Số tiền các startup nhận sau khi lên sóng Shark Tank Việt Nam

Sau cam kết trên truyền hình, các startup tham gia Shark Tank Việt Nam sẽ trải qua quá trình thẩm định (due diligence) với số tiền đầu tư thực tế có thể tăng hoặc giảm.

Sau Shark Tank Việt Nam mùa hai, theo thông tin từ phía ban tổ chức, 42 startup đã lên sóng và 27 startup nhận cam kết đầu tư và 11 startup đã nhận tiền. Cũng trong mùa hai, tổng số tiền các Shark đã cam kết đầu tư trên sóng lên tới 206,541 tỉ đồng.

Vậy trong thực tế, các startup đã được đầu tư và giải ngân ra sao sau quá trình "due diligence" (thẩm định doanh nghiệp) đầy khắt khe?

hinhanh1

Dự án bình trữ điện mặt trời MOPO (Shark Phạm Thanh Hưng) với cam kết rót vốn 1.000.000 USD cho 25% cổ phần là một trong những "deal" đầu tư có giá trị lớn nhất không chỉ tại Shark Tank Việt Nam mà còn của Shark Tank tất cả các phiên bản trên thế giới. MOPO hướng tới cả đối tượng khách hàng B2C và B2B, nhưng coi B2B là hướng tập trung chiến lược. Sau khi lên sóng, doanh số MOPO tăng 2.000%.

hinhanh2

Ứng dụng công nghệ 4.0 và ngành thời trang giày, nhà sáng lập Lê Thanh kêu gọi 4 tỉ đồng cho 36% cổ phần trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, startup "đo ni đóng giày" đang trong giai đoạn giải 1 cho số tiền đầu tư 1,4 tỉ của shark Hưng với 10% cổ phần.

hinhanh3

Sự tự tin của Đỗ Thị Mỹ Diệu cũng dự án đồ bảo hộ lao động CDTS là hình ảnh nhiều người nhớ đến trong Shark Tank mùa 2. Shark Nguyễn Thanh Việt định giá CDTS cao hơn sau quá tình due diligence. Số tiền đầu tư thực tế cho CDCS được công bố là 10 tỉ đồng cho 36% cổ phầ,n trong đó 5 tỉ đồng phục vụ cho mục đích vốn lưu động. Doanh số CDTS tăng 300% sau Shark Tank.

hinhanh4

Shark Louis Nguyễn giữ nguyên mức đầu tư 10 tỉ đồng vào dự án gạo hữu cơ Hoa Nắng bất chấp những lục đục nội bộ khiến cổ đông chiếm 94% cổ phần của startup này rút toàn bộ vốn. Hoa Nắng đang giải ngân giai đoạn một hậu Shark Tank.

hinhanh5

Shark Dzung Nguyễn đã hoàn thiện giải ngân cho startup JobsGo - ứng dụng tìm việc và tuyển dụng thông minh trên di động với số vốn 5 tỉ đồng cho 20% cổ phần, con số tuyệt đối cao hơn so với mức cam kết đầu tư trên sóng.

hinhanh6

Tiếp tục tìm kiếm những startup trên nền tảng công nghệ trong Shark Tank mùa 2, Shark Dzung Nguyễn cũng cam kết đầu tư 300.000 USD cho 15% cổ phần của Viral Works. Con số này không thay đổi sau quá trình due diligence. Viral Works là dự án kết nối các nhãn hiệu và các micro-influence do Lê Hồng Thảo Quyên sáng lập.

hinhanh7

Hứa đầu tư 5 tỉ cho 36% cổ phần dự án We Escape – trò chơi nhập vai thực tế 5D trên sân khấu Shark Tank - nhưng Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ đã "nuốt trọn" startup này với số tiền đầu tư thực tế 26 tỉ đồng cho 70% cổ phần. We Escape đang giải ngân giai đoạn một.

hinhanh8

Cùng có chung thị trường dạy và học tiếng Anh, màn đối đáp giữa người sáng lập Talks Cafe Đinh Minh Quyền và Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ cũng là một điểm nhấn thú vụ của Shark Tank mùa hai. Đi vào thị trường ngách và chiến lược đặc biệt khi tận dụng không gian của những quán cà phê "chết", Đinh Minh Quyền gọi vốn thành công 5 tỉ đồng cho 45% cổ phần.

hinhanh9

Startup nhà hàng chay PEMA nhận được nhiều đầu tư hơn so với số tiền cam kết trên sóng từ Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ. Hiện tại, dự án này đã được giải ngân 5 tỉ đồng.

hinhanh10

Shark Nguyễn Xuân Phú đầu tư vào dự án cầu dắt xe thông minh DOTA với số tiền 4,65 tỉ cho 20%. Ông rót vốn dưới dạng khoản vay chuyển đổi và đang giải ngân giai đoạn một.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/so-tien-cac-startup-nhan-sau-khi-len-song-shark-tank-viet-nam-20190801235033554.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/