|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường gạo tuần 28/2019: Thị trường xuất khẩu duy trì ảm đạm trong 6 tháng đầu năm

21:36 | 14/07/2019
Chia sẻ
Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với thông tin xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm giảm 2,8% về khối lượng và 19% về giá trị, nhưng giá lúa, gạo trong nước dự báo tiếp tục giảm.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 ước đạt 625.000 tấn với giá trị đạt 275 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 giảm 2,8% so với cùng kì năm 2018 xuống 3,39 triệu tấn, với giá trị xuất khẩu giảm 19% xuống 1,46 tỉ USD.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm giảm 15% so với cùng kì năm ngoái xuống đạt 429 USD/tấn.

Theo Reuters, hôm 11/7, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng từ mức 330 - 335 USD/tấn của tuần trước lên 335 - 340 USD/tấn.

Tuy nhiên, mức giá này vẫn cạnh tranh hơn so với giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ và Thái Lan, lần lượt ghi nhận ở mức 374 - 377 USD/tấn và 390 - 404 USD/tấn (tính theo FOB tại cảng Bangkok). 

Giá gạo tại Thái Lan và Ấn Độ tăng cao vì đồng nội tệ duy trì mạnh mẽ so với USD. 

Điều này khiến xuất khẩu gạo Thái Lan giảm 12% trong nửa đầu năm 2019, và có thể không đạt được mục tiêu 9,5 triệu tấn đặt ra trong năm nay.

Theo đó, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới đã xuất 4,2 triệu tấn gạo trong 6 tháng đầu năm, với đơn đặt hàng trong hai tháng cuối giảm còn 600.000 tấn/tháng. Khối lượng này dưới mức trung bình tháng là 800.000 tấn.

"Gạo Thái rất đắt vì tỷ giá ngoại hối", Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho hay.

"Nếu đồng baht duy trì trên 30 baht đổi 1 đồng USD, mọi chuyện sẽ kết thúc với chúng tôi", ông nói thêm.

golden-rice-paddy-rice-field_33741-42

Ảnh: freepik.

Tuy nhiên, tại Ấn Độ, khối lượng xuất khẩu gạo basmati dự báo tăng từ gần 4 triệu tấn lên  4,4 triệu tấn trong năm 2018 - 2019. Tương tự, xuất khẩu gạo non-basmati cũng sẽ lên tới 3 tỉ USD trong năm tài chính vừa qua từ 2,52 tỉ USD trong năm 2016 - 2017.

10 điểm đến hàng đầu của xuất khẩu nông sản Ấn Độ gồm Mỹ, Việt Nam, Iran, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bangladesh và Arab Saudi.

Còn tại Campuchia, dữ liệu chính thức công bố hôm 8/7 cho thấy xuất khẩu gạo Campuchia sang Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 32% trong 6 tháng đầu năm xuống 93.503 tấn, theo sau đợt áp thuế quan, nhưng bù lại doanh số bán hàng sang Trung Quốc đã tăng trong cùng giai đoạn.

Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã tăng 66% trong cùng thời kì lên 118.401 tấn, trong khi tổng xuất khẩu gạo tăng 3,7% lên 281.538 tấn, với Australia là thị trường mới.

Về tình hình giá gạo trong nước, báo cáo từ Bộ NN&PTNT chỉ ra giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm trong tháng 6.

Thị trường tiếp tục trầm lắng do nhu cầu nhập khẩu hạn chế cùng với lo ngại về nguồn cung vụ hè thu chất lượng không cao.

Tính trong 6 tháng đầu năm, giá lúa, gạo trong nước diễn biến tăng đối với lúa Đông Xuân và giảm đối với lúa Hè Thu.

Dự báo giá lúa, gạo trong nước tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ yếu, chất lượng lúa hè thu kém nên không thu hút khách hàng.

Giá lúa, gạo tại đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 20/6 - 27/6:

Loại lúa/gạo

Giá ngày 20/6 (đồng/kg)

Giá ngày 27/6 (đồng/kg)

Lúa tươi tại ruộng

Hạt dài

4.250 – 4.900

4.250 – 5.000

Hạt thường

3.800 – 4.200

3.800 – 4.200

Lúa khô/ướt tại kho

Hạt dài

4.500 – 6.000

4.525 – 6.000

Hạt thường

4.100 – 5.150

4.100 – 5.050

Gạo Nguyên liệu

Lứt loại 1

6.350 – 8.000

6.250 – 8.100

Lứt loại 2

5.850 – 6.600

5.750 – 6.600

Xát trắng loại 1

7.050 – 9.100

6.975 – 9.500

Xát trắng loại 2

6.850 – 7.000

6.750 – 6.950

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Tố Tố

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý I: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
SSI Research cho biết kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết duy trì tăng trưởng trong quý I/2024, tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại. Song đơn vị phân tích này nhìn nhận kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định hơn.