Đầu tư FDI luôn mang lại lợi ích?

South China Morning Post đăng tải bài phần tích cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích.

Đầu tư FDI luôn mang lại lợi ích? - Ảnh 1.

Một tàu biển cập cảng Hải Phòng (Ảnh: Alamy)

Làn sóng đầu tư ào ạt vào Việt Nam của doanh nghiệp Trung Quốc trong thập kỉ qua

Trong thập kỉ qua, nhằm thúc đẩy các thị trường mới ở nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc đã không ngừng rót vốn vào Việt Nam.

Dòng vốn từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macau đạt mức 700 triệu USD vào năm 2011, nhưng một năm sau đã tăng vọt lên 2,4 tỉ USD.

Nhiều người cho rằng, vốn đầu tư có giá trị lớn trong việc tạo lập việc làm và nâng cao các tiêu chuẩn công nghiệp, lao động và qui định. Tuy nhiên, các nhà phê bình lại lập luận, các dự án của Trung Quốc đang khai thác lao động và khoán sản ở mức giá rẻ, đồng thời gây ô nhiễm và khiến người dân địa phương mang nợ.

Ô nhiễm môi trường - điểm nhức nhối trong các dự án FDI vào Việt Nam

Vấn đề đầu tiên chính là ô nhiễm. Tương tự Trung Quốc trước đó, Việt Nam đã tiếp nhận một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm như dệt may, giày dép, nhiệt điện và khai thác mỏ.

Năm 2016, công ty Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh) đã nhận trách nhiệm vì gây thiệt hại sinh vật biển trên diện rộng do xả chất thải công nghiệp ra biển ở 4 tỉnh miền trung Việt Nam. Thảm họa này dấy lên lo ngại về ảnh hưởng đến môi trường của các dự án FDI của Trung Quốc.

Đầu tư FDI luôn mang lại lợi ích? - Ảnh 2.

Bờ biển ngập rác ở tỉnh An Giang, Việt Nam (Ảnh: Reuters)

Nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng công nghệ lỗi thời. Do đó, Việt Nam có nguy cơ trở thành "bãi chôn lấp công nghệ" của Trung Quốc nếu chính phủ không lựa chọn các dự án một cách khôn ngoan.

Các máy móc và thiết bị nước ngoài được mang vào Việt Nam có thể dùng để sản xuất hàng hóa trong nước, tuy nhiên, việc nhập khẩu hàng hóa giá rẻ khổng lồ đã khiến một số ngành công nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc tồn tại.

Các dự án FDI sử dụng công nghệ Trung Quốc thường có giá gấp đôi hoặc gấp ba lần so với các dự án phụ thuộc công nghệ Nhật Bản hay châu Âu. Khác biệt này dẫn đến việc đánh giá tính hiệu quả của các dự án có thể sai lệch.

Doanh nghiệp Việt Nam khó đánh giá giá trị vốn FDI từ doanh nghiệp Trung Quốc

Chuyển giao giá (tranfer pricing) là một nhược điểm nữa. Các doanh nghiệp nước ngoài thường phóng đại giá trị khoản đầu tư của họ, từ đó gây tác động tiêu cực lên Việt Nam do thất thoát thuế và cạnh tranh không lành mạnh.

Doanh nghiệp Việt Nam thường không thể đánh giá giá trị của công nghệ và thiết bị hiện đại được sử dụng bởi một doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có xu hướng thổi phồng mức đóng góp của doanh nghiệp nước ngoài và gây lạm phát số vốn mà họ rót vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp nước ngoài thường tìm cách "rêu rao" các khoản chi phí để giảm hoặc loại bỏ lợi nhuận, theo đó làm giảm khoản thu của doanh nghiệp địa phương.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2014, theo đó cho thấy 20% doanh nghiệp nước ngoài đã thừa nhận chuyển giao giá. Hầu hết trường hợp này đều không được đưa ra tòa do khung pháp lí của Việt Nam chưa hoàn thiện và sự tinh vi của doanh nghiệp nước ngoài trong việc che dấu hành vi.

Đầu tư FDI luôn mang lại lợi ích? - Ảnh 3.

Tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội ghi nhận chi phí phình to lên mức 868 triệu USD - cao hơn 315 triệu USD so với ước tính sau gần 8 năm xây dựng.

Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng phải gánh những khoản lãi trả cho các dự án bị trì hoãn. Tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội ghi nhận chi phí phình to lên mức 868 triệu USD - cao hơn 315 triệu USD so với ước tính sau gần 8 năm xây dựng.

Dự án trên được thi công vào tháng 11/2013 nhưng đến nay vẫn chưa bắt đầu dịch vụ. Theo tính toán của chuyên gia, mỗi ngày chậm trễ sẽ tiêu tốn khoảng 1,2 tỉ đồng (tương đương 52.000 USD) lãi suất.

Để điều hướng hai vấn đề trên, cải cách là điều tất yếu. Việt Nam sẽ phải tiếp tục cải thiện các qui định và thủ tục. Theo đó, chính phủ phải xây dựng luật chống chuyển giao giá và thu hẹp khoảng cách về ưu đãi thuế giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cân bằng sân chơi.

Đồng thời, Việt Nam còn cần phải nâng chuỗi giá trị. Chính phủ phải tìm cách thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công ty thân thiện với môi trường, năng lượng sạch cũng như các thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến.

Dòng vốn FDI của Trung Quốc phần lớn tập trung vào các ngành có rủi ro cao như nhiệt điện, thép, hóa chất và xi măng. Các khoản đầu tư này cần được sàng lọc vì chúng đòi hỏi đầu tư lớn, năng lượng lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam có thể cùng nỗ lực để cải thiện chất lượng đầu tư vào Việt Nam, vì lợi ích của doanh nghiệp hai bên.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dau-tu-fdi-luon-mang-lai-loi-ich-20190512124138531.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/