Phóng sự đầu tiên do ChatGPT thực hiện tại Việt Nam

Một phóng sự do ChatGPT thực hiện đã được phát sóng trên HTV9.

Một phóng sự truyền hình được viết bằng ChatGPT đã được phát sóng trong chương trình Cuộc sống tương lai Cafetek trên kênh HTV9, thuộc Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Phóng sự này được xem là phóng sự phát sóng do AI viết đầu tiên tại Việt Nam.

Mở đầu đoạn phóng sự, nữ biên tập viên HTV9 đặt vấn đề trong khi nhà nhà, người người đều nói về ChatGPT, nói về AI trong khi cô đang có một nghìn lẻ một deadline khác, thì tại sao phóng sự tuần này lại không để cho AI tự viết.

Theo đội ngũ thực hiện chương trình, Cafetek là một chương trình về công nghệ, đề tài trí thông minh nhân tạo là xu hướng mà Cafetek phải nhắc đến trong nội dung của chương trình, vì thế, thay vì cần một biên tập để viết nội dung cho phóng sự "Xu hướng phát triển trí thông minh nhân tạo tại Việt Nam". Ekip chương trình quyết định thử để cho trí thông minh nhân tạo AI viết thử một kịch bản về chính công nghệ này tại Việt Nam.

Kết quả khiến ekip bất ngờ khi công nghệ AI có thể đề xuất được 5 phần chính trong kịch bản và tự viết được hơn 500 chữ cho mỗi phần. Ngoài ra, trí thông minh nhân tạo còn đề xuất được những chuyên gia phỏng vấn để bổ sung vào bài phóng sự. Sau khi có được bài viết từ trí thông minh nhân tạo, ekip tiến hành đưa đi đọc và lồng tiếng, hậu kỳ và dựng clip trên nền văn bản mà công nghệ AI đã viết.

“Khi hoàn thành các công đoạn, phóng sự mà trí thông minh nhân tạo viết thực sự dễ nghe, đủ thông tin và đúng bố cục từng phần đối với một phóng sự cơ bản, thông qua kiểm duyệt nội dung để chính thức phát sóng”, phía nhà đài cho hay. 

 Một cảnh được cắt trong phóng sự do ChatGPT viết nội dung. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình).

Chương trình được phát sóng vào sáng Chủ Nhật (12/2) trên kênh HTV9. Dưới đây là toàn bộ phóng sự do AI thực hiện:

ChatGPT là công cụ hỗ trợ trực tuyến được thiết kế để giúp người dùng tạo ra các câu trả lời tự động và chính xác. Công nghệ này được sử dụng trong các ứng dụng trực tuyến như các trang web, các ứng dụng di động và các ứng dụng trò chuyện. 

ChatGPT đã xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2019 và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trực tuyến. Công nghệ này giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá dịch vụ trực tuyến của họ và cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Hiện nay, chatbot và AI đang là công nghệ được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, các công ty nghiên cứu công nghệ này bao gồm các tên tuổi lớn như VNG, FPT, Viettel và các công ty nhỏ hơn như Appota, Topica và các công ty khác. Trong các lĩnh vực khác nhau, công nghệ trí thông minh nhân tạo có thể được sử dụng để tự động hoá các quy trình trong công việc, hỗ trợ trực tuyến và cung cấp các dịch vụ tự động hoá. Điều này có thể giúp các công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng như cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Các cơ hội kinh doanh cũng được tạo ra bởi công nghệ này bao gồm các dịch vụ trực tuyến, các ứng dụng di động, và các dịch vụ tự động hoá.

“Hiện ChatGPT đang làm rất tốt công việc đó là viết một bài quảng cáo, một bài luận, một đoạn content sáng tạo. Về lời văn ngoài chuyện viết hoàn chỉnh, tôi khá bất ngờ vì nó có khả năng chau chuốt từ ngữ. Sau cú đột phá này thị trường bắt đầu rầm rộ hơn và mọi người bắt đầu quan tâm về AI, và AI sẽ được khai thác triệt để để tạo ra lợi thế cạnh tranh”, ông Goerge Nguyễn, sáng lập tổ chức TBLabs - JDI One, nói.

“Trước đây chúng ta hay thấy nói về AI, trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên chúng ta thấy rằng nó chưa hiện diện trong cuộc sống nhiều lắm mà ẩn trong sản phẩm nên khó hình dung ra nó. Nhưng hiện tại với ChatGPT người dùng trên thế giới và một phần ở Việt Nam đều dùng thử nghiệm trong thời gian ngắn vừa qua, đã làm cho mọi người hết sức hứng thú và quan tâm hơn nữa là tại sao nó có thể thông minh đến vậy. Như vậy ta có thể thấy đây là bước tiến vô cùng quan trọng của trí tuệ nhân tạo khi triển khai trong cuộc sống”, theo ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội tin học TP HCM.

Chatbot và AI đang đối mặt với nhiều thách thức trước các vấn đề về an toàn dữ liệu, các công ty cần phải đảm bảo rằng dữ liệu của họ được bảo mật và hệ thống của họ hoạt động ổn định, đáng tin cậy.

Cuối cùng, độ chính xác về công nghệ cũng là một thách thức lớn, các công ty cần đảm bảo rằng hệ thống của họ luôn cung cấp kết quả chính xác hơn. 

“Các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp CNTT đang có một cơ hội rất là lớn ở trước mắt. Tôi biết là doanh nghiệp đã làm những năm vừa qua rồi, đó là phát triển nút cao hơn ứng dụng của mình để nó nhanh hơn, thông minh hơn, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nhiều hơn. Như vậy, các ứng dụng của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận với người dùng hay các doanh nghiệp đầu cuối - họ có thể đưa vào phục vụ khách hàng tốt hơn”, ông Tuấn chia sẻ.

“Khi AI ra thay thế các nghề nghiệp đang tồn tại thì trong xã hội sẽ hình thành các nghề nghiệp mới. Cho nên là không có gì mất đi cả, nó chỉ làm cho xã hội chúng ta hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn nhờ sự hỗ trợ công nghệ”, ông Nguyễn Mạnh Cường, trưởng đại diện văn phòng khu vực phía Nam - Hội tự động hoá Việt Nam, nói.

Chatbot và AI tại Việt Nam có nhiều cơ hội và thử thách. Các cơ hội để phát triển bao gồm các nền tảng AI, Machine Learning (máy học) và Big Data (dữ liệu lớn). Các cơ hội để tận dụng công nghệ bao gồm các ứng dụng trực tuyến, các ứng dụng di động và các dịch vụ tự động hoá cung cấp toàn cầu. Trong đó, các doanh nghiệp nghiên cứu tại Việt Nam cần tập trung vượt qua thử thách để đạt được hiệu quả cao nhất bao gồm an toàn dữ liệu, độ tin cậy và độ chính xác của công nghệ ngày càng cao hơn.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/phong-su-dau-tien-do-chatgpt-thuc-hien-tai-viet-nam-2023213113754537.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/