|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đè nặng lên ngành sản xuất toàn cầu

06:50 | 03/01/2019
Chia sẻ
Hoạt động sản xuất dần chững lại trên toàn châu Âu và châu Á khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa đi đến hồi kết, báo hiệu một triển vọng ảm đạm trong năm mới 2019.
chien tranh thuong mai my trung de nang len nganh san xuat toan cau Kinh tế toàn cầu sẽ cảm nhận nỗi đau chiến tranh thương mại trong năm 2019
chien tranh thuong mai my trung de nang len nganh san xuat toan cau Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hàng Việt vào Mỹ vẫn không dễ dàng
chien tranh thuong mai my trung de nang len nganh san xuat toan cau
(Nguồn: Wharton)

Tháng 12/2018, hoạt động sản xuất dần chững lại trên toàn châu Âu và châu Á khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa đi đến hồi kết, cùng với đó, sản lượng của không ít nền kinh tế cũng chịu tác động khi nhu cầu tiêu thụ giảm.

Thực trạng này báo hiệu một triển vọng ảm đạm trong năm mới 2019.

Hàng loạt thống kê công bố ngày 2/1 cho thấy hầu hết các chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 12 đều chỉ ra hoạt động sản xuất toàn cầu đang diễn biến theo xu hướng giảm hoặc chững lại.

Tại Trung Quốc, chỉ số Caixin/IHS Markit PMI lần đầu tiên bước vào ngưỡng giảm trong vòng 19 tháng qua.

Sự suy yếu sản xuất tại Trung Quốc cũng lan sang các nền kinh tế khác ở châu Á như Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Cuối năm 2018, hoạt động sản xuất tại các quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu hầu như "giậm chân tại chỗ," các khảo sát PMI trước đó tại Italy và Pháp tiếp tục trong ngưỡng giảm và triển vọng tăng trường sản xuất tại cả Đức và Tây Ban Nha đều rất mờ nhạt.

Trong khi đó, các nhà máy tại Anh lại đang tăng cường dự trữ đề phòng khả năng hoạt động thương mại với Liên minh chây Âu (EU) bị gián đoạn khi quốc gia này rời khỏi khối mà không có thỏa thuận trong chưa đầy 3 tháng tới.

Chỉ số PMI của Anh tăng mạnh hơn dự đoán, lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng.

Nhà chiến lược châu Á của Ngân hàng ANZ Irene Cheung cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ thực sự chững lại trong năm 2019 và xu hướng này đang tác động mạnh tới các quốc gia châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu.

Theo chuyên gia này, các thông số mới công bố càng củng cố niềm tin rằng trong năm 2019, các ngân hàng trung ương sẽ không thay đổi đáng kể chính sách tiền tệ so với năm 2018.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Ánh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.