Giá xăng dầu tuần tới: Giá dầu sẽ tăng hay giảm trước triển vọng thương mại Mỹ - Trung và mối lo nguồn cung?

Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross với Fox Business về việc Nhà Trắng có khả năng cao sẽ đạt được thỏa thuận thương mại cuối cùng với Trung Quốc khiến giá dầu thô tăng cao vào cuối tuần này.

LYNXNPEB8N0NS_L

Nguồn: Reuters

Với một thị trường dầu thô không mấy tích cực trong tuần này, kết thúc giao dịch giá dầu tăng khoảng 1% do triển vọng lạc quan về một nghị quyết thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Investing.com.

Lời thông báo từ Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cùng với ông Larry Kudrow, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cả 3 chỉ số chứng khoán lớn của phố Wall đạt được mức chốt phiên cao vào thứ Sáu (15/11).

Trong khi đó, dấu hiệu của nguồn cung dư thừa là những gì thị trường chú ý.

Các kho dự trữ dầu thô hàng tuần báo cáo bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tăng hơn 1/3 so với kì vọng của thị trường. 

Báo cáo tương tự của EIA phát hành hôm thứ Năm (14/11) trích dẫn việc dự trữ xăng tăng 2 triệu thùng trong tuần này so với mức giảm 1 triệu thùng trong dự báo trước đó.

Triển vọng năng lượng ngắn hạn của EIA công bố vào thứ Tư (13/11) cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ đạt mức kỉ lục 13 triệu thùng/ngày trong tháng này và tăng hơn dự kiến vào năm 2019 và 2020. Báo cáo hàng tuần ngày 14/11 ước tính sản lượng đang ở mức 12,8 triệu thùng/ngày.

Mối lo nguồn cung ngày càng tăng khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cho biết trong báo cáo hàng tháng rằng OPEC và các đồng minh phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt vào năm 2020.

IEA ước tính tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC lên đến 2,3 triệu thùng/ngày vào năm tới so với 1,8 triệu thùng/năm trong năm 2019 với lí do sản xuất từ Mỹ, Brazil, Na Uy và Guyana tăng mạnh.

Tuy nhiên, các thương nhân dầu mỏ đồng ý với dự đoán của OPEC về việc sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể đang sụp đổ.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Tổng thư ký OPEC Barkindo cho biết sau khi nói chuyện với một số nhà sản xuất, đặc biệt là trong khu vực dầu đá phiến, lo ngại ngày càng lớn về sự chậm lại trong sản xuất khiến sản lượng giảm tốc nhanh chóng. 

Trên thực tế, những gì OPEC cần giải quyết là sản xuất quá mức kéo dài của Nigeria và Iraq, thậm chí là đồng minh Nga, trở thành thách thức đối với nhà lãnh đạo Arab Saudi thực hiện giảm 1,2 triệu thùng/ngày như cam kết một năm về trước. 

Với việc bán cổ phiếu của Aramco, công ty dầu mỏ nhà nước Arab Saudi, cam kết ưu tiên việc thực thi hiệp ước sản xuất hiện tại và giữ giá tăng mà không phải giảm sản lượng sâu hơn.

OPEC sẽ có cuộc họp vào tháng 12 và rất có thể sẽ quyết định không cắt sản lượng sâu hơn. Điều này có thể gây áp lực lên giá dầu, đặc biệt là khi thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc không xảy ra trong tương lai. 

Reuters ngày 15/11 thừa nhận một số tranh cãi của ông Barkindo về việc các nhà khoan dầu của Mỹ có kế hoạch đóng băng chi tiêu vào năm tới. Tăng trưởng sản xuất giảm mạnh vì sản lượng dầu và khí tự nhiên tăng gây áp lực lên giá và thu hẹp lợi nhuận.

Các nhà sản xuất dự kiến chi ít hơn khoảng 4 tỉ USD trong năm 2019 so với năm 2018. Cho đến nay, 21 công ty sản xuất theo dõi bởi Công ty dịch vụ tài chính Mỹ Cowen & Co đã đưa ra kế hoạch chi phí vốn năm 2020 với 15 lần giảm dự kiến, 5 lần tăng và một lần không thay đổi, tổng mức giảm chi tiêu là 13%.

Có giả định rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều dầu thô của Mỹ hơn. Điều đó có đúng hay không sẽ được xác định bởi mức độ cạnh tranh dầu thô với Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu của Trung Quốc. 

Ngoài ra, bất kể lệnh trừng phạt của Mỹ, Bắc Kinh có thể không hoàn toàn ngừng mua dầu thô của Iran. Tất cả điều này củng cố niềm tin rằng nhu cầu đối với dầu thô của Mỹ không nhất thiết sẽ tăng chỉ vì một thỏa thuận kí kết với Trung Quốc.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-tuan-toi-gia-dau-se-tang-hay-giam-truoc-trien-vong-thuong-mai-my-trung-va-moi-lo-nguon-cung-20191117205359458.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/