Thương vụ Việt Nam tại WTO

Sau khi gia nhập WTO từ năm 2007 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công song nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%/năm.

Thương vụ Việt Nam tại WTO - Ảnh 1.

Logo Tổ chức Thương mại Thế giới

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại WTO

Địa chỉ thương vụ: 30 Chemin des Corbillettes, 1218 Grand-Saconnex, Geneva, Switzerland

Điện thoại: (+41) 22 788 7023

Email: wto@moit.gov.vn

Fax: (+41) 22 788 7024

Tham tán Công sứ, Phó Trưởng phái đoàn: Ông Lê Đình Bá

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - WTO

Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức được Tổ chức Thương mại thế giới WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO, đây được coi là một bước ngoặt trọng đại và một khởi đầu đầy tốt đẹp từ năm 2007.

Thuận lợi

Sau khi gia nhập WTO từ năm 2007 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công song nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%/năm.

Từ khi trở thành thành viên của WTO, mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đều đạt từ 12 - 14%/năm và chỉ có dấu hiệu giảm sút trong thời gian ngắn gần đây. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 cũng tăng gấp 3,6 lần so với năm 2007. 

Đối với các luồng xuất nhập khẩu, gia nhập WTO dự kiến sẽ làm tăng nhanh xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhưng chỉ có tác động rất nhỏ đến việc tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, ASEAN, EU.

Gia nhập WTO cũng sẽ làm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Châu Á khác (trong đó có Đài Loan) ngoài các thị trường truyền thống gia tăng mạnh, nhưng xét về mặt giá trị, quy mô xuất khẩu vào những nước ngoài ASEAN vẫn khá nhỏ.

Nhờ nỗ lực của cả tập thể mà 12 năm qua, hàng hóa sản phẩm của Việt Nam đã vươn ra nhiều thị trường trên thế giới. Trong đó chinh phục được cả những thị trường khó tính như Australia, New Zealand, Hong Kong và Nhật Bản.

Về thị trường nhập khẩu của Việt Nam, kết quả của mô hình cho thấy việc gia nhập WTO sẽ làm gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN và EU sẽ chịu tác động âm từ việc gia nhập WTO do hiệu ứng pha loãng.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu: Những nhóm ngành được lợi nhiều nhất khi Việt Nam gia nhập WTO là những ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, sản xuất giày và điện tử. 

Ngành may mặc dự báo sẽ là ngành có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhanh nhất do Việt Nam gia nhập WTO, tăng 37,8% so với trường hợp Việt Nam không gia nhập WTO. 

Về cơ cấu hàng nhập khẩu, có thể thấy, việc gia nhập WTO có tác động làm tăng nhập khẩu tất cả các mặt hàng từ sản phẩm nông nghiệp đến sản phẩm công nghiệp, tuy tác động đối với mỗi ngành hàng mạnh yếu khác nhau.

Như vậy, gia nhập WTO sẽ có tác động rất mạnh lên tăng trưởng xuất khẩu một số ngành sản xuất tại Việt Nam, nhưng có thể làm tăng nhập khẩu trên diện rộng, đối với mọi loại hàng hóa.

Thương vụ Việt Nam tại WTO - Ảnh 2.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được sau 12 năm gia nhập WTO, hạn chế của nền kinh tế vẫn còn ở việc tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chậm, nhiều nơi vẫn dở dang

Một trong những hạn chế của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là tình trạng thành tích xuất khẩu luôn nằm ở nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã mang hàm lượng công nghệ cao hơn, sản phẩm đa dạng hơn và tìm kiếm được nhiều thị trường xuất khẩu hơn, song hàng hóa xuất khẩu mang nội hàm trong nước chưa cao. 

Việt Nam rất cần những yếu tố, động lực về chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và chú trọng vào phát triển công nghiệp phụ trợ.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/thuong-vu-viet-nam-tai-wto-20191209184420793.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/