|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cuộc đua tăng vốn điều lệ ngân hàng, VPBank có thể dẫn đầu nhóm NHTM cổ phần tư nhân

15:30 | 17/04/2018
Chia sẻ
Với những phương án tăng vốn điều lệ được các ngân hàng công bố, tăng vốn - chính là chuyện cần làm của giới ngân hàng trong năm 2018. Ở khối NHTM quốc doanh, Vietcombank và BIDV loay hoay tìm nhà đầu tư chiến lược. Trong lúc đó, VPBank bứt tốc, có thể dẫn đầu nhóm NHTM cổ phần tư nhân.
cuoc dua tang von dieu le ngan hang vpbank co the dan dau nhom nhtm co phan tu nhan Lãi sau thuế 2017 trên 300 tỷ đồng, SeABank trình kế hoạch tăng vốn, niêm yết và mua cổ phần
cuoc dua tang von dieu le ngan hang vpbank co the dan dau nhom nhtm co phan tu nhan MBBank muốn tăng vốn điều lệ lên 21.600 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ đồng năm 2018

Hành trình tăng vốn tự có

Trong những năm qua, các ngân hàng loay hoay tìm mọi cách để tăng vốn tự có, nhằm đáp ứng theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn.

Theo thống kê từ NHNN, đến cuối 2017, vốn tự có của các TCTD tại Việt Nam đạt hơn 714.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần con số năm 2012. Vốn điều lệ của các TCTD chiếm khoảng 70% vốn tự có, gấp 1,3 lần con số năm 2012.

Trước nhiệm vụ tăng vốn tự có, ngân hàng có hai lựa chọn. Một là tăng vốn tự có cấp 1 thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ hoặc giữ lại lợi nhuận hoặc sáp nhập. Hai là tăng vốn tự có cấp 2 bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi) theo quy định.

cuoc dua tang von dieu le ngan hang vpbank co the dan dau nhom nhtm co phan tu nhan
Tổng hợp: TA.

Để tăng vốn tự có, nhóm NHTM quốc doanh thường thực hiện tăng vốn tự có cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên, hệ số vốn cấp 2/vốn cấp 1 không được vượt 50% theo quy định vì vậy việc phát hành trái phiếu chuyển đổi bị giới hạn. Hiện tại, một trong các ông lớn quốc doanh, là BIDV đã chạm đến ngưỡng này.

Bên cạnh đó, khoản mục đầu tư chứng khoán nợ của các TCTD cho thấy các ngân hàng thường nắm giữ trái phiếu của nhau. Tuy nhiên, khi Thông tư 19/TT/NHNN có hiệu lực từ năm 2020, vốn tự có cấp 2 sẽ trừ các khoản đầu tư, mua trái phiếu và nợ thứ cấp do các TCTD khác phát hành. Vì vậy, vốn tự có của các ngân hàng sẽ giảm đáng kể khi Thông tư này đi vào hiệu lực.

Vậy nên, tăng vốn cấp 1, hay cụ thể là tăng vốn điều lệ là nhu cầu bức thiết của cả nhóm NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần.

Tăng vốn điều lệ: Người dễ người khó

Năm 2017, vốn điều lệ chiếm gần 60% vốn tự có đối với nhóm các NHTM quốc doanh. Trong khi đó, ở nhóm ngân hàng TMCP hay ngân hàng liên doanh, nước ngoài, vốn điều lệ chiếm 75 - 80% vốn tự có. Vốn điều lệ của nhóm NHTM quốc doanh chỉ tăng 0,84% so với năm trước, trong khi nhóm ngân hàng TMCP hay ngân hàng liên doanh tăng trưởng trên 5%.

Tăng vốn cấp 1 bằng phát hành cổ phiếu trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận là chuyện “không như mơ” đối với các NHTM quốc doanh, vì phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận của các ngân hàng từng bị Bộ Tài chính bác bỏ và thay thế bằng việc trả cổ tức bằng tiền mặt những năm qua.

Các NHTM quốc doanh tính đến việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Tỷ lệ sở hữu của NHNN ở BIDV là 95,28%, và ngân hàng cũng tính đến phương án tăng vốn thông qua việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên câu chuyện tìm kiếm “người đồng hành” nhiều năm qua với BIDV không phải dễ. Mới đây, tin đồn về KEB Hana đang trong quá trình đàm phán mua lại cổ phần của BIDV, nếu là sự thật thì có thể là tín hiệu tích cực cho BIDV khi hệ số CAR riêng lẻ gần chạm ngưỡng 9%.

Với Vietcombank, ngoài Mizuho Bank, room cho nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng vẫn còn tới 15% và trong năm 2017 Vietcombank đã được chấp thuận phương án bán 10% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, rộng đường cho kế hoạch tăng vốn.

Trong khi đó, room nhà đầu tư nước ngoài tại VietinBank đã lên tới 27,75%, gần tới giới hạn 30% về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM. Việc sáp nhập với PG Bank đổ vỡ khiến cho kế hoạch tăng vốn điều lệ của VietinBank khó càng thêm khó.

cuoc dua tang von dieu le ngan hang vpbank co the dan dau nhom nhtm co phan tu nhan Đến lượt PG Bank xác nhận dừng quá trình sáp nhập vào VietinBank, nợ xấu vọt lên hơn 3,3%

Đối với nhóm các ngân hàng TMCP, việc tăng vốn tấp nập hơn nhờ sức nóng của thị trường chứng khoán. Tận dụng cơ hội này, nhiều ngân hàng phát hành cổ phiếu trả cổ tức, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.

Nổi bật với kế hoạch tăng vốn “khủng” thêm khoảng 12.000 tỷ đồng trong năm 2018 là VPBank, chia thành 5 đợt gồm cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng; cổ phiếu ESOP; cổ phiếu riêng lẻ và mua lại cổ phần ưu đãi cổ tức thành cổ phiếu quỹ.

Vốn điều lệ của VPBank dự kiến cuối năm 2018 đạt gần 27.800 tỷ đồng, gấp 1,5 lần con số cuối năm 2017, và gấp 3 lần năm 2016, vượt qua Sacombank, cũng như MBBank để dẫn đầu nhóm NHTM cổ phần tư nhân.

cuoc dua tang von dieu le ngan hang vpbank co the dan dau nhom nhtm co phan tu nhan
Tổng hợp: TA.

Cũng quyết định tăng vốn, nhưng kế hoạch của MBBank “nhẹ nhàng” hơn khi dự kiến tăng vốn điều lệ từ 18.155 tỷ lên 21.600 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ phát hành thêm gần 345 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm 19%. Sau phát hành, vốn điều lệ MBBank vượt qua Sacombank (vốn giữ nguyên kể từ sau nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam).

Bên cạnh đó, các ngân hàng khác như VIBLienVietPostBankOCB hay các ngân hàng tuy chưa được ĐHĐCĐ thông qua như HDBankACBTPBank... cũng có kể hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng trong năm nay.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trên cơ sở xác định là vốn tự có của TCTD.

Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu của TCTD là 9%; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng; hay các chỉ tiêu về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, và giới hạn góp vốn, mua cổ phần của NHTM, công ty tài chính.

Tuệ An