Những đồng tiền dễ bị tổn thương nhất trước suy thoái kinh tế Trung Quốc

Khi thị trường ngập tràn nỗi lo sợ về nền kinh tế Trung Quốc, đồng tiền của một số quốc gia sản xuất hàng hóa có khả năng bị tác động mạnh nhất vì đà giảm tốc tiềm tàng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.


Những đồng tiền dễ bị tổn thương nhất trước suy thoái kinh tế Trung Quốc - Ảnh 1.

(Nguồn: CNBC)

CNBC đưa tin, các chuyên gia nhận định AUD và đồng NZD là hai đồng tiền bị tác động mạnh nhất vì Trung Quốc.

Đà suy yếu của đồng AUD và NZD

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hai quốc gia này, trong đó Trung Quốc là điểm đến của 24,9% hàng hóa xuất khẩu của New Zealand và 1/3 hàng hóa xuất khẩu của Australia.

Sự suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, đất nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới, cũng "đè nặng" lên nhà xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới Australia.

Capital Economics dự báo đà suy yếu của đồng AUD và NZD sẽ tiếp diễn trong cả năm 2019.

Capital Economics cho rằng đà giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa và giá hàng hóa cũng vì vậy mà đi xuống. Sự suy giảm của tăng trưởng toàn cầu cũng góp phần làm giảm khối lượng giao thương hàng hóa.

Công ty nghiên cứu Capital Economics cho biết: "Chúng tôi dự báo đồng tiền giảm mạnh nhất sẽ là đồng AUD và NZD. Điều này là do họ có tương quan lớn với nền kinh tế Trung Quốc. Chúng tôi dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc và trong trường hợp của Australia, nền kinh tế này phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu quặng sắt và than đá – những hàng hóa mà chúng tôi nghĩ là sẽ có thành quả tệ nhất trong năm nay".

Khi giá hàng hóa suy giảm, lượng tiền trả cho hàng hóa xuất khẩu của Australia và New Zealand cũng suy giảm, dẫn tới sự suy yếu của đồng tiền và ngược lại.

Trong năm 2018, tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm xuống 6,6%, chậm nhất trong 28 năm và giảm từ mức 6,8% trong năm 2017.

Mặc cho những nỗ lực kích thích của Trung Quốc trong thời gian gần đây, nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về đà giảm tốc của nước này, nhất là khi Bắc Kinh công bố dữ liệu thương mại yếu hơn dự báo quá nhiều trong tuần trước.

Nguy cơ ở đồng tiền nào?

Jameel Ahmad, Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ và nghiên cứu thị trường toàn cầu tại công ty giao dịch ngoại hối FXTM, nhận định, bên cạnh đồng AUD và NZD, đồng CAD cũng một đồng tiền gắn liền với hàng hóa và vì thế, cũng chịu nhiều áp lực.

Ông nói CNBC trong một email rằng: "Trong một kịch bản giả thuyết, trong đó giá dầu rơi xuống đáy vì nỗi lo giảm nhu cầu từ Trung Quốc, các đồng tiền có tương quan cao với hàng hóa cũng chịu nhiều áp lực, bao gồm đồng CAD và đồng Ruble của Nga".

Các đồng tiền châu Á nhạy cảm với nỗi lo về kinh tế Trung Quốc bao gồm đồng Ringgit của Malaysia, Rupiah của Indonesia và Đôla Singapore, Ahmad cho hay.

Trong năm 2018, đồng CAD và NZD đều nằm trong nhóm có thành quả tồi tệ nhất trong các đồng tiền thuộc nhóm G10, do giá hàng hóa giảm mạnh.

Điều này chẳng có gì bất ngờ khi những quốc gia này phụ thuộc của vào hoạt động xuất khẩu thực phẩm, năng lượng và kim loại, Capital Economics nhận định. Ngoài ra, đồng AUD cũng bị chao đảo do nỗi lo ngại kép về nền kinh tế Australia và Trung Quốc.

Đồng tiền này suy giảm liên tục kể từ năm 2018, giảm từ 0,7918 USD trong tháng 2/2018 xuống 0,7 USD trong tuần này.

Đồng AUD ngày càng giảm mạnh hơn sau khi một báo cáo tháng 2/2019 cho biết Trung Quốc áp lệnh cấm đối với việc nhập khẩu than đá từ Australia ở một cảng lớn của nước này. Thị trường suy đoán điều này có thể là do căng thẳng về chính trị lẫn thương mại giữa Australia và Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Năm 2018, Australia cấm công ty viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE bán thiết bị có 5G ở nước họ vì lý do an ninh quốc gia.

Capital Economics cho hay điều này cũng thể hiện nỗi lo về tăng trưởng của Trung Quốc và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Trong số các đồng tiền gắn kết với hàng hóa thì đồng AUD có nguy cơ lớn nhất, vì nó theo xu hướng chung về tâm lý chấp nhận rủi ro toàn cầu hơn là nền kinh tế Australia, Ahmad cho hay.

Trung Quốc - Trung Quốc - 'gót chân Asin' của kinh tế thế giới Sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc đang ra sao?Sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc đang ra sao? Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cùng đợt giảm thuế lớn nhất 2019Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cùng đợt giảm thuế lớn nhất 2019

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nhung-dong-tien-de-bi-ton-thuong-nhat-truoc-suy-thoai-kinh-te-trung-quoc-20190314171229935.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/