TP HCM trên con đường trở thành Thung lũng Silicon của châu Á

Những thành phố từ Singapore đến TP HCM đang cạnh tranh để trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo, trở thành ngôi nhà của không chỉ các startup thành công mà còn là người hướng dẫn, nhà đầu tư và các tổ chức hỗ trợ họ.

Công ty tư vấn châu Á Dezan Shira & Associates cho hay đã có 290 triệu USD được đầu tư vào 92 startup Việt Nam trong năm 2017. Theo trang tin tức công nghệ Techsauce, có khoảng 3.000 startup hoạt động ở Việt Nam trong năm ngoái.

Startup công nghệ ở Đông Nam Á đang trở nên nóng hơn trong năm nay. Tiền đang được đổ vào và giá trị đang tăng lên khi nhà đầu tư cá cược lớn vào tốc độ tăng trưởng nhanh của khu vực, thị trường khổng lồ, người tiêu dùng trẻ và hiểu biết di động.

Bài viết trên Asia Nikkei đề cập đến những thành phố từ Singapore đến TP HCM đang cạnh tranh để trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo, trở thành ngôi nhà của không chỉ các startup thành công mà còn là người hướng dẫn, nhà đầu tư và các tổ chức hỗ trợ họ.

Khi nền tảng thương mại điện tử Sendo gọi được 50 triệu USD trong năm nay từ SoftBank và những nhà đầu tư ngoại quốc khác, nó phản ánh 2 xu hướng ở Việt Nam: bùng nổ bán hàng trực tuyến và gia tăng hứng thú ở một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

Là một nền tảng thương mại điện tử cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bán hàng, Sendo hưởng lợi từ tăng trưởng doanh số trực tuyến hàng năm 30% ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tỉ lệ tăng trưởng cao đó được dự đoán tiếp tục ít nhất đến 2020, theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam.

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch của Sendo, cho biết đang lên kế hoạch gọi thêm vốn nhằm tiếp tục tăng trưởng. “Chúng tôi sẽ nhắm đến 1 hay 2 vòng gọi vốn nữa trong 5 năm tới”, ông Dũng cho hay trong làn trả lời phỏng vấn gần đây với Nikkei.

Môi trường startup của Việt Nam ít phát triển hơn các đối thủ trong vùng như Singapore hay Indonesia, nhưng Nhà nước đang muốn thay đổi điều đó. Việt Nam vừa lập ra ba công viên công nghệ cao chính ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM, và đang tạo ra những nền tảng cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cao, bao gồm kế hoạch đưa ra quỹ startup 85 triệu USD trong năm.

tp hcm tren con duong tro thanh thung lung silicon cua chau a
Startup đang bùng nổ ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain

TP HCM cũng bắt đầu xây dựng lồng ấp cho các startup công nghệ địa phương bên trong Khu Công nghệ cao Sài Gòn (SHTP), vốn là nhà của những gã khổng lồ công nghệ như Intel và Samsung. Khuôn viên này sẽ chiếm diện tích hơn 11.000 m2, các quan chức nói rằng thành phố chi hơn 90 triệu USD cho các chương trình startup và đổi mới trong hai năm qua.

Việt Nam không có số liệu thống kê về các startup. Công ty tư vấn liên châu Á Dezan Shira & Associates cho biết 290 triệu USD đã được đầu tư vào 92 startup Việt Nam trong năm 2017. Theo trang tin tức công nghệ Techsauce, có khoảng 3.000 startup hoạt động ở Việt Nam trong năm ngoái.

Đầu tư đang đến từ trong và ngoài Việt Nam. Tiki, một nền tảng thương mại điện tử khác, vừa gọi vốn 54 triệu USD từ JD.com của Trung Quốc trong năm nay, sau 17 triệu USD từ công ty VNC trong năm 2016 và một số tiền chưa được tiết lộ từ quỹ đầu tư CyberAgent Ventures, Seedcom và Sumitomo. Momo, một ứng dụng ví điện tử và thanh toán, nhận được 28 triệu USD từ Quỹ đầu tư Tư nhân Standard Chartered và Goldman Sachs trong năm 2016.

IDG Ventures Việt Nam là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên tập trung vào startup công nghệ ở Việt Nam kể từ khi thành lập năm 2004. Quỹ này quản lý 100 triệu USD và đầu tư hơn 40 startup trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và ngành tiêu dùng.

Trong năm nay, VinaCapital, một quỹ đầu tư quản lý 1,8 tỷ USD tài sản, thành lập quỹ VinaCapital Ventures VC 100 triệu USD, một trong những quỹ địa phương lớn nhất dành cho startup.

Như vậy, tổng cộng có khoảng 70 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động ở Việt Nam, hơn 2/3 trong số đó đến từ nước ngoài.

Đa số hoạt động startup công nghệ ở Việt Nam tập trung vào blockchain và công nghệ tiền kỹ thuật số, bất chấp sự thật rằng Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý cho ngành này sau hàng loạt những scandal.

Trong tháng 4, Việt Nam nằm ở trung tâm của vụ lừa đảo lớn nhất torng lịch sử tiền kỹ thuật số, khi các nhà đầu tư nói rằng họ bị cướp 660 triệu USD bởi những vụ lừa đảo liên quan đến ICO. Chính quyền từ đó tạo ra một hàng rào mạnh trong ngành.

Nhưng nhiều công ty vẫn lạc quan về cơ hội cho các doanh nghiệp liên quan đến blockchain ở Việt Nam, bao gồm Nami Corp. Công ty này đang phát triển trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain cho môi trường đầu tư tài chính và sản phẩm của họ trong việc quản trị các dịch vụ tài chính.

“Việt Nam thiếu khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số và các công nghệ liên quan, điều đó nghĩa là mọi người thường bối rối khi chúng tôi nói về bitcoin, tiền kỹ thuật số và blockchain”, theo Giáp Văn Đại, đồng sáng lập 27 tuổi của Nami. “Có thể mất khoảng 4 hoặc 5 năm hơn trước khi công nghệ blockchain được áp dụng ở cộng đồng doanh nghiệp địa phương, bởi vì cần phải có thời gian để thị trường chấp nhận nó và chính quyền đưa ra được các chính sách liên quan”.

Theo Đại, ngành công nghiệp blockchain ở Việt Nam thuê khoảng 2.000 người, tăng từ 30 trong năm 2017. Nhiều người trong số đó tốt nghiệp ở nước ngoài và có được kinh nghiệp phát triển ứng dụng, dịch vụ tài chính và những sản phẩm khác ở các nước phát triển, bao gồm Mỹ, Nhật và Singapore.

“Người trẻ hứng thú học và làm việc trong lĩnh vực mới”, Đại nói.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/tp-hcm-tren-con-duong-tro-thanh-thung-lung-silicon-cua-chau-a-103100.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/