[Phần 1] Tiêu điểm nông sản: Một năm rực rỡ của cá tra và chăn nuôi heo

Ngành chăn nuôi heo và cá tra đã có một năm 2018 đầy khởi sắc và tăng trưởng ấn tượng với giá đạt ngưỡng kỉ lục. Đây được coi là hai trong số nhiều điểm sáng trong thị trường nông sản năm nay.

2018 tiếp tục đánh dầu một năm đầy biến động với thị nông sản: Vui có, buồn có, dở khóc dở cười cũng có. Trước đó, chúng tôi đã điểm lại những mặt hàng nông sản chịu cơn khủng hoảng về giá do dư cung hoặc biến động từ thị trường trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, trong bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn có những điểm sáng đến từ cá tra, thịt heo, vải thiều, nhãn lồng…

phan 1 tieu diem nong san mot nam ruc ro cua ca tra va chan nuoi heo Hàng loạt nông sản Việt Nam 'dính đòn' cung vượt cầu, giá chạm đáy nhiều năm

Giá cá tra cao kỉ lục

Năm 2018, ngành cá tra bội thu khi giá cá nguyên liệu đạt ngưỡng kỉ lục 35.000 - 36.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi lãi 6.000 - 9.000 đồng/kg. Thậm chí, nguồn cung cá tra liên tục thiếu hụt, không đủ cung cấp phục vụ cho việc chế biến để xuất khẩu.

Đồng thời, năm nay có lẽ là một trong những năm đem lại nhiều cảm xúc nhất cho ngành cá tra Việt Nam. Còn nhớ hồi đầu năm, Mỹ - thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất Việt Nam, bất ngờ tuyên bố thuế chống bán giá lên tới 2,39 - 7,74 USD/kg đối với mặt hàng này.

Thuế cao ngất ngưỡng, nhiều doanh nghiệp bi quan rằng cá tra “hết đường” vào đất Mỹ khi giá bán ở thị trường này tại thời điểm đó chỉ gần 4 USD/kg. Nếu cộng thêm mức thuế này, giá cá tra tăng lên gấp đôi thậm chí gấp ba lần, doanh nghiệp khó lòng cạnh tranh.

Quả đúng vậy, Mỹ nhanh chóng tụt xuống vị trí thứ hai trong top các thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam.

Tuy nhiên, “thần may mắn” không quay lưng với người nông dân khi cướp đi thị trường Mỹ nhưng lại mang đến thị trường Trung Quốc - Hong Kong. Ngay từ đầu năm, mức tiêu thụ cá tra tại thị trường này liên tục tăng trưởng hai con số.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), 2015 - 2018 là giai đoạn tăng trưởng nóng đối với xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hong Kong với tốc độ 30 - 88%. 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dương đạt 437,9 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kì năm trước.

Với tốc độ như vậy, Trung Quốc - Hong Kong nhanh chóng “vượt mặt” Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất mặc dù vị thế này chỉ duy trì trong vài tháng.

Mới đây, theo chia sẻ của ông Đào Việt Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc: “Ở Trung Quốc xuất hiện nhiều nhà hàng ghi rõ món lẩu cá tra Việt Nam. Điều này một phần phản ảnh thị hiếu và thương hiệu sản phẩm cá tra Việt Nam tại thị trường này”.

May mắn nối tiếp may mắn khi hồi tháng 9, ngành cá tra liên tiếp đón nhận hai tin vui từ Mỹ khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến ngày 31/7/2017 đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg và 1,37 USD/kg; thuế suất cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg.

Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó cho tất cả doanh nghiệp bị đơn của Việt Nam.

Rào cản vào thị trường Mỹ đối với cá tra khả năng giảm thêm một bậc khi Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) hôm 14/9 đã đề xuất với Văn phòng Đăng ký liên bang đăng bản Dự thảo lấy ý kiến đề xuất công nhận 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá da trơn vào Mỹ.

Theo đó, FSIS đưa ra quyết định công nhận hệ thống kiểm tra cá da trơn ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan tương đương với hệ thống của Mỹ.

Với những tín hiệu tích cực này, Mỹ lấy lại vị trí đứng đầu trong số các thị trường nhập khẩu cá tra nhiều nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 494,3 triệu USD, chiếm 24,2% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng đầu năm, theo số liệu của VASEP.

VASEP nhận định nhờ giá trị tăng trưởng tốt của một số thị trường lớn truyền thống của cá tra như Mỹ, Trung Quốc - Hong Kong, EU, ASEAN đã kéo tổng xuất khẩu cá tra lên mức 2,04 tỉ USD trong 11 tháng đầu năm nay. Với tốc độ như hiện tại, VASEP dự báo xuất khẩu cá tra đạt 2,3 tỉ trong năm 2018.

phan 1 tieu diem nong san mot nam ruc ro cua ca tra va chan nuoi heo

Giá heo hơi chỉ mất một năm để tăng từ 20.000 đồng/kg lên ngưỡng 57.000 đồng/kg

Nếu như năm 2017, từ khóa mà người ta nhắc đến nhiều nhất khi nói về ngành chăn nuôi heo có lẽ là “giải cứu” thì năm nay, những cụm từ như “giá kỉ lục”, “khan hiếm thịt heo”, “giá heo giống tăng mạnh” liên tục xuất hiện trên các trang báo.

Quả đúng vậy, các hộ nông dân và doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo không còn phải “khóc ròng” như năm ngoái nữa vì có thời điểm giá heo hơi tiến đến ngưỡng 57.000 đồng/kg trong khi chi phí nuôi chỉ khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo Việt Nam chỉ mất khoảng một năm để phục hồi mạnh từ ngưỡng thấp kỉ lục 20.000 đồng/kg, trong khi Trung Quốc phải mất tới ba năm.

Giá heo hơi tăng là thế nhưng nhiều hộ không có hàng để bán do họ đã bán tháo vào năm ngoái để cắt lỗ. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn lại có đủ nguồn cung do có nguồn vốn mạnh để vượt qua thời kì khủng hoảng giá.

Nhiều ý kiến hoài nghi rằng các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh ngiệp FDI đã thao túng giá heo. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam đã phủ định tin đồn này.

Ông Vang cho biết tổng số heo của Việt Nam trung bình một năm là 27 triệu con. Trong đó, số heo của Công ty CP Việt Nam là 2,8 triệu con, các doanh nghiệp FDI khác là 4 triệu con. Lượng heo của người dân và các doanh nghiệp chăn nuôi nội địa đạt trên 20 triệu con.

“Với tỷ lệ như vậy, không có chuyện doanh nghiệp FDI thao túng thị trường heo trong nước”, ông Vang khẳng định.

Giá heo hơi tăng mạnh đến mức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phải lên tiếng mức giá trên 50.000 đồng/kg là bất hợp lí, nếu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không thể lường trước, đặc biệt nguy cơ việc xâm nhập của thịt heo nhập khẩu kéo theo nguy cơ dịch bệnh.

Mặc dù giá heo hơi hiện nay đã bắt đầu hạ nhiệt còn khoảng 42.000 - 50.000 đồng/kg, tùy khu vực nhưng theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, mức giá này vẫn cao so với nhiều nước trong khu vực. Đồng thời, do nhu cầu tiêu dùng dịp lễ Tết cuối năm tăng, nên thị trường thịt heo trong thời gian tới dự báo vẫn sẽ diễn biến có lợi đối với người chăn nuôi.

phan 1 tieu diem nong san mot nam ruc ro cua ca tra va chan nuoi heo
(Nguồn: Báo cáo thị trường heo hơi tháng 11/2018 - VietnamBiz)

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai,mức giá trước mắt 40.000 - 45.000 đồng/kg và dài hạn khoảng 40.000 đồng/kg là hợp lý cho cả đôi bên gồm người chăn nuôi và người tiêu dùng. Giá này cũng phù hợp với giá heo nhập khẩu nếu việc kiểm soát hoạt động mua thịt heo từ các nước một cách minh bạch.

"Khi đó, giá heo nhập khẩu không thấp hơn nhiều so với nội địa, tránh hiện tượng phá giá đồng thời các nhà sản xuất trong nước giữ được thị trường", ông Công nói.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/phan-1-tieu-diem-nong-san-mot-nam-ruc-ro-cua-ca-tra-va-chan-nuoi-heo-114643.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/