Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu

Các doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh có điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư mà hai nước dành cho nhau trong Hiệp định, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu - Ảnh 1.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu. Nguồn: moit.gov.vn

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu

Thời gian kí: ngày 29/5/2015.

Có hiệu lực từ ngày 5/10/2016.

Các nước Liên minh Kinh tế Á - Âu bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.

Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực, hai bên sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban về Thương mại hàng hóa, Tiểu ban về Qui tắc xuất xứ để phối hợp triển khai hiệu quả, đồng thời giám sát việc thực thi hiệp định.

Các doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh có điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư mà hai nước dành cho nhau trong Hiệp định, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh.

Theo cam kết của Hiệp định, về tổng thể hai bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương trên 90% kim ngạch thương mại song phương.

Ngoài ra, hai bên cam kết gia tăng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như phòng vệ thương mại, qui tắc xuất xứ, quản lí hải quan, các rào cản kĩ thuật (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững... nhằm thuận lợi hóa tối đa thương mại giữa hai Bên.

Theo đánh giá sơ bộ, trong thời gian qua Hiệp định đã đóng góp tích cực cho sự phát triển thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước Liên minh. 

Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu đã tăng trên 25% so với cùng kì trong giai đoạn này. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, về phía Việt Nam, các mặt hàng đã tận dụng các ưu đãi của Hiệp định chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện. Về phía Liên minh Kinh tế Á - Âu, các mặt hàng được hưởng lợi chủ yếu là cá hồi nước ngọt, ngô, phân bón các loại, dầu thực vậtsắt thép, xe tải và một số phương tiện vận tải dùng động cơ diesel,...

Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy các dòng hàng của Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á - Âu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định đang có xu hướng tăng.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu

Nếu như tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại trung bình hàng năm giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015 khi chưa có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu chỉ đạt khoảng 5%, thì khi Hiệp định có hiệu lực vào cuối năm 2016, con số này hiện đã đạt gần 30%.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay, chiều kim ngạch xuất khẩu từ các nước Liên minh vào Việt Nam đang có dấu hiệu chững và giảm nhẹ, ở chiều ngược lại kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào các nước Liên minh lại có dấu hiệu tăng nhẹ.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và EAEU đạt 4,9 tỉ USD, tăng 26,2% so với năm 2017; trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,7 tỉ USD và nhập khẩu là 2,2 tỉ USD. 

9 tháng năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU đạt 3,7 tỉ USD (cả năm 2019 ước đạt gần 5 tỉ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EAEU đạt hơn 3 tỉ USD, nhập khẩu gần 2 tỉ USD). Trong đó, Liên bang Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất với 92%, tiếp đến là Cộng hòa Kazakhstan chiếm 5,5% và thứ 3 là Cộng hòa Belarus với 2%.

Thị trường EAEU vẫn đang có nhu cầu rất lớn về tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, giày dép, điện tử, điện thoại, các sản phẩm nông sản như gạo, hạt tiêu, rau quả, thuỷ sản. 

Về phía EAEU, những sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu sang Việt Nam là các mặt hàng xăng dầu, máy móc, hoá chất, sắt thép, hàng tiêu dùng. Cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và EAEU bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp.

Chi tiết về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-lien-minh-kinh-te-a-au-20200110220142524.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/