Thành Thành Công - Biên Hòa kiến nghị giải pháp gỡ khó cho ngành đường

Theo Thành Thành Công - Biên Hòa việc nhập khẩu đường thô và đường trắng sẽ tác động tiêu cực đến ngành đường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh khó khăn và xu hướng mở cửa của thị trường.

Mới đây, ngày 6/12, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa vừa có văn bản gửi Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) về việc ổn định thị trường đường Việt Nam cũng như bảo về quyên và lợi ích của doanh nghiệp, nông dân, người lao động đang tham gia trong chuỗi giá trị ngành đường và người tiêu dùng.

Theo Công ty Thành Thành Công - Biên Hòa, trong niên vụ 2019 -2020, tổng sản lượng sản xuất đường dự kiến khoảng 900.000 tấn so với mức dự kiến là 1,8 triệu tấn thì thiếu hụt 900.000 tấn, chiếm tỉ lệ 50% tổng sản lượng sản xuất.

Sản lượng thiếu hụt này sẽ được bù đắp thông qua con đường nhập khẩu.

Tuy nhiên, "nếu chúng ta không thực hiện mà thả nổi cho thị trường, tự do nhập khẩu về sản lượng, giá cả và chất lượng thì ngành đường Việt Nam chắc chắn sẽ triệt tiêu trước bối cảnh thực hiện Thông tư 23 của Bộ Công Thương về hội nhập ATIGA.

Thậm chí có thể mất đi trên bản đồ ngành đường thế giới và khủng hoảng ngành đường Việt Nam sẽ diễn ra trên diện rộng và sâu", đại diện Công ty Thành Thành Công - Biên Hòa nhận định.

Bên cạnh đó, hiện tại giá đường thô bình quân trên sàn thế giới là 13,2 cent/tấn và giá đường trắng là 380 USD/tấn.

Sau khi tính toán các chi phí vận chuyển, nhập khẩu thì gái đường trắng bán tại Việt Nam sẽ thấp hơn so với giá đường trasngws nội đia từ 1.200 - 1.500 đồng/kg.

"Như vậy, các nhà máy sản xuất đường không có khả năng cạnh tranh, buộc phải đóng cửa, nông dân sẽ bỏ cây mía làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 700.000 nông dân đã nhiều năm gắn bó với cây mía Việt Nam", doanh nghiệp này cho hay.

Trong khi đó, chính phủ Thái Lan đã có chính sách bảo hộ ngành đường giúp đường Thái tăng năng lực cạnh tranh, chính phủ Indonesia cũng có chính sách quản lí chất lượng đường nhập khẩu, có hàng rào kĩ thuật để bảo về doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Do đó, theo Thành Thành Công - Biên Hòa, VSSA cần thống nhất phương án nhập khẩu để kiến nghị Bộ Công Thương và Chính phủ. Trong đó, cần xác định cụ thể loại đường nhập khẩu, đơn vị thực hiện, thủ tục nhập khẩu và các nghĩa vụ tài chính.

Đồng thời, cùng ngày, doanh nghiệp này cũng đã có đơn kiến nghị gửi Bộ Công Thương về giải pháp tháo gỡ các khó khăn đặc biệt nghiêm trọng của ngành mía đường Việt Nam.

Thành Thành Công - Biên Hòa cho biết hiện nay các nước ASEAN mặc dù mở cửa không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đường nhưng họ vẫn ban hành các chính sách phù hợp để siết chặt việc nhập khẩu đường nhằm bảo vệ nền sản xuất đường trong nước.

Việc nhập khẩu đường trắng không được khuyển khích và chỉ nới lỏng khi có sự thiếu hụt đường trong nước. Tuy nhiên, việc cấp phép nhập khẩu đường trắng cững chỉ có thời hạn rất ngắn, thường là từ 1 - 2 tháng.

Do đó, Thành Thành Công - Biên Hòa kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu và han hành hoặc tham mưu cho Chỉnh phủ ban hành các biện pháp phù hợp tương tự như các quốc gia Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia đang áp dụng để điều tiết hạn chế lượng đường trắng nhập khẩu và khuyến khích việc nhập khẩu đường thô để làm nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy đường.

Đến ngày 13/12, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản phản hồi về kiến nghị này của Công ty Thành Thành Công - Biên Hòa.

Theo VSSA, ngày 29/11 vừa qua, tại cuộc họp mở rộng của Ban chấp hành, đại diện Công ty Thành Thành Công - Biên Hòa đã có nêu ý kiến với nội dung "chỉ cho nhập khẩu đường thô". 

Tuy nhiên, ý kiến này đã không nhận được sự đồng thuận của đa số Ủy viên Ban chấp hành nên đã không được đưa vào nghị quyết của phiên họp.

"Do đó, việc Công ty Thành Thành Công - Biên hóa tiếp tục đơn phương kiến nghị với cơ quan Nhà nước đề xuất đã không được Ban chấp hành thông quan là không phù hợp với Nghị quyết và điều lệ của Hiệp hội Mía đường Việt Nam", VSSA nhận định.


Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/thanh-thanh-cong-bien-hoa-kien-nghi-giai-phap-go-kho-cho-nganh-duong-20191213190400983.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/