Dầu mỏ có thể là 'quân bài' đàm phán bất ngờ trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Mỹ không xuất khẩu nhiều dầu thô sang Trung Quốc, tuy nhiên nguồn cung dầu thô giá rẻ mới của Iran có thể gây ra áp lực lên giá dầu Brent và dầu WTI. Vì vậy, ngành năng lượng Mỹ có thể chịu một số thiệt hại lớn do chi phí sản xuất cận biên ở Mỹ cao hơn ở Trung Đông.

Tháng 8 ghi nhận nhiều sự kiện bất ngờ. 

Ngày 1/8, Tổng thống Donald Trump bất ngờ công bố thuế suất mới đối với 300 tỉ USD hàng hóa khác của Trung Quốc, chỉ một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008.

Trung Quốc cũng leo thang cuộc thương chiến ngay sau đó với việc phá giá đồng nhân dân tệ để hỗ trợ các nhà nhập khẩu của nước này.

Bên cạnh môi trường thương mại đang chịu nhiều áp lực, các thị trường khác dường như cũng dần hạ nhiệt. Chỉ số S&P 500, vốn mới đạt mức cao nhất mọi thời đại cách đây không lâu, đã giảm 3,23% trong tháng 8.

lead_720_405

Ảnh: Reuters.

Từ chiến tranh thương mại đến cuộc chiến dầu thô?

Trên thị trường hàng hóa, các nhà đầu tư "đổ xô" mua vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước sự biến động của thế giới, khiến giá vàng tăng gần 5% trong tháng này.

Tuy nhiên, biến động quan trọng hơn lại xảy ra trên thị trường dầu mỏ. Số lượng hợp đồng tương lai của dầu WTI đã giảm 10,5% trong tháng 8 do đồng nhân dân tệ bị phá giá và dự báo nhu cầu giảm của Liên đoàn Doanh nghiệp Điện tử (EIA).

Cả Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nhiều "công cụ" để tiếp tục cuộc chiến. Tuy nhiên, dầu thô là yếu tố có ảnh hưởng nhất, theo Market Realist.

Trong tuần này, CNBC đã trích dẫn nghiên cứu của Bank of America Merrill Lynch cho hay giá dầu thô có thể giảm đáng kể nếu Trung Quốc bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ để khôi phục nguồn cung dầu thô của Iran.

Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp đối phó với thuế quan của Mỹ, và đây có thể là một trong số này.

Là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Trung Quốc chiếm đến 20,2% khối lượng nhập khẩu trên toàn cầu vào năm 2018. Điều đó mang lại cho Trung Quốc sức mạnh đàm phán đáng kể trên thị trường dầu thô.

Ấn Độ và Trung Quốc đã thành một liên minh để nhận về các điều khoản nhập khẩu dầu thô thuận lợi hơn từ các nước xuất khẩu dầu mỏ và OPEC. Tính bất kham của Trung Quốc có thể khiến các nước khác, gồm cả Ấn Độ, chấp nhận mua dầu thô Iran giá rẻ.

Năm 2015, Iran, Mỹ và các cường quốc khác đã đạt được thỏa thuận nhằm ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân. 

Tuy nhiên, vào năm ngoái, Tổng thống Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận, đồng thời khuyến khích các nước đồng minh khác tạm ngừng thực hiện thỏa thuận.

Sau đó, Mỹ đã khôi phục lệnh trừng phạt đối với Iran vào tháng 11/2018.

Tháng 4, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt miễn trừ nhập khẩu dầu thô Iran đối với 8 quốc gia (gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc). 

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang vào tháng 5 khi ông Trump áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc.

Mặc dù Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran vẫn đang thúc đẩy các cường quốc châu Âu khác cũng như Trung Quốc tự bảo vệ mình trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Với việc Mỹ đứng một mình trên mặt trận với Iran, Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội này để sử dụng vấn đề Iran như một chiến thuật đàm phán trong cuộc thương chiến đang diễn ra với Mỹ.

Động thái này được dự đoán sẽ làm giảm nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc, cũng như của phần còn lại của thế giới.

Tại sao diễn biến này được cho là nghiêm trọng?

Iran không phải là một trong những nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Iran đã giảm từ 2,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2018 xuống chỉ còn 550.000 thùng/ngày hồi tháng 6 vừa qua.

Nếu hai triệu thùng dầu quay trở lại thị trường, chúng có thể thay đổi cân bằng cung cầu chung. 

Thêm vào đó, một cuộc chiến thương mại kéo dài có thể dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt 9,7 triệu thùng/ngày vào tháng 6.

Mặc dù Mỹ không xuất khẩu nhiều dầu thô sang Trung Quốc, nguồn cung dầu thô giá rẻ mới của Iran có thể gây ra áp lực lên giá dầu Brent và dầu WTI. 

Do đó, ngành năng lượng Mỹ có thể trải qua một số mất mát đáng kể, vì chi phí sản xuất cận biên ở Mỹ cao hơn ở Trung Đông.

Các nhà phân tích đang giữ quan điểm tiêu cực về ngành năng lượng Mỹ. Họ dự đoán chỉ số lợi nhuận trên cổ phần (EPS) của Chevron sẽ giảm 8,5% trong quí III và 3,1% trong quí IV của năm 2019.

Tăng trưởng doanh thu của Chevron cũng được dự đoán sẽ giảm trong quí này cũng như quí kế tiếp.

Nhà phân tích cũng dự đoán doanh thu của ExxonMobil cũng sẽ giảm 7,5% và chỉ số EPS có thể tụt gần 30% trong quí III/2019. 

Nếu giá dầu thô giảm hơn nữa, nó có thể làm trầm trọng thêm vấn đề đối với các công ty dầu mỏ.

Ngoài các công ty dầu mỏ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác dầu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá dầu thấp. Caterpillar, Haiilburton và Schlumberger hiện đang cung cấp loại hình dịch vụ nói trên.

Doanh thu của Caterpillar đã giảm 8,27% trong tháng 8, trong khi tính đến ngày 7/8, doanh thu của Halliburton và Schlumberger lần lượt giảm 14,57% và 13,1%.

Thị trường dầu thô và ngành xe hơi

Giá dầu thô suy yếu có thể gây ra rắc rối mới cho các nhà sản xuất xe ô tô điện như Tesla và Nio.  

Doanh thu của Tesla đã lao dốc khoảng 30% trong năm nay. Khi giá dầu giảm vào năm 2014, doanh thu của Tesla cũng đi xuống tương tự. Còn doanh thu của Nio đã giảm hơn 50% trong năm 2019.

Dầu thô giá rẻ có thể khơi lại vận may cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống như Ford và General Motors, vì người tiêu dùng có thể tăng sử dụng các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch nếu giá xăng rẻ.

General Motors và Ford đã "trao tay" thị phần của họ cho Tesla trong năm nay. Cả hai hãng xe đều ghi nhận doanh số sụt giảm trong năm 2019.

Uber và Lyft có thể gặp bất lợi vì giá dầu thô giảm. Nguyên nhân là do người tiêu dùng có thể chuyển sang lái xe thay vì sử dụng dịch vụ đặt xe. Lyft đã công bố lợi nhuận vào hôm 7/8 với kết quả vượt xa mong đợi. 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dau-mo-co-the-la-quan-bai-dam-phan-bat-ngo-trong-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-20190810175226705.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/