấn đề này.
Bà Hải Vân: Thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng đang chờ được khai phá, sự gia nhập của những nền tảng mới sẽ càng thúc đẩy "miếng bánh thị trường" nở to hơn và mang đến lợi ích lâu dài cho tất cả mọi người.
Với Grab, tại mỗi thị trường mình vận hành, trong đó có Việt Nam, chiến lược bản địa hoá luôn được vận dụng một cách triệt để nhằm mang đến sự am hiểu tường tận thị trường, nhờ đó không ngừng phát triển những dịch vụ mới mang tính đặc trưng, tạo nên sự khác biệt cho Grab tại địa phương.
Bà Hải Vân: Theo số liệu từ Statista, thị trường giao nhận thức ăn trực tuyến tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức doanh thu lên đến 302 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt mức 557 triệu USD vào năm 2020. Xu hướng tiêu dùng dịch chuyển mạnh từ các dịch vụ offline sang online sẽ khiến cho mảng giao hàng trực tuyến hay giao nhận đồ ăn tiếp tục là những xu hướng nổi trội trong thời gian sắp tới.
Chúng tôi cũng sở hữu những ưu thế nhất định trong mảng giao đồ ăn. Thứ nhất, về độ phủ và nền tảng người dùng, GrabFood đang là nền tảng giao nhận thức ăn có mạng lưới rộng nhất Việt Nam với sự hiện diện tại 18 tỉnh thành, phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày của 1/4 người dân khắp cả nước.
Thứ hai, với tốc độ giao hàng trung bình khoảng 20 phút/đơn hàng, GrabFood hiện đang là nền tảng sở hữu thời gian giao hàng nhanh nhất với danh mục món ăn, thức uống đa dạng ở mọi mức giá.
Bà Hải Vân: Dịch COVID-19 tại Việt Nam trong năm qua có thể xem là bài toán kiểm tra sức mạnh nền tảng công nghệ của Grab, cũng như khả năng ứng biến và sự cứng cỏi, bền bỉ của đội ngũ nhân sự. Đến hiện tại, chúng tôi đã giải bài toán này tương đối ổn thoả.
Hình thức "đi siêu thị hộ" GrabMart vừa được triển khai từ cuối tháng 03/2020 cũng nhận được nhiều kết quả khả quan với số lượng đơn hàng tăng 91%, tốc độ tăng trưởng theo tuần (tính theo %) ổn định ở mức hai con số.
Ngoài ra, số lượng các đối tác kinh doanh tham gia GrabFood trong quý 3/2020 tăng gấp ba lần so với quý 1/2020 với giá trị trung bình của một đơn hàng tăng 26%. Ở mảng thanh toán phi tiền mặt, lượng giao dịchđược thực hiện qua ví điện tử Moca chiếm đến 43% trong thời gian vừa qua.
Xin cảm ơn bà!