Nomura Holdings: Việt Nam đứng đầu danh sách hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Cho đến nay, Việt Nam được xem là nền kinh tế hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, bởi các nhà nhập khẩu tìm cách chuyển hướng nguồn cung ứng nhằm tránh mức thuế cao.

Nomura Holdings: Việt Nam đứng đầu danh sách hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Một góc TP HCM. (Nguồn: tripsavvy)

Quí I/2019, Việt Nam ghi nhận số lượng đơn đặt hàng do nhu cầu chuyển hướng đối với hàng hóa bị đánh thuế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bằng 7,9% tổng sản phẩm quốc nội trong năm (GDP), theo nghiên cứu của các nhà kinh tế Rob Subbaraman, Sonal Varma và Michael Loo từ Nomura Holdings.

Bloomberg đưa tin, Đài Loan đứng thứ hai trong danh sách hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, với mức tăng tương đương 2,1% GDP. 

Cả hai nền kinh tế đã hưởng lợi nhiều hơn từ việc Mỹ nâng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc so với việc Trung Quốc nâng thuế đối với hàng hóa Mỹ.

Nomura Holdings: Việt Nam đứng đầu danh sách hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Việt Nam tiếp tục là nền kinh tế hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, theo sau là Đài Loan, Chile, Malaysia và Argentina. (Nguồn: Nomura Holdings)

Lượng đơn đặt hàng của Mỹ và Trung Quốc đối với hơn một nửa trong số 1.981 mặt hàng bị đánh thuế đã thay đổi, do đó đổi vị thế của người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, phân tích trên cho hay.

Nomura bắt đầu nghiên cứu danh sách thuế quan chính thức và so sánh dữ liệu giao dịch hàng tháng của cùng một hàng hóa (dựa theo mã sản phẩm), trong đó kết hợp hai khoản thuế 250 tỉ USD Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc và khoản thuế 110 tỉ USD Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ trước đây.

Các nhà phân tích sau đó ước tính mức tăng trưởng của 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 12 tháng.

Thuế quan Mỹ áp lên Trung Quốc, chủ yếu thúc đẩy nhà nhập khẩu thay thế các sản phẩm điện tử, đồ nội thất và hàng hóa du lịch.

Đối với thuế quan của Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ, các đơn đặt hàng thay thế đậu nành, máy bay, ngũ cốc cotton của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đến từ Chile và Argentina.

Các nhà phân tích của Nomura nhận thấy chuỗi cung ứng đồ điện tử có khả năng gián đoạn do tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ, nổi bật là lệnh hạn chế của Mỹ đối với gã khổng lồ Huawei và ZTE của Trung Quốc.

Hơn một nửa trong số 20 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ được liệt kê trong Chỉ số Standard & Poor 500 với doanh thu thuần ở Trung Quốc của các công ty điện tử đạt 144 tỉ USD vào năm ngoái, Bloomberg dẫn kết quả nghiên cứu của Nomura.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nomura-holdings-viet-nam-dung-dau-danh-sach-huong-loi-tu-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-20190604151733303.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/