|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng tới 250 - 300 đồng/kg vì nhu cầu lớn

07:30 | 01/05/2018
Chia sẻ
Tuần trước, giá lúa, gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm đều tăng khá mạnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vì nguồn cung không còn nhiều. Vì giá gạo Việt Nam cao nên Philippines đành ra về tay trắng trong phiên đấu thầu ngày 27/4. 
gia lua gao tai dbscl tang toi 250 300 dongkg vi nhu cau lon Philippines sẽ mở lại phiên đấu thầu nhập khẩu gạo ngay đầu tháng 5
gia lua gao tai dbscl tang toi 250 300 dongkg vi nhu cau lon Philippines bỏ hạn ngạch nhập khẩu gạo
gia lua gao tai dbscl tang toi 250 300 dongkg vi nhu cau lon Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, Philippines đàm phán mua gạo của doanh nghiệp Việt Nam
gia lua gao tai dbscl tang toi 250 300 dongkg vi nhu cau lon Giá lúa gạo ĐBSCL giữ ở mức cao, sắp chốt giá hợp đồng với Philippines

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 26/4 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.400 - 6.500 + 100
Lúa khô loại dài 6.750 - 6.850 + 250
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.200 - 8.300 + 200
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 8.000 - 8.100 + 300
Gạo thành phẩm 5% tấm 9.500 - 9.600 + 100
Gạo thành phẩm 15% tấm 9.250 - 9.350 + 50
Gạo thành phẩm 25% tấm 9.050 - 9.150 + 150

(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Tính đến ngày 26/4, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch được 1,550 triệu ha lúa vụ Đông Xuân 2017 – 2018 với năng suất khoảng 6,7 – 6,8 tấn/ha.

Trong khi đó, vụ Hè Thu 2018 đã xuống giống được 650.000 ha trên tổng diện tích kế hoạch 1,650 triệu ha.

gia lua gao tai dbscl tang toi 250 300 dongkg vi nhu cau lon
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng tới 250 - 300 đồng/kg vì khan cung. (Ảnh minh họa)

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Thái Lan, chính phủ đã đấu thầu thành công hợp đồng mua bán gạo với Indonesia. Thái Lan cũng đã chào giá xong cho hợp đồng với chính phủ Philippines nhưng vì giá quá cao nên phía Philippines chưa chốt.

Tại Ấn Độ, sản lượng gạo niên vụ 2018 - 2019 ước đạt 113 triệu tấn, trong đó có 98 triệu tấn từ vụ Kharif, nhờ lượng mưa duy trì ở mức trung bình.

Tại Pakistan, nước này cũng thành công trong phiên đấu thầu hợp đồng nhập 500.000 tấn gạo của Indonesia. Tâm lý thị trường đang xoay quanh nhu cầu mua từ Indonesia và Trung Quốc. Ngoài ra, chính phủ thắt chặt thương mại gạo quốc tế nhằm ngăn gạo biến đổi gene (GM). Động thái này được đưa ra sau khi Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu Gạo Pakistan (REAP) bày tỏ lo ngại về tác động của việc phát hiện gạo GM từ một số lô hàng, dẫn đến việc Liên minh châu Âu từ chối nhập khẩu.

Tại Campuchia, gạo tiếp tục nhận được quan tâm từ Trung Quốc trong khi nhu cầu từ châu Phi giảm nhu cầu gạo tấm ổn định từ châu Âu. Sản lượng và xuất khẩu gạo có thể tăng trong năm nay và năm tới nhờ nhu cầu lớn từ Trung Quốc, mặc dù tỷ lệ xay xát thấp. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo tăng 4% so với năm trước trong vụ thu hoạch 2017-2018, lên 8,1 triệu tấn. Xuất khẩu dự báo tăng 8%/năm, đạt mức 622.000 tấn trong vụ thu hoạch 2017-2018 và 672.000 tấn trong vụ thu hoạch 2018-2019. Nhu cầu giảm từ các nước châu Âu đã được bù đắp bởi nhu cầu từ Trung Quốc tăng.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Malaysia, USDA dự báo nhập khẩu gạo giảm 10% so với năm trước còn 900.000 tấn trong năm 2018 vì tồn kho cuối kỳ năm 2018 của chính phủ còn tới 400.000 tấn. Sang đến năm 2019, nhập khẩu gạo dự báo tăng đến 950.000 tấn trong năm 2019 do diện tích gieo trồng không tăng trong khi dân số dự kiến tăng 3%/năm trong giai đoạn 2018 - 2020.

Tại Philippines, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) sẽ cần 38 tỷ Peso để thực hiện chỉ thị của Tổng thống Duterte nhằm tăng tồn kho đệm lên 60 ngày, thay vì 30 ngày như trước. Theo đó, NFA này sẽ cần gấp 5 lần ngân sách hiện tại để thực hiện nhiệm vụ này. Trong năm nay, NFA được cấp ngân sách 7 tỷ Peso cho chương trình nhập khẩu gạo. Hiện tại, phần lớn số ngân khoản này vẫn giữ nguyên vì không thể mua ở mức giá được các thương nhân chào. Ngoài ra, chính phủ cũng đã bỏ hạn ngạch nhập khẩu gạo đối với giới tư nhân.

Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á

Giá gạo tăng tại thị trường Thái Lan, Việt Nam và Pakistan, trong khi giá tại Ấn Độ và Miến Điện ổn định vì nguồn cung hạn chế.

Nhu cầu từ Indonesia và Philippines tiếp tục là hai yếu tố chính hỗ trợ giá gạo. Mặc dù Philippines vừa thông báo đã thất bại trong phiên đấu thầu hợp đồng 250.000 tấn ngày 27/4 nhưng nước này quyết định mở thầu lại vào ngày 4/5 tới đây.

Ngoài ra, Bangladesh và Trung Quốc cũng có khả năng mua thêm, trong khi châu Phi và Trung Đông chững lại.

Thanh Tùng