[Phần 2] Cà phê và vấn đề di cư tại Guatemala

Giá cà phê sụt giảm và sản xuất kém đã buộc các thành viên của hợp tác xã cà phê ở Guatemala và các hộ gia đình trồng cà phê phải di cư, sử dụng trang trại của họ làm tài sản thế chấp để vay tiền trả cho những kẻ buôn lậu.

thi-truong-ca-phe-nam-2018-van-se-bien-dong-manh

Giá cà phê sụt giảm và sản xuất kém đã khiến người dân ở Guatemala quyết định di cư.

Giá cà phê sụt giảm ở Guatemala đã gây ra rủi ro lớn cho toàn bộ ngành cà phê

Rodrigo Carrillo, một người trồng cà phê tại Guatemala, cho biết ông đã sống bất hợp pháp tại Mỹ và làm việc ở Nam Carolina từ năm 2002 đến 2012. Sau đó tự nguyện trở lại Hoja Blanca và đầu tư 3.000 USD tiền tiết kiệm của mình vào 60 mẫu đất. Ông đã chi tiền cho phân bón và hun trùng để cải thiện sản xuất.

Năm 2012, khi giá cà phê trên thị trường là 2 USD/pound, ông Carrillo đã kiếm được lợi nhuận tốt. 

Tuy nhiên vào năm 2017, khi sản lượng của Brazil tăng đột biến, giá đã giảm còn 1,2 USD. Tháng 5/2018, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã báo cáo rằng cơ cấu chi phí và giá cà phê sụt giảm ở Guatemala đã gây ra rủi ro lớn cho toàn bộ ngành cà phê. Đến năm 2019, tổn thất còn lớn hơn.

Do đó, các thành viên của hợp tác xã cà phê ở Guatemala và các hộ gia đình đã bắt đầu di cư, sử dụng trang trại của họ làm tài sản thế chấp để vay tiền trả cho những kẻ buôn lậu.

Vấn đề di cư

Hầu hết mọi thành viên của hợp tác xã cà phê Hoja Blanca đang chật vật với câu hỏi khi nào và làm thế nào để di cư.

Một số công ty cà phê và các tổ chức phi chính phủ đã cố gắng hỗ trợ các nhà sản xuất cà phê, nhưng hầu hết gặp khó khăn. Tại thành phố La Libertad, nơi đặt trụ sở của Hoja Blanca, Quĩ Starbucks đã khởi động một dự án vào năm 2018 nhằm cải thiện an ninh lương thực và vệ sinh cho nông dân.

Một trong những lãnh đạo của dự án này cho biết 20 trong số 35 người tham gia nhóm của ông đã di cư.

Vấn đề không phải là giá ở Mỹ, ông nói, mà là những gì họ trả ở đây.

World Neighbor, công ty quản lý dự án và Starbucks cho biết họ không biết chính xác về số lượng người tham gia di cư.

Gustavo Alfaro, người bán cà phê cho Starbucks và một số công ty đặc sản khác của Mỹ, cho biết một nửa lực lượng lao động của ông đã di cư trong năm qua.

Hầu hết những nhân viên này làm việc theo mùa tại các trang trại nhỏ của riêng họ tuy nhiên những trang trại này gần như vô giá trị.

Gustavo Alfaro cho biết sẽ không thuyết phục những nhân viên của mình trở lại bởi họ đã từ bỏ công việc trồng cà phê.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/phan-2-ca-phe-va-van-de-di-cu-tai-guatemala-20190622183541788.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/