Những cổ phiếu 'làm mưa làm gió' thị trường chứng khoán tháng 6 sẽ ra sao?
Vì sao các 'sếp lớn' đua nhau mua vào cổ phiếu ngân hàng sau niêm yết? | |
Lo chiến tranh thương mại, nhà đầu tư Mỹ bán tháo cổ phiếu gần mức cao kỷ lục |
Bông Bạch Tuyết trở lại và lợi hại hơn xưa
Ngày 12/6, cổ phiếu BBT của CTCP Bông Bạch Tuyết trở lại giao dịch trên UPCoM sau 9 năm rời sàn với mức giá tham chiếu 2.300 đồng/cp và đóng cửa với giá tăng kịch trần 40%, đạt 3.200 đồng/cp.
Sau đó cổ phiếu này có thêm 12 phiên tăng trần nữa trước khi “tạm nghỉ” với mức tăng khiêm tốn 0,64% ở phiên cuối tháng và đóng cửa ở giá 15.700 đồng/cp. Như vậy, tính từ ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu này đã tăng nóng gần 7 lần trong tháng 6.
Cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết tăng hơn 56% sau hai phiên trở lại UPCoM | |
Tìm lại chính mình, Bông Bạch Tuyết quay lại sàn chứng khoán với giá ‘trà đá’ |
Sau những phiên đầu thanh khoản èo uột, BBT đã có những phiên giao dịch bùng nổ với khối lượng hàng trăm ngàn cp/phiên. Nguồn: Algoplatform. |
Bông Bạch Tuyết từng niêm yết trên HOSE vào ngày 15/3/2004 với giá 21.600 đồng/cp và trở thành công ty thứ 23 niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn 2005 – 2008, công ty liên tục kinh doanh thua lỗ, xung đột nội bộ dẫn đến ngừng sản xuất tháng 7/2008 và hủy niêm yết vào tháng 8/2009 tại mức giá cuối cùng 5.400 đồng/cp.
Sau giai đoạn tái cơ cấu, từ năm 2014 đến nay, công ty bắt đầu có lãi. LNST năm 2017 đạt 14 tỷ đồng. Năm 2018, Bông Bạch Tuyết đặt kế hoạch doanh thu thuần 106,2 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế 16 tỷ đồng, tăng 4%.
TCB và YEG: Đắt xắt ra miếng?
Trong tháng 6 có hai mã cổ phiếu chào sàn HOSE thu hút được sự chú ý đặc biệt của nhà đầu tư, không phải chỉ bởi tên tuổi của doanh nghiệp mà còn vì mức giá/cp bị cho là quá “chát”.
Cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) giao dịch phiên đầu tiên hôm 4/6 với giá tham chiếu 128.000 đồng/cp và trở thành cổ phiếu có giá cao nhất nhóm ngành ngân hàng.
Ngay đầu phiên đã xuất hiện áp lực bán mạnh với giá sàn. Đóng cửa, TCB giảm sàn 20% về 102.400 đồng/cp với hơn 2,8 triệu cp được khớp lệnh. Trái với nhận định của một số NĐT là cổ phiếu này phải “lau sàn” ít nhất 5 phiên, TCB chỉ giảm nhẹ trong 2 phiên nhau rồi tăng 3 phiên liên tiếp trong đó có 2 phiên tăng trần.
Techcombank niêm yết, NĐT xả gần triệu cổ giá 'nằm' sàn |
Lịch chốt quyền cổ tức (2/7-9/7): Gần 30 doanh nghiệp trả cổ tức, Techcombank chia cp thưởng 200% |
Kết phiên 29/6, giá cổ phiếu TCB đạt 91.700 đồng/cp, vẫn cao nhất nhóm ngành ngân hàng. Tuy nhiên, kỷ lục này sắp tới sẽ đổi chủ khi Techcombank phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 200% làm giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm còn khoảng 1/3.
Diễn biến giá cổ phiếu TCB và kết quả kinh doanh những năm qua. Nguồn: Algoplatform. |
Nếu cổ phiếu TCB là cao nhất dòng ngân hàng thì giá cổ phiếu YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 còn cao nhất sàn toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Chào sàn HOSE hôm 26/6 với giá 250.000 đồng/cp, YEG có 3 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 2 phiên trần, trước khi giảm sàn xuống 319.000 đồng/cp trong phiên cuối tháng.
Yeah1 chào sàn, đã đắt nay càng đắt hơn, Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống ‘bỏ túi’ hơn 370 tỷ đồng | |
Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và VinaCapital bán hơn 11 triệu cp Yeah1 trước thềm niêm yết? |
Diễn biến giá cổ phiếu YEG và kết quả kinh doanh những năm qua. Nguồn: Algoplatform. |
Dường như đánh giá của nhà đầu tư về hai mã này bị tác động ít nhiều bởi mức giá tuyệt đối mỗi cp. Nhiều người nghe đến mức giá hàng trăm nghìn đồng/cp đã lập tức quy kết “đắt”, mà quên mất rằng chỉ cần một nghiệp vụ tách hay gộp cổ phiếu đơn giản có thể làm giá cổ phiếu thay đổi bằng lần. Đắt hay rẻ cần căn cứ trên những phân tích cẩn trọng về hoạt động kinh doanh của công ty, của ngành chứ không thể chỉ nhìn vào giá/cp hay thậm chí P/E để kết luận.
Điển hình năm 1973, Warren Buffett từng mua lại một hãng báo in có P/E = 40 và tài sản ròng đang âm hơn 20 triệu USD. Tờ báo đó chính là Washington Post nổi tiếng ngày nay và thương vụ này trở thành một trong những khoản đầu tư có lợi nhất của Buffett khi giá cổ phiếu tăng hơn 9.000% sau 40 năm.
FLC và ROS: Cùng hội nhưng không cùng thuyền
Mã FLC của CTCP Tập đoàn FLC có lẽ là một trong những mã cổ phiếu được nhắc tới nhiều nhất trong tháng 6 với hàng loạt tin nóng.
Tại đại hội cổ đông hôm 12/6, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết khẳng định “Nhà đầu tư cầm cổ phiếu FLC sẽ đến ngày hái quả”. Nói vậy nhưng trước thềm đại hội, mục tiêu lợi nhuận của Tập đoàn lại bị điều chỉnh giảm tới 29% so với kế hoạch kinh doanh cũ.
FLC giảm kế hoạch doanh thu, lợi nhuận 2018 ngay trước thềm Đại hội cổ đông |
Chỉ đến khi xuất hiện các thông tin liên quan đến việc tuyển dụng nhân sự và ký kết thỏa thuận mua máy bay cho hãng hàng không Bamboo Airways, giá cổ phiếu FLC mới có 5 phiên tăng liên tiếp (trong đó có 1 phiên tăng trần). Tính chung cả tháng 6, cổ phiếu FLC tăng nhẹ 7%, chấm dứt chuỗi 2 tháng giảm.
Ông Trịnh Văn Quyết: FLC đã chốt xong hợp đồng mua 20 máy bay Boeing, Bamboo Airways sẽ có đường bay đến Pháp, Mỹ | |
Bamboo Airways đã tuyển dụng 34 tiếp viên và 13 tiếp viên trưởng đầu tiên |
Biến động giá và khối lượng cổ phiếu FLC trong tháng 6. Nguồn: Algoplatform. |
Trái lại, CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS), cũng do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch, lại tỏ ra khá im hơi lặng tiếng trong tháng qua. Giá cổ phiếu ROS vẫn duy trì đà giảm và mất 25% giá trị trong tháng 6, đóng cửa phiên 29/6 ở mức 43.000 đồng/cp. Tính cả 6 tháng đầu năm, giá cổ phiếu ROS đã giảm gần 75%.
Phải chăng ông Trịnh Văn Quyết đang dành toàn tâm toàn ý cho FLC và Bamboo Airways mà quên mất FLC Faros?
Diễn biến giá và khối lượng cổ phiếu ROS trong tháng 6. Nguồn: Algoplatform |
HAG: Tàu đắm có quay lại được bờ?
Tại Đại hội cổ đông của CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) hôm 23/6, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) ví HAGL như con tàu đắm ngoài khơi, cần những người vĩ đại mới có thể đưa tàu vào bờ.
Cụ thể, trước đó HAGL đã bổ nhiệm ông Lý Xuân Hải – cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB) làm Trưởng ban Chiến lược để rà soát toàn bộ hoạt động của HAGL về tài chính, dòng tiền, con người, kế hoach trong hiện tại và tương lai. Theo lời ông Đức tại đại hội, HAGL có khối tài sản lớn, cần người có kinh nghiệm quản lý tài chính như ông Lý Xuân Hải.
ĐHĐCĐ HAGL: Vai trò của ông Lý Xuân Hải trong Ban chiến lược là gì? |
Sau nhiều lần thay đổi mảng kinh doanh từ bất động sản sang cao su, mía đường, thủy điện, bò thịt, năm 2018 này chiến lược của HAGL là tập trung phát triển diện tích cây ăn trái với các loại cây chủ lực là chuối, chanh dây và thanh long. Tổng doanh thu từ cây ăn trái dự kiến 3.982 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 2.146 tỷ đồng.
Bầu Đức: Trả lời câu hỏi làm thế nào để cổ đông có niềm tin vào lúc này là điều cực kỳ khó! | |
Bầu Đức đặt cược vào chuối, mục tiêu lãi gộp Hoàng Anh Gia Lai tăng 60% |
Trong thời gian từ 8/5 đến 6/6, ông Đức đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu HAG. Kết thúc thời hạn trên, ông chỉ mua được gần 4,8 triệu cp do “chưa thu xếp kịp tài chính”. Để thể hiện cam kết của mình với công ty, hôm 7/6 ông Đức tiếp tục đăng ký mua thêm 15,2 triệu cp HAG cho đủ số 20 triệu cp đã đăng ký mua trước đó.
‘Bầu’ Đức tiếp tục đăng ký mua hơn 15 triệu cổ phiếu HAG |
Diễn biến giá và khối lượng cổ phiếu HAG trong tháng 6. Nguồn: Algoplatform |
PNJ: Chưa dứt “nợ” DongABank
Trong tháng 6, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm khả quan với doanh thu 6.489 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế hơn 580 tỷ đồng, thực hiện 53% kế hoạch năm.
Tuy nhiên giá cổ phiếu PNJ vẫn giảm liên tục nhiều phiên sau thông tin bà Nguyễn Thị Cúc – cựu Ủy viên HĐQT công ty bị khởi tố vì hành vi “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong thời gian làm Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank).
Doanh số cửa hàng hiện hữu của PNJ sẽ chậm lại, duy trì trên 10%/năm trong dài hạn | |
Cựu Ủy viên HĐQT bị khởi tố, Chủ tịch PNJ nói không ảnh hưởng đến hoạt động |
Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung lên tiếng trấn an cổ đông rằng trong thời gian làm Trưởng BKS tại DongABank, bà Cúc là cổ đông độc lập chứ không phải với tư cách đại diện PNJ, đồng thời khẳng định sự ra đi của bà Cúc không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty cũng như HĐQT công ty. Tuy vậy, cổ phiếu PNJ vẫn mất gần 22% giá trị trong tháng 6.
Diễn biến giá và khối lượng cổ phiếu PNJ trong tháng 6. Nguồn: Algoplatform |
Đầu tháng 4 vừa qua, Cơ quan điều tra (Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện kiểm sát truy tố ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc DongABank và 20 bị can có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hơn 3.405 tỷ đồng cho DongABank. Ông Bình là chồng của bà Dung – Chủ tịch PNJ.