Trung Quốc đã ‘thấm mệt’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

SSI cho rằng, mặc dù mới trải qua 4 tháng trong cuộc xung đột thương mại với Mỹ nhưng nền kinh tế Trung Quốc hiện đã bộc lộ nhiều tín hiệu xấu khi dự trữ ngoại hối suy giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự can thiệp ngày càng mạnh tay của chính phủ.
 

trung quoc da tham met trong cuoc chien thuong mai voi my Trung Quốc đang biến Đông Nam Á thành 'cửa sau' để nhập khẩu đậu nành Mỹ?
trung quoc da tham met trong cuoc chien thuong mai voi my Lời cảnh báo cuối cùng của Mỹ đối với Trung Quốc
trung quoc da tham met trong cuoc chien thuong mai voi my
Ảnh minh họa.

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), chỉ sau 4 tháng, Trung Quốc đã tỏ ra “thấm mệt” trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo đó, dự trữ ngoại hối của nước này dù giảm chưa nhiều nhưng mức giảm trong tháng 9 đã tăng lên 17,4 tỷ USD, cao nhất kể từ đầu năm 2017. Đây là chỉ báo ban đầu cho thấy tăng trưởng kinh tế và các cân đối vĩ mô của Trung Quốc hoàn toàn có thể xấu đi nhanh trong thời gian tới.

Không chỉ dự trữ ngoại hối, các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại đang lộ dần ở Trung Quốc. Cụ thể, tăng trưởng GDP quí III rơi xuống mức thấp nhất 9 năm là 6,5%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc khảo sát bởi Caixin/Markit cũng rơi xuống 50 điểm, thấp hơn so với dự báo (50,5) và là mức thấp nhất 16 tháng. Cùng với đó, chỉ số xuất khẩu theo khảo sát này cũng giảm xuống mức thấp nhất 2 năm.

trung quoc da tham met trong cuoc chien thuong mai voi my
Nguồn: SSI

Mặt khác, chỉ số PMI nhưng được khảo sát bởi cơ quan thống kê nhà nước Trung Quốc cũng giảm xuống mức thấp nhất 7 tháng. SSI cho rằng ở một quốc gia mà số liệu thống kê thường bị bóp méo bởi tác động từ chính quyền thì việc nhiều chỉ số cùng giảm cho thấy kinh tế Trung Quốc thực sự đang xấu đi và thậm chí còn có thể xấu hơn các con số bên ngoài.

Trung quốc xoay sở chống đỡ kinh tế trong nước

Để thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã phải hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1% trong tháng 10 và tính từ đầu năm, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã giảm 2,5 điểm % từ 17% xuống 14.5%.

trung quoc da tham met trong cuoc chien thuong mai voi my
Nguồn: SSI

SSI nhận định, trong bối cảnh đồng nhân dân tệ (CNY) đang chịu áp lực mất giá rất lớn do chiến tranh thương mại thì việc giảm dự trữ bắt buộc (một hành động gắn liền với nới lỏng tiền tệ) có thể coi là bước “cực chẳng đã” của PBoC. Không tính việc giảm dự trữ bắt buộc, các biện pháp nới lỏng của Trung Quốc thực tế có thể đã diễn ra từ giữa tháng 6/2018 với việc lãi suất liên ngân hàng giảm sau một thời gian dài đi ngang.

Bên cạnh chính sách tiền tệ, Trung Quốc còn có thể sử dụng thêm công cụ tài khóa. Theo đó, tăng chi tiêu đầu tư công và giảm thuế là những lựa chọn ở thời điểm này của Trung Quốc.

Cùng với đó, các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc được cho là đã phải bán ngoại tệ ra thị trường để giảm bớt sự mất giá của đồng CNY. Không loại trừ khả năng các tổ chức này rút tiền từ nước ngoài về để có ngoại tệ. Nhờ vậy mà dù đồng CNY mất giá mạnh, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm ít hơn nhiều so với giai đoạn 2015 - 2016.

Theo số liệu của SSI, tính từ thời điểm CNY bắt đầu mất giá đến nay (4 tháng), dự trữ ngoại hối của Trung Quốc mới giảm 23,6 tỷ USD trong khi cùng khoảng thời gian đó vào năm 2015, dự trữ ngoại hối giảm 213 tỷ USD.

trung quoc da tham met trong cuoc chien thuong mai voi my
Nguồn: SSI

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-da-tham-met-trong-cuoc-chien-thuong-mai-voi-my-104276.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/