|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Cách đây vài năm, thị trường tín dụng ngoài ngân hàng, cụ thể hơn là lĩnh vực cầm đồ vẫn chịu những định kiến của xã hội. Hầu hết các cửa hàng cầm đồ, cho vay cá nhân đều có quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ và thiếu sự chuyên nghiệp.

Trong bối cảnh ngành dịch vụ cầm cố tài sản hoạt động chủ yếu theo phương pháp truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ và mang tính cá thể, CTCP Kinh doanh F88 trở thành một hiện tượng lạ khi đưa mô hình chuỗi cầm đồ phủ sóng khắp cả nước.

Ngay trong thời điểm nền kinh tế nói chung gặp khó khăn, F88 đã khai trương phòng giao dịch thứ 300 tại Phú Thọ vào cuối tháng 12/2020, chạm mục tiêu mở rộng trước một năm.

CTCP Kinh doanh F88 thành lập vào tháng 6/2016 với vốn điều lệ ban đầu chỉ 54,5 tỷ đồng. Trải qua nhiều lần tăng vốn, tính đến thời điểm cuối tháng 7/2020, vốn điều lệ của công ty đạt 407 tỷ đồng.

Năm 2020, F88 ước tính dư nợ cho vay của công ty tăng trưởng 230% so với năm 2019; doanh thu và các nguồn thu tăng 220% lần. Vốn chủ sở hữu của F88 tăng 160% so với đầu năm. Quy mô nhân sự đạt gần 2.000 người.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 1.

 Người đứng sau những bước tiến của F88 là CEO Phùng Anh Tuấn, một doanh nhân trẻ sinh năm 84. Cách đây hai năm, chúng tôi từng có cơ hội được lắng nghe chia sẻ từ vị CEO này về mục tiêu mà F88 theo đuổi: "Khai phá tập khách hàng chưa bao giờ đi cầm đồ, thay đổi định kiến của xã hội".

Trong lần gặp lại lần này, ông Tuấn đã chia sẻ thêm mục tiêu mới khi F88 đã ở quy mô lớn hơn.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 2.

CEO Phùng Anh Tuấn: Nếu điều kiện diễn ra bình thường thì chúng tôi sẽ không có gì để nói, tuy nhiên năm vừa rồi là năm COVID-19. Lần bùng dịch đầu tiên diễn ra vào giai đoạn tháng 3 – 4, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, F88 không mở mới sau đó mở rộng quy mô từ từ để theo dõi.

Đến thời điểm bùng phát dịch lần hai vào tháng 7, tháng 8, cả đội ngũ vẫn vượt qua giai đoạn đó đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu kinh doanh của cả năm. Điều này đã chứng tỏ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, thể hiện sự gắn kết của con người trong tổ chức và nỗ lực hoàn thành cam kết đã đề ra.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 3.

Tại F88, họ được sống trong môi trường văn hóa gắn kết và yêu thương nhau, họ có niềm tự hào về công ty. Bản thân đội ngũ cán bộ cấp cao của F88 cũng có nhiều thành viên đến từ các tổ chức lớn khác.

Chính vì định hướng và chiến lược của công ty là đầu tư cho con người. Nếu con người được đào tạo đúng đắn thì chắc chắn tổ chức sẽ phát triển. Trong tổ chức, chúng tôi đã thành lập học viện đào tạo. Bên cạnh đó còn thành lập riêng một ban chỉ để xây dựng văn hóa doanh nghiệp để người mới vào công ty trong một thời gian nhất định phải thấm nhuần văn hóa của tổ chức.

Chỉ cần nhìn cấu trúc tổ chức có thể thấy được doanh nghiệp này rất coi trọng con người. Các doanh nghiệp khác thường chỉ thành lập ra các phòng đào tạo, hoặc cùng lắm thì nhân sự hoặc truyền thông.

Ngày xưa cứ ba tháng thì F88 mới mở một phòng giao dịch, nhưng với năng lực hiện tại thì một ngày chúng tôi cũng có thể mở mới một phòng giao dịch. Điều tạo ra sức bật như vậy theo tôi chính là yếu tố nhân lực. Nếu con người không có cùng mục tiêu, suy nghĩ, cách làm thì không thể tạo ra hiệu suất như vậy.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 4.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 5.

CEO Phùng Anh Tuấn: Tất nhiên, để phát triển doanh nghiệp cần nhiều yếu tố từ chiến lược, chất lượng sản phẩm, định vị thương hiệu, marketing. Nhưng bản chất tạo ra cái đó là con người. Yếu tố con người làm nên tất cả và con người là trung tâm. Nếu như có thể tuyển dụng những con người tốt vào tổ chức, sau đó đào tạo họ, biến tiếng nói riêng thành tiếng nói chung thì những thứ còn lại có thể dễ dàng vượt qua. Từ trước tới nay triết lý của chúng tôi là như vậy.

Cách đây 5 năm, tầm nhìn được F88 công bố là "Đến năm 2021, F88 trở thành công ty cung cấp dịch vụ cầm đồ số 1 Việt Nam, sở hữu 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, với sứ mệnh thay đổi định kiến xã hội về ngành nghề cầm đồ."

Về mục tiêu mở hệ thống giao dịch, chúng tôi đã hoàn thành, đồng thời cũng cho xã hội thấy mô hình kinh doanh là mô hình tốt, có thể cung cấp dịch vụ tài chính thiết yếu cho người dân.

Sứ mệnh, tầm nhìn đến năm 2023 của chúng tôi đã khác đi, đó là "Thay đổi cách tiếp cận tài chính, giúp người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn".

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 6.

Muốn làm được điều này thì những nhân viên trong tổ chức phải tìm cách. Từ đó họ thấy được ý nghĩa trong công việc, thấy được hàng ngày mình đi làm vì điều gì. Sứ mệnh này sẽ giúp thành viên trong tổ chức thay đổi "mindset", rằng ngoài đi làm vì thu nhập còn vì ý nghĩa muốn giúp đỡ mọi người.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 7.

CEO Phùng Anh Tuấn: Từ khi mới thành lập, bộ máy founder của F88 đã có sự góp mặt của những người làm công nghệ lâu năm. Ngay từ đầu, chúng tôi đã phát triển hệ thống công nghệ để ứng dụng trong hoạt động vận hành. Gần như tất cả các hoạt động vận hành của F88 đều áp dụng công nghệ, từ việc xây dựng ra hệ thống corebank quản lý toàn bộ các khoản vay của khách hàng, giúp phê duyệt khoản vay nhanh chóng.

Thông qua các hệ thống như vậy, công ty có thể dễ dàng quản lý dư nợ tại các phòng giao dịch (realtime), phân tích báo cáo, quản trị và kiểm soát rủi ro, thẩm định tài sản, quản lý kho bãi. Từ đó, tăng năng suất cho đội ngũ vận hành. Nếu không ứng dụng công nghệ thì chắc chắn F88 không thể mở được hệ thống phòng giao dịch với tốc độ nhanh như hiện tại.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 8.

CEO Phùng Anh Tuấn: Thứ nhất, dưới góc độ quy mô, đây là một ngành có thị trường rất lớn. Theo ước tính từ khoảng 5 – 6 năm trước, thị trường đã có tới 30.000 hiệu cầm đồ trên toàn quốc. Thứ hai, thị trường tín dụng ngoài ngân hàng (Unbank/Underbank) có quy mô dư nợ vào khoảng 50 – 60 tỷ USD.

Trong khi đó những công ty có thể cung cấp dịch vụ để phục vụ tập khách hàng đó không nhiều. Vậy nên giai đoạn này chưa thể gọi là cạnh tranh được do số lượng công ty tham gia vào thị trường còn ít.

Chỉ khi các công ty đủ lớn và có hệ thống phòng giao dịch đủ mạnh thì khi đó yếu tố cạnh tranh mới xảy ra.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 9.

CEO Phùng Anh Tuấn: Theo kế hoạch chúng tôi sẽ chưa IPO trong năm tới, việc IPO có thể diễn ra vào cuối năm 2022 hoặc sang 2023 khi quy mô công ty đủ lớn. Năm 2023 cũng đánh dấu thời điểm tròn 10 năm công ty thành lập với mục tiêu đạt 1.000 phòng giao dịch trên toàn quốc.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 10.

CEO F88: ‘Ngành cầm đồ từng chịu những định kiến của xã hội, ngày trước nhiều nhân viên đi làm cảm thấy mặc cảm và không muốn cho ai biết mình đang làm việc cho F88’ - Ảnh 11.

CEO Phùng Anh Tuấn: Ngay cả trong năm nay, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty vẫn hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đặt ra từ đầu năm. Tôi cho rằng sang năm tới, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn cộng với sự xuất hiện của vắc xin thì kinh tế Việt Nam sẽ còn tăng trưởng tốt hơn nữa. Với triển vọng ngành, khi đó nhu cầu tài chính của người dân cũng sẽ tăng do chi tiêu được thúc đẩy trở lại.

Rất cảm ơn ông!

Thu Thủy
Justin Bui
Kinh tế & Tiêu dùng