Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh (Adjusted Gross Margin) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh (tiếng Anh: Adjusted Gross Margin) là tỉ suất lợi nhuận gộp đã trừ đi chi phí bảo tồn hàng tồn kho, để xác định lợi nhuận của sản phẩm, dòng sản phẩm hoặc của một công ty.

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh (Adjusted Gross Margin) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Patriot Software)

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh

Khái niệm

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh trong tiếng Anh là Adjusted Gross Margin.

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh tỉ suất lợi nhuận gộp đã trừ đi chi phí bảo tồn hàng tồn kho, để xác định lợi nhuận của sản phẩm, dòng sản phẩm hoặc của một công ty.

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh bao gồm chi phí bảo tồn hàng tồn kho, trong khi tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp (chưa điều chỉnh) thì không xét đến chi phí này.

Do đó, tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh cung cấp cái nhìn chính xác hơn về lợi nhuận của sản phẩm so với biên lợi nhuận gộp, bởi vì biên lợi nhuận gộp điều chỉnh tính thêm chi phí ngoài phương trình, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Công thức tính tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh là:

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh (Adjusted Gross Margin) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 2.

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh cho biết điều gì?

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh đi xa hơn một bước so với tỉ suất lợi nhuận gộp vì nó bao gồm các chi phí bảo tồn hàng tồn kho, điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của sản phẩm.

Ví dụ, hai sản phẩm có thể có tỉ suất lợi nhuận gộp là 25% giống nhau. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm có thể có chi phí bảo tồn hàng tồn kho liên quan khác nhau. Một sản phẩm có thể tốn phí vận chuyển nhiều hơn hoặc mang mức thuế cao hơn, dễ bị mất cắp hoặc cần làm lạnh.

Khi tính đến chi phí bảo tồn hàng tồn kho, hai sản phẩm có thể cho thấy tỉ suất lợi nhuận khác nhau đáng kể. Phân tích tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh có thể giúp xác định các sản phẩm và dòng sản phẩm kém hiệu quả.

Chi phí bảo tồn hàng tồn kho bao gồm nhận và chuyển hàng tồn kho, bảo hiểm và thuế, tiền thuê kho và thuê các tiện ích, và chi phí cơ hội. 

Đối với các công ty có hàng tồn kho lớn hoặc phát sinh chi phí tồn kho cao, tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh là một thước đo lợi nhuận tốt hơn do chi phí bảo tồn hàng tồn kho thường không được tính vào.

Khi tính đến chi phí bảo tồn hàng tồn kho, tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh có thể giảm đáng kể so với biên lợi nhuận gộp chưa được điều chỉnh. Chi phí tồn kho thường chiếm trong khoảng từ 20% đến 30% chi phí để mua hàng tồn kho, nhưng khác nhau dựa trên ngành và qui mô của doanh nghiệp.

Ví dụ Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh

Ví dụ, nếu lợi nhuận gộp trong một năm tài chính của một công ty là 1,5 triệu USD và doanh thu là 6 triệu USD. Đồng thời, công ty có chi phí bảo tồn hàng tồn kho chiếm 20% và giá trị hàng tồn kho trung bình hàng năm là 1 triệu USD, khi đó chi phí bảo tồn hàng tồn kho hàng năm sẽ là $1.000.000 * 20% = $200.000.

Tỉ suất lợi nhuận = $1.500.000 / $6.000.000 = 25%

Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh = ($1.500.000 - $200.000) / $6.000.000=21.67%.

(Theo Investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/ti-suat-loi-nhuan-gop-dieu-chinh-adjusted-gross-margin-la-gi-dac-diem-va-vi-du-20200706142515392.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/