Nền kinh tế cũ (Old economy) là gì? Đặc điểm

Nền kinh tế cũ (tiếng Anh: Old economy) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả lĩnh vực blue-chip có mức tăng trưởng đáng kể trong những năm đầu của thế kỉ trước, khi công nghiệp hóa đang mở rộng trên toàn thế giới.

Nền kinh tế cũ (Old economy) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Pinterest.

Nền kinh tế cũ

Khái niệm

Nền kinh tế cũ trong tiếng Anh là Old economy.

Nền kinh tế cũ là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả lĩnh vực blue-chip có mức tăng trưởng đáng kể trong những năm đầu của thế kỉ trước, khi công nghiệp hóa đang mở rộng trên toàn thế giới. Những lĩnh vực này không phụ thuộc nhiều vào công nghệ hoặc công nghệ tiên tiến, mà sử dụng các qui trình đã tồn tại hàng trăm năm. 

Ngay cả với sự phát triển của nền kinh tế mới, các công ty kinh tế cũ vẫn có sự tăng trưởng, mặc dù với tốc độ giảm dần.

So sánh Nền kinh tế cũ và Nền kinh tế mới

Nền kinh tế cũ khác với nền kinh tế mới ở chỗ nó dựa vào các phương thức kinh doanh truyền thống thay vì tận dụng công nghệ tiên tiến mới. Hệ thống kinh tế truyền thống này bắt nguồn từ cuộc Cách mạng công nghiệp và xoay quanh việc sản xuất hàng hóa, trái ngược với việc trao đổi thông tin. Hàng hóa thông thường được định giá bằng các yếu tố có thể đo lường được như chi phí hoạt động và sự khan hiếm của sản phẩm.

Mặc dù các công ty trong nền kinh tế cũ đã áp dụng công nghệ mới, nhưng vẫn có giới hạn về mức độ mà những công nghệ mới này có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp đó. Ví dụ như phần lớn sản xuất trong sản xuất và nông nghiệp được hưởng lợi từ công nghệ, nhưng vẫn cần có sự giám sát của con người và thậm chí cả lao động thủ công để thực hiện.

Trên thực tế, quan niệm cho rằng đó là nền kinh tế cũ so với nền kinh tế mới đang được chứng minh là không chính xác. Thay vào đó, nó là sự kết hợp của cả hai. Các công ty blue-chip phải đổi mới các phương pháp hoạt động truyền thống đã tạo ra qui mô và ảnh hưởng trong các thế hệ trước. Khi nền kinh tế cũ phát triển, nó đặt nền tảng cho những gì sẽ sớm trở thành nền kinh tế mới.

Trong khi nền kinh tế cũ tiếp tục áp dụng các công nghệ mới, một số rào cản có thể cản trở các tổ chức truyền thống trở nên tiên tiến hơn. Nhìn chung, các công ty nền kinh tế cũ không cần phải suy nghĩ tiên tiến, khi mà họ đã chiếm thị phần khá lớn trong nhiều thập kỉ. Nhưng ngày nay, họ phải nhanh chóng thay thế các công nghệ đã được thiết lập bằng các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu hiện đại và phát triển năng suất.

Ví dụ về nền kinh tế cũ

Các thành viên của nền kinh tế cũ hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống như thép, sản xuất và nông nghiệp, nhiều trong số đó không phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ. Mặc dù mất thị phần cho các công ty kinh tế mới, sản phẩm của họ vẫn được sử dụng bởi một lượng lớn dân số và đóng góp một phần đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Trong thị trường tài chính, các nhà đầu tư thường đánh đồng các công ty kinh tế cũ với các cổ phiếu blue-chip, cung cấp tăng trưởng thu nhập ổn định, lợi nhuận ổn định và thanh toán cổ tức khiêm tốn. Tuy nhiên, các ví dụ về nền kinh tế cũ vượt xa điều đó, bao gồm những công ty kinh doanh nhỏ, ví dụ như làm bánh mì, trang trại ngựa và xây dựng cảnh quan.

Trong khi đó, những thay đổi bất ngờ bên ngoài như biến đổi khí hậu đặt ra vấn đề nan giải cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế cũ. Đặc biệt nhất là ngành nông nghiệp có thể trải nghiệm sự thay đổi đáng kể trong sản xuất cây trồng nếu điều kiện thời tiết tiếp tục thay đổi. Cuối cùng, ngành năng lượng, một ví dụ khác của ngành kinh tế cũ, đang phát triển nhanh chóng để áp dụng các công nghệ mới hơn như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện.

(Theo Investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nen-kinh-te-cu-old-economy-la-gi-dac-diem-20200405155644937.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/