OPEC giảm dự báo nhu cầu dầu vào năm 2021 do tác động kéo dài của COVID-19

Theo The Wall Street Journal, ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch COVID-19 sẽ tác động đến nhu cầu năng lượng toàn cầu khó khăn và lâu dài hơn những gì OPEC đã lo ngại trước đây, khiến Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ một lần nữa giảm dự báo về dầu vào năm 2020.

Theo trang Naturalgasintel, IEA vào hôm thứ Ba cũng giảm triển vọng nhu cầu dầu trong tháng thứ hai liên tiếp. 

IEA cũng cảnh báo rằng COVID-19 có thể tàn phá lượng tiêu thụ năng lượng vào năm 2021. 

Trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng (MOMR) được công bố hôm 14/9, OPEC đã giảm dự báo dầu thô năm 2020 thêm 0,7 triệu thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 8. 

Hiện dự kiến nhu cầu dầu thô năm 2020 là 22,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 6,7 triệu thùng/ngày so với năm 2019. 

Nhu cầu đối với dầu thô của OPEC vào năm 2021 đã được điều chỉnh giảm 1,1 triệu thùng/ngày xuống còn 22,6 triệu thùng/ngày so với dự báo của tháng trước, cao hơn 5,5 triệu thùng/ngày so với triển vọng của năm nay. 

Giá dầu thô cũng giảm vào hôm thứ Hai (14/9). Giá dầu Brent giảm 0,6% xuống còn 39,61 USD/thùng, giá dầu WTI kết thúc ngày giảm 0,2% xuống còn 37,26 USD/thùng trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại rằng nguồn cung Libya có thể sớm quay trở lại thị trường và việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của Tiểu vương quốc Emirati đã giảm xuống, theo Eugen Weinberg, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Commerzbank.

OPEC giảm dự báo nhu cầu dầu vào năm 2021 do tác động kéo dài của COVID-19 - Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg

Theo Naturalgasintel, các nhà nghiên cứu của MOMR cho biết: “Nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những biến động chưa từng có trong năm 2020. 

Sau một khởi đầu không mấy sáng sủa vào đầu năm, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự chênh lệch kinh tế trên diện rộng ở tất cả các lĩnh vực trên toàn cầu. Điều này được phản ánh qua sự suy giảm mạnh trong nhu cầu năng lượng toàn cầu trong nửa đầu năm 2020, với giá dầu thô xuống mức thấp lịch sử vào tháng 4”. 

Tuy nhiên kể từ giữa tháng 5, các đợt phong tỏa trên toàn thế giới đã dần được nới lỏng. 

Theo The Wall Street Journal “Nhu cầu được hạn chế và tiết kiệm bắt buộc nửa đầu năm 2020, kết hợp với kích thích tài chính và tiền tệ đặc biệt, hiện đang hỗ trợ sự phục hồi kinh tế toàn cầu nửa cuối năm 2020 một cách mạnh mẽ, mặc dù điều này sẽ không bù đắp cho sự sụt giảm to lớn” trong sáu tháng đầu năm.

Tuy nhiên OPEC có trụ sở tại Vienna cho biết hoạt động kinh tế đang chậm lại, nhu cầu nhiên liệu vận tải phục hồi chậm hơn dự kiến và các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Philippines đóng một vai trò lớn trong việc cắt giảm dự báo mới nhất. 

Báo cáo hôm thứ Hai (14/9) được đưa ra trước cuộc họp của ủy ban giám sát chung của OPEC vào thứ Năm (17/9), tại đó OPEC và các đồng minh sẽ thảo luận về kế hoạch nới lỏng hơn nữa việc hạn chế sản xuất trong những tháng tới.

Theo Naturalgasintel, các nhà nghiên cứu của MOMR cho biết Trung Quốc được dự báo là “nền kinh tế lớn duy nhất cho thấy mức tăng trưởng tích cực trong năm nay, mặc dù sự phục hồi ở Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu dường như đang đạt được sức hút”. 

Sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC đã được điều chỉnh cao hơn cho năm 2020 ở mức 360 nghìn thùng/ngày do “mức phục hồi cao hơn dự kiến ở Mỹ vào tháng 6, tăng thêm 1 triệu thùng/ngày so với cùng kì tháng trước và hiện giảm còn 2,7 triệu thùng/ngày so với cùng kì năm ngoái”, theo MOMR. 

Việc khôi phục sản xuất đã bắt đầu ở Mỹ, Canada và Mỹ Latinh vào quí III/2020, mặc dù cơn bão Laura đã ảnh hưởng một phần đến sản xuất ở Vịnh Mexico của Mỹ (GOM). 

Sự sụt giảm chính vào năm 2020 dự kiến là ở Mỹ với 1 triệu thùng/ngày, Nga với 1,1 triệu thùng/ngày và Canada”.

OPEC đã điều chỉnh cao hơn mức dự báo sản lượng dầu thô các nước ngoài OPEC cho năm 2021 là 371 nghìn thùng/ngày. 

Hiện OPEC dự kiến sản lượng sẽ tăng thêm 1 triệu thùng/ngày. 

Theo MOMR, “Mỹ với 400 nghìn thùng/ngày, Canada, Brazil và Na Uy sẽ là những nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng” về dầu thô trong năm tới.

OPEC dự kiến lượng khí đốt tự nhiên của họ sẽ giảm 100 nghìn thùng/ngày vào năm 2020 so với cùng kì năm ngoái. 

Dự báo sơ bộ năm 2021 cho thấy tăng trưởng 100 nghìn thùng/ngày, trung bình là 5,2 triệu thùng/ngày. Theo các nguồn tin thứ cấp, sản lượng dầu thô trong tháng 8 tăng 760 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 24,05 triệu thùng/ngày.

OPEC cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống âm 4,1% cho năm 2020 từ mức dự báo tháng 8 là âm 4% "trong bối cảnh đà tăng trưởng ở các nền kinh tế chậm lại, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển."

MOMR cho biết, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 “không đổi ở mức 4,7%”.

"Mỹ được điều chỉnh tăng nhẹ và dự báo sẽ giảm 5,1% vào năm 2020, tiếp theo là tăng trưởng 4,1% vào năm 2021."

Triển vọng mơ hồ

IEA trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ (OMR) cho biết sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm COVID-19 ở nhiều quốc gia, các biện pháp phong tỏa một lần nữa được áp dụng, giải pháp làm từ xa tiếp tục diễn ra và lĩnh vực hàng không yếu kém đã dẫn đến việc điều chỉnh nhu cầu trong nửa cuối năm 2020 .

Nhu cầu dầu toàn cầu giảm 100 nghìn thùng/ngày trong quí III/2020 và trong quí IV/2020, tiêu thụ giảm 600 nghìn thùng/ngày.

Các nhà nghiên cứu của IEA cho biết: “Sự không chắc chắn do COVID-19 tạo ra không có dấu hiệu giảm bớt. Ở châu Âu, số ca mắc mới đã tăng lên khi kì nghỉ lễ kết thúc, mặc dù tỉ lệ nhập viện và tử vong thấp hơn so với đầu năm nay. 

Số trường hợp mắc mới ở Mỹ đang giảm, và tình hình dường như đang được cải thiện ở Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết: “Tuy nhiên, ở nhiều nơi khác nhau, tình hình vẫn đáng lo ngại và chúng tôi đang chứng kiến những các lệnh phong toả cục bộ”. 

“Những yếu tố này đè nặng lên hoạt động kinh tế và làm giảm kì vọng về sự phục hồi của nhu cầu năng lượng. Hình thức làm việc tại nhà làm giảm nhu cầu, nhưng tâm lí e ngại sử dụng phương tiện công cộng mới khiến nhiều người lao động phải sử dụng phương tiện cá nhân”.

Nhu cầu dầu toàn cầu từ tháng 1 đến tháng 7 ước tính thấp hơn 10,5 triệu thùng/ngày so với mức năm ngoái, dựa trên dữ liệu mới nhất của IEA. 

Khi lệnh phong tỏa ở các quốc gia được nới lỏng, sẽ có sự phục hồi ban đầu về nhu cầu xăng dầu “nhưng đường cong của sự phục hồi đã bị cản trở và rõ ràng rằng đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tác động đến nhu cầu tiêu thụ trong một thời gian nữa. 

IEA đã giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong nửa cuối năm nay xuống 400 nghìn thùng/ngày. 

Đối với năm 2020, nhu cầu giảm so với năm 2019 ước tính là 8,4 triệu thùng/ngày, nhiều hơn một chút so với dự báo của IEA vào tháng 8.

Các nhà nghiên cứu của IEA cho biết: “Ở mức 91,7 triệu thùng/ngày, nhu cầu đã trở lại mức như cũ vào năm 2013”.

“Với sản lượng toàn cầu tăng lên nói chung, cộng với dữ liệu nhu cầu được điều chỉnh giảm của chúng tôi, chúng tôi hiện tính toán lượng dự trữ trong nửa cuối năm 2020 vào khoảng 3,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với ước tính trong báo cáo tháng trước."

Trong báo cáo tháng trước, OPEC đã cho biết rằng thị trường đang ở trong trạng thái 'tái cân bằng nhạy cảm. Một tháng sau, triển vọng thậm chí còn mong manh hơn”. 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/opec-giam-du-bao-nhu-cau-dau-vao-nam-2021-do-tac-dong-keo-dai-cua-covid-19-20200916145238781.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/