|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hồi chuông cảnh báo đối với nền kinh tế lớn thứ tư thế giới

07:32 | 16/10/2018
Chia sẻ
Các điều kiện trong nước của Hàn Quốc đang tệ đi, khi xuất khẩu đóng vai trò như một 'bức tường' bảo vệ tăng trưởng trong lúc các nền kinh tế lớn leo thang căng thẳng thương mại.
hoi chuong canh bao doi voi nen kinh te lon thu tu the gioi IMF cảnh báo căng thẳng Mỹ-Trung làm giảm tăng trưởng kinh tế châu Á
hoi chuong canh bao doi voi nen kinh te lon thu tu the gioi Kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ sau thập kỷ khủng hoảng tài chính
hoi chuong canh bao doi voi nen kinh te lon thu tu the gioi
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại một sự kiện ở Seoul ngày 13/9. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Giới phân tích đánh giá các điều kiện việc làm ảm đạm cộng với việc nhu cầu trong nước và đầu tư hạ tầng yếu của Hàn Quốc đang gióng lên các hồi chuông cảnh báo tại nền kinh tế lớn thứ tư Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này.

Tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc đã tăng lên một mức cao trong tám năm là 4,2% trong tháng 8/2018 và số lượng việc làm được tạo mới chỉ tăng khiêm tốn 3.000 việc làm – mức tăng ít ỏi nhất kể từ tháng 1/2010 khi 10.000 việc làm bị cắt giảm như hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, theo dữ liệu từ chính phủ nước này.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng tháng 9/2018 có thể chứng kiến sự sụt giảm, thậm chí nhiều hơn về số lượng lao động được tuyển dụng. Giai đoạn đình trệ kéo dài trong lĩnh vực chế tạo ô tô và đóng tàu – bắt nguồn từ một chu kỳ kinh doanh đi xuống và những nỗ lực lớn trong tái cấu trúc – đang làm dấy lên các lo ngại rằng các điều kiện thị trường ảm đạm hiện tại có thể tiếp tục.

Đầu tư hạ tầng của Hàn Quốc tiếp tục sụt giảm trong tháng 7/2018, giảm 0,6% so với tháng trước đó, nối tiếp đà giảm 7,1% ghi nhận trong tháng 6/2018 và đánh dấu đà sụt giảm tháng thứ năm liên tiếp. Chi tiêu tư nhân cũng đang đối mặt với nguy cơ yếu đi trước các bất ổn về kinh tế.

Một điểm sáng trong nền kinh tế “xứ sở kim chi” luôn là xuất khẩu mạnh. Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 8,7% trong tháng 8/2018, trội hơn hẳn mức tăng 6,2% ghi nhận trong tháng trước đó, giữa bối cảnh các lo ngại về căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ - hai đối tác thương mại lớn của Seoul – có thể gây thiệt hại cho xuất khẩu của nước này.

Xuất khẩu của Hàn Quốc được dẫn dắt chủ yếu bởi mức tăng trong xuất khẩu chất bán dẫn và các sản phẩm dầu mỏ. Kim ngạch xuất khẩu chip tăng 31,5% lên một mức cao kỷ lục 11,5 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hóa dầu cũng tăng lên mức cao mới là 4,35 tỷ USD.

Các nhà phân tích nhận định rằng nền kinh tế Hàn Quốc dường như mất đà. Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Kinh tế LG Lee Geun-tae đánh giá đà tăng trưởng 3% trong năm ngoái có được chủ yếu nhờ ngành chế tạo chip điện tử, nhưng năm nay đóng góp của ngành này vào tăng trưởng kinh tế đã yếu đi và nền kinh tế có thể bước vào một lộ trình đi xuống dài hạn.

Các dữ liệu tiêu cực cũng đang tác động đến tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 8/2018 sụt xuống một mức thấp trong 17 tháng chủ yếu do thị trường việc làm ảm đạm, đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này đi xuống và là số liệu thấp nhất kể từ tháng 3/2017.

Các nhà phân tích thị trường cho rằng điều đáng bận tâm là những lo ngại nền kinh tế bước vào một kiểu “chu kỳ khốc liệt” với các điều kiện việc làm yếu, dẫn đến sự sụt giảm trong chi tiêu tư nhân, từ đó làm giảm sinh khí của nền kinh tế tổng thể.

Hồi tháng 7/2018, Chính phủ Hàn Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này từ mức 3% xuống mức 2,9% trong năm 2018 đồng thời hạ mục tiêu tạo việc làm từ mức 320.000 xuống mức 180.000 việc làm giữa bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc năm 2017 tăng trưởng 3,1%. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc từ 3% xuống 2,9%.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng 0,6% trong quý II/2018, so với mức tăng 1% ghi nhận trong quý I/2018, theo dữ liệu sơ bộ của BoK. Rất có thể nền kinh tế Hàn Quốc sẽ không đạt những mục tiêu tăng trưởng nếu rơi vào các bối cảnh ảm đạm.

Gần đây, các ngân hàng đầu tư nước ngoài lớn đã trở nên bi quan hơn về triển vọng tăng trưởng năm 2018 của Hàn Quốc do các nhân tố tiêu cực tại cả trong nước và nước ngoài. Goldman Sachs cuối tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này từ mức 2,8% đưa ra một tháng trước đó xuống 2,7%.

Ngân hàng đầu tư toàn cầu này cũng đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 của Hàn Quốc từ mức 2,9% xuống mức 2,7%. Không chỉ có Goldman Sachs điều chỉnh giảm dự báo, ngay cả ngân hàng UBS lớn nhất Thụy Sỹ cũng hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2018 và 2019 trong một báo cáo công bố cuối tháng trước.

Nhà nghiên cứu cấp cao Ju Won tại Viện Nghiên cứu Hyundai cho biết nền kinh tế Hàn Quốc trong năm ngoái đã bước vào một lộ trình đi xuống. Thực tế, nền kinh tế Hàn Quốc đối mặt nguy cơ đi xuống bắt nguồn từ nhân tố bên ngoài như bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và bất ổn tài chính xuất phát từ những nền kinh tế mới nổi.

Seoul cho biết nhu cầu toàn cầu mạnh trong các lĩnh vực chế tạo và công nghiệp nặng cũng như giá dầu gia tăng sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu của Hàn Quốc trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, khả năng tranh cãi thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh và biến động gia tăng trên thị trường tài chính do chính sách điều chỉnh lãi suất của Mỹ có thể tạo ra những bất ổn dẫn đến nguy cơ đi xuống.

Nhằm đảo ngược tình huống xấu nhất, Seoul đang để mắt đến phương án kích thích tài chính. Chính phủ Hàn Quốc trước đây đề xuất ngân sách ở mức cao kỷ lục 471 nghìn tỷ won (422 tỷ USD) trong năm tới, tập trung vào hoạt động tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy đổi mới.

Đặc biệt, một khoản ngân sách kỷ lục 24 nghìn tỷ won sẽ được dành vào việc thúc đẩy hoạt động tạo việc làm. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng chi tiêu ngân sách “khủng” có thể giúp tiêu dùng cá nhân và có khả năng giảm thiểu nguy cơ sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong năm tới.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Kim Dong-yeon đã nhấn mạnh sự linh hoạt trong việc triển khai các chính sách của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in như tăng trưởng được dẫn dắt bởi thu nhập và tăng lương tối thiểu – vốn bị các nhà chỉ trích cho rằng là những nguyên nhân chính dẫn đến dữ liệu việc làm ảm đạm.

Chuyên gia phân tích Park Sang-hyun tại Leading Investment & Securities dự đoán số liệu trong tháng 9 và 10/2018 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nền kinh tế Hàn Quốc có thực sự trong xu hướng đi xuống hay không.

Chuyên gia này cho rằng một số số liệu liên quan đến lĩnh vực chế tạo, kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng đang cho thấy các dấu hiệu của sự hồi phục. Hiện vẫn còn quá sớm để nhận định rằng nền kinh tế sẽ trở lại đúng lộ trình, song rất có thể lĩnh vực chế tạo sẽ tránh được đà sụt giảm thêm nữa.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Kim Dung

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.