Sáp nhập không phải nước cờ sáng suốt nhất của Grab và Go-Jek, vì nền kinh tế số ở Đông Nam Á đủ lớn cho cả hai

Cuộc đua đốt tiền của Grab và Go-Jek dường như đang khiến các nhà đầu tư nóng ruột, song sáp nhập sẽ không phải một lựa chọn tối ưu cho hai "kì lân gọi xe" ở Đông Nam Á.

Đầu tháng 3, Financial Times cho biết nhiều cổ đông lớn và quyền lực đang gợi ý SoftBank thúc đẩy hiện thực hoá thương vụ Grab sáp nhập cùng Go-Jek.

Thực tế, Financial Times nói rằng Grab và Go-Jek đã có những thảo luận nhất định liên quan đến khả năng sáp nhập trong ít nhất hai năm gần nhất. Song giới truyền thông nói về khả năng sáp nhập với cường độ cao và gấp gáp hơn trong vài tháng trở lại đây.

Grab

Grab và Go-Jek là hai trong số những startup lớn nhất ở Đông Nam Á. (Ảnh: The Low Dow)

Hiện tại, cả hai bên đều tỏ ra cởi mở, một nguồn tin thân cận nói với Financial Times. Mặc dù vẫn có những mâu thuẫn về tỉ lệ sở hữu, các lãnh đạo cấp cao của Grab và Go-Jek đều tỏ ra thiện chí. Dù vậy, cả Grab và Go-Jek đều phủ nhận khả năng sáp nhập ở thời điểm hiện tại.

Một thương vụ sáp nhập giữa Grab và Go-Jek có nhiều ý nghĩa với các nhà đầu tư bởi nó tạo ra một "liên minh" lớn mạnh hơn, cắt giảm mạnh chi phí hoạt động, giảm cạnh tranh và có lợi nhuận.

Dù vậy, giới quan sát cũng thấy rất nhiều lí do khiến việc Grab và Go-Jek trở thành một không phải nước đi thông minh nhất.

Hai vẫn tốt hơn một

Vì sao Grab và Go-Jek sáp nhập không phải nước đi thông minh nhất? - Ảnh 2.

Định giá Grab qua các vòng đầu tư. (Đơn vị: tỉ USD, Số liệu: Zero One, Đồ hoạ: Thái Sơn)

Vì sao Grab và Go-Jek sáp nhập không phải nước đi thông minh nhất? - Ảnh 3.

Định giá Go-Jek qua các vòng đầu tư. (Đơn vị: tỉ USD, Số liệu: Zero One, Đồ hoạ: Thái Sơn)

Trong nhiều trường hợp, có một đối thủ lớn trên thị trường lại mang đến lợi ích cho các công ty bởi thế độc quyền luôn khiến các công ty lọt vào tầm ngắm của cơ quan quản lí.

Ngay từ khi thông tin về khả năng Go-Jek và Grab sáp nhập xuất hiện, cơ quan quản lí cạnh tranh của Indonesia đã phản đối và cho rằng nó có thể tạo ra cơ chế độc quyền về giá dịch vụ. 

Cơ quan chức năng Singapore từng phạt Grab tới 13 triệu SGD vào năm 2018 khi họ mua lại mảng kinh doanh và vận hành của Uber tại Đông Nam Á. Bản thân người dùng cũng không thích những công ty độc quyền trên thị trường.

Ví dụ, Google có lẽ phải cảm ơn Apple khi đã tạo ra một hệ điều hành iOS đủ sức cạnh tranh với Android. Bằng không, Google sẽ phải đối diện với áp lực rất lớn từ các cơ quan quản lí từ vị thế độc quyền tên thị trường.

Mặc dù dĩ nhiên sự xuất hiện của Apple sẽ khiến Google mất khách hàng song chúng không phải lí do cản bước hai ông lớn này trở thành những công ty nghìn tỉ USD trên thị trường.

Go-Jek và Grab nên tồn tại độc lập, đặc biệt là khi họ muốn hiện thực hoá tham vọng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, bởi đây là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù vào chịu rất nhiều sự quản lí của các cơ quan thẩm quyền.

Công ty công nghệ và truyền thống

Vì sao Grab và Go-Jek sáp nhập không phải nước đi thông minh nhất? - Ảnh 4.

Thị trường Đông Nam Á đủ chỗ cho Go-Jek và Grab cùng cạnh tranh và phát triển. (Nguồn: Bain/ Google/ Temasek. Đồ hoạ: Thái Sơn)

Grab và Go-Jek tồn tại song song không phải một câu chuyện đau đầu với hai công ty bởi tăng trưởng của họ không đến từ việc giành giật khách hàng của nhau, mà là thu hút khách hàng từ các ngành công nghiệp truyền thống (ví dụ như taxi).

Mặc dù số lượng người dùng dịch vụ gọi xe tại Đông Nam Á tăng từ 8 triệu (2015) lên mức 40 triệu (2019), con số này cũng chỉ mới chiếm 6% dân số trong khu vực, theo một báo cáo của Google, Bain & Company, và Temasek.

Bên cạnh đó, mặc dù "đốt nhiều" tiền để cạnh tranh với nhau song cả Grab và Go-Jek đều đang phát triển ấn tượng và chưa công ty nào có dấu hiệu chững lại.

Với tất cả các lí do đó, Go-Jek và Grab không nên thực hiện sáp nhập bởi đó không phải nước cờ thông minh nhất. Thay vào đó, họ nên tập cung và củng cố vị thế "hai ông lớn" hiện tại trên thị trường thông qua các thương vụ thâu tóm nhỏ khác.

Dung lượng nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á đủ chỗ cho cả hai công ty phát triển. Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á đã vượt mốc 100 tỉ USD vào năm 2019 trước khi tăng lên gấp ba vào năm 2025 và trở thành khu vực tăng trưởng thương mại trực tuyến nhanh nhất thế giới nhờ dân số trẻ, thích thú với điện thoại thông minh.

Giá trị giao dịch trực tuyến trong khu vực từ bán lẻ trên Internet đến gọi xe sẽ chạm mốc 300 tỉ USD vào năm 2025, châm ngòi nhờ 360 triệu người dùng Internet, theo một nghiên cứu mới của Google, Temasek Holding Pte và Bain & Co.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/sap-nhap-khong-phai-nuoc-co-sang-suot-nhat-cua-grab-va-go-jek-vi-nen-kinh-te-so-o-dong-nam-a-du-lon-cho-ca-hai-20200322000833109.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/