|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tại ĐBSCL đi ngang, đợi phiên đấu thầu của Philippines

13:51 | 19/03/2018
Chia sẻ
Tuần trước, giá lúa gạo tại DDBSCL gần như không biến động trong khi người dân vẫn đang thu hoạch vụ lúa Đông Xuân và doanh nghiệp chờ phiên đấu thầu của Philippines. Giá gạo châu Á có thể giảm trong tuần này. 
gia lua gao tai dbscl di ngang doi phien dau thau cua philippines Giá gạo Việt Nam giảm khi vào rộ vụ Đông Xuân
gia lua gao tai dbscl di ngang doi phien dau thau cua philippines Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng nhẹ trở lại
gia lua gao tai dbscl di ngang doi phien dau thau cua philippines Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trước kỳ vọng về hợp đồng mới
gia lua gao tai dbscl di ngang doi phien dau thau cua philippines Giá lúa gạo tại ĐBSCL tiếp tục giảm, có loại giảm tới 500 - 600 đồng so với đầu tháng 2

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 15/3 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.200 - 6.300 -
Lúa khô loại dài 6.500 - 6.600 -
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.500 - 8.600 -
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 7.600 - 7.800 - 100
Gạo thành phẩm 5% tấm 9.050 - 9.150 - 50
Gạo thành phẩm 15% tấm 8.800 - 8.900 -
Gạo thành phẩm 25% tấm 8.600 - 8.700 -

(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Tính đến ngày 15/3, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 520.000 ha trên tổng diện tích xuống giống 1,6 triệu ha, với năng suất đạt khoảng 6,2 – 6,5 tấn/ha.

gia lua gao tai dbscl di ngang doi phien dau thau cua philippines

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Thái Lan, chính phủ hướng tới đàm phán bán gạo trực tiếp với chính phủ các nước khác để thúc đẩy xuất khẩu gạo. Nhiều nước nhập khẩu tại Đông Nam Á là mục tiêu nhắm đến, gồm Bulog của Indonesia, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của Philippines và Bernas của Malaysia. Chính phủ Thái Lan cũng hy vọng thu hút quan tâm của những nước nhập khẩu tại Trung Đông, như Iraq và Iran, mỗi nước hiện tại nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo Thái/năm.

Tại Ấn Độ, xuất khẩu gạo non-basmati Ấn Độ trong tháng 4 - tháng 1 tăng 34% so với năm trước đến 7,02 triệu tấn vì Bangladesh, Benin và Sri Lanka tăng mua.

Tại Pakistan, xuất khẩu gạo đã tăng 14% về lượng và 27% về giá trị trong 8 tháng đầu của năm tài chính hiện tại (tháng 7/2017 - 02/2018). Trong đó, Kenya là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Pakistatn, mà tiếp theo là Trung Quốc.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Philippines, chính phủ dự kiến đấu thầu vào tháng 3, tìm mua 250.000 tấn gạo từ tư nhân. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) bị thúc giục mua thêm gạo nhằm tăng tồn kho đệm và bình ổn giá. NFA có thể dễ dàng mua 12 triệu bao gạo trong vụ thu hoạch này, gấp đôi mục tiêu mua trong năm nay, bởi giá tại ruộng dự báo giảm do thị trường đang thặng dư lúa.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ủy ban Ngũ cốc Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ (TMO) đã công bố một loạt các cuộc đấu thầu quốc tế để mua 30.000 tấn gạo. Đấu thầu kết thúc này vào ngày 30/3. Giao hàng trong cuộc đấu thầu mới là giao hàng nhanh, từ ngày 26/3 đến 16/4.

Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á

Tuần trước, giá gạo khá vững tại châu Á với Trung Quốc mua trở lại; đồn đoán về nhu cầu mua hàng của Indonesia, cũng như nhu cầu từ Malaysia tạo nên tâm lý tích cực.

Trong đó, giá gạo Thái tăng nhờ thỏa thuận với Trung Quốc, nhu cầu mua của Malaysia và đồn đoán về khả năng mua thêm của châu Á, đặc biệt là Indonesia.

Giá Pakistan nhích cao hơn vì các doanh nghiệp xay xát tăng giá trước diễn biến giá châu Á lên hơn. Trong khi đó, giá Myanmar cũng khá ổn định.

Dự báo, thị trường thời gian tới có thể sẽ giảm vì nguồn cung gạo từ vụ cũ của Trung Quốc, tồn kho gạo tại châu Phi và chi phí tại các nước châu Á cao hơn. Trong khi đó, châu Phi và Trung Đông cũng đang do dự mua thêm ở mức giá hiện tại.

Thanh Tùng