|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lo chiến tranh thương mại, nhà đầu tư Mỹ bán tháo cổ phiếu gần mức cao kỷ lục

15:14 | 30/06/2018
Chia sẻ
Tuần vừa qua, các nhà đầu tư Mỹ bán tháo cổ phiếu gần mức cao kỷ lục trong lịch sử, trong khi đó dòng tiền đổ vào trái phiếu Chính phủ Mỹ đạt mức cao nhất 10 năm qua.
lo chien tranh thuong mai nha dau tu my ban thao co phieu gan muc cao ky luc Nhà đầu tư ngoại rút vốn mạnh nhất khỏi thị trường mới nổi kể từ năm 2008
lo chien tranh thuong mai nha dau tu my ban thao co phieu gan muc cao ky luc Đầu tư khó ở đâu mà bao chứng sĩ phải 'bỏ mạng' nơi chứng trường?

Theo số liệu của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofAML), tuần qua dòng vốn rút khỏi các quỹ cổ phiếu và ETF của Mỹ đạt 24,2 tỷ USD – mức cao thứ 3 trong lịch sử. Đồng thời, dòng vốn rút khỏi các quỹ cổ phiếu toàn cầu lên tới 30 tỷ USD, là mức cao thứ 2 trong lịch sử và cao nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Quy mô rút vốn khỏi cổ phiếu tại Mỹ đã lên tới mức cao nhất kể từ đợt điều chỉnh của thị trường hồi tháng 2. Trong khi đó, tuần qua khoảng 700 triệu USD đã chảy vào thị trường trái phiếu.

Ông Michael Hartnett, giám đốc chiến lược đầu tư tại BofAML nhận định: “Sự lo lắng và những khoản thua lỗ mà các nhà đầu tư trên thế giới phải trải qua kết hợp với nỗi lo chiến tranh thương mại có lẽ là nguyên nhân dẫn tới đợt bán tháo tại thị trường Mỹ trong khoảng một tuần qua. Nhà đầu tư đang thanh lý dần các vị thế và chuyển sang các khoản đầu tư an toàn hơn, chất lượng hơn”.

Theo ông Hartnett, đầu năm nay nhận định của nhà đầu tư về thị trường chứng khoán Mỹ có thể coi là “lạc quan trên diện rộng” tuy nhiên tâm lý này hiện đã không còn. Giờ đây, các nhà đầu tư đang điều chỉnh lại vị thế của mình, chưa đến mức hoảng loạn, nhưng trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn được coi là là tài sản an toàn nhất trong các loại tài sản an toàn – đang hút thu hút dòng chảy vốn lớn trong thời gian ngắn.

lo chien tranh thuong mai nha dau tu my ban thao co phieu gan muc cao ky luc
Tỷ lệ tài sản và đầu tư của khách hàng BofAML được phân bổ vào trái phiếu chính phủ. Nguồn. BofAML, CNBC.

Ông Hartnett nói thêm: “Tình thế hiện tại không giống thời điểm tháng 2/2016. Chúng ta không phải đối mặt với khủng hoảng và các nhà làm chính sách không tỏ ra sợ hãi. Tôi chỉ muốn nói rằng nhà đầu tư đã quá lạc quan và đó là một sai lầm. Có lẽ các nhà đầu tư đang đóng dần vị thế. Điều này giải thích tại sao những ngày vừa qua các thị trường có vẻ tốt lên, vì các nhà đầu tư muốn mua trong lúc sợ hãi và bán trong lúc tham lam”.

Cũng theo vị chuyên gia này, thị trường có thể còn biến động mạnh hơn vào tháng 8 và 9 khi chuẩn bị diễn ra các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. “Để bán tháo tiếp tục diễn ra cần phải có những diễn biến tiêu cực mới, có thể là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu từ Châu Âu hoặc đánh vào hàng công nghệ của Mỹ. Có thể các vấn đề tiền tệ của Trung Quốc lại tái diễn”.

Nói về diễn biến của S&P 500, ông Hartnett cho rằng chỉ số này có thể tăng nhẹ nhưng khó có thể bứt phá trong ngắn hạn.

Theo nhóm nghiên cứu tại BofAML, hiện thị trường có một số dấu hiệu rất giống với thời điểm năm 1998 khi xảy ra sự kiện tín dụng cuối chu kỳ kinh tế bắt nguồn ở các thị trường mới nổi. Cụ thể, đó là quá trình giảm đòn bẩy bắt buộc và sụp đổ tại các thị trường sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á và sự thất bại của quỹ LTCM (Long-Term Capital Management).

Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10/1998, S&P 500 giảm 22% trong khi chỉ số Nasdaq giảm 33%. Các cổ phiếu ngân hàng giảm 43% giai đoạn này.

Tuần vừa qua, hơn 3,2 tỷ USD đã bị rút khỏi quỹ vay nợ của thị trường mới nổi – đây là tuần rút vốn thứ 10 liên tiếp. Tương tự, thị trường cổ phiếu ở các nước mới nổi cũng mất 3,1 tỷ USD – tuần rút vốn thứ 7 trong số 8 tuần qua.

Các sự kiện thị trường trong năm 2018 bao gồm Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tính sách tiền tệ, xung đột kinh tế giữa Mỹ và các quốc gia khác, sự sụp đổ của các thị trường mới nổi,… các chuyên gia từ BofAML khuyến nghị nhà đầu tư nên theo dõi “nỗi đau mùa hè” đối với dầu mỏ, các ngân hàng và đường cong lợi suất.

Xem thêm

Y Vân