Mẹo hay để tiết kiệm bằng cách hạn chế việc 'mua không kiểm soát'

Mua không kiểm soát có thể khiến chúng ta đối mặt với những thách thức như nợ nần, quản lý tài chính cá nhân kém. Để tiết kiệm thì việc đánh giá các giao dịch mua có đáng tiền không là rất quan trọng.

Có rất nhiều lời khuyên về việc kế hoạch tài chính và lời khuyên tài chính cá nhân nói chung, trong đó đa số đều tập trung vào cách tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn.

Bạn nghe thấy điều đó mọi lúc vì lý do chính đáng: Bạn cần phải sống (tốt) dưới mức có thể và tiết kiệm đáng kể tổng thu nhập mỗi năm để đạt được các mục tiêu tài chính lớn như mua nhà, mua xe hay sẵn sàng khi nghỉ hưu, theo Business Insider.

 Để tiết kiệm hiệu quả cần nhiều tính toán, cân nhắc cho mỗi khoản chi tiêu. (Nguồn: Advisor's Edge)

Ai đó chỉ bảo bạn phải tiết kiệm hết mức có thể, hoặc khiến bạn cảm thấy việc chi tiêu theo một cách nào đó là tệ về mặt đạo đức (tự trách vì hoang phí) đều không thực sự mang lại lợi ích gì cho bạn. Tiền là một công cụ được sử dụng và cần được sử dụng.

Do đó, cách hiệu quả hơn là bạn hãy tiến hành phân tích và đánh giá đối với các giao dịch mua – liệu có đáng tiền không, có cần thiết hay không và tạo ra giá trị thực tế như thế nào.

Dưới đây là các cách đánh giá các khoản chi tiêu đáng tiền hay không:

1. Bắt đầu với các dữ liệu tài chính cá nhân

Bước đầu tiên để đưa ra quyết định chi tiêu tốt là hiểu thực tế tài chính của bạn. Những con số thực mà bạn đang có bao gồm những gì? Ở mức cơ bản nhất, bạn cần biết dòng tiền của mình. Thu nhập bạn có là bao nhiêu tiền mỗi tháng, và cần chi tiêu tối thiểu bao nhiêu?

Từ đó, bạn sẽ biết mình có đang chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được hay không – nếu có, bạn nên cẩn thận đưa ra bất kỳ quyết định chi tiêu bổ sung nào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý để có thể đặt trọng tâm vào việc giảm chi phí thấp hơn mức hiện tại, sau đó là tìm cách tăng thu nhập của mình.

Một trường hợp khác là bạn có thu nhập đủ sống, không rơi vào cảnh nợ nần nhưng cũng không có khoản tiết kiệm đủ nhiều hay dư dả để đa dạng hóa đầu tư. Dù vậy, trường hợp này nghĩa là tài chính cá nhân của bạn đang dậm chân tại chỗ. Lúc này, ưu tiên đầu tiên của bạn là làm sao có thể tiết kiệm nhiều hơn.

 Chi tiêu hợp lý, tăng thu nhập sẽ giúp tiết kiệm nhiều nhất có thể. (Nguồn: WiserAdvisor)

Trên thực tế, kiếm được nhiều hơn số tiền bạn chi tiêu và do đó tạo ra thặng dư tiền mặt mỗi tháng mà bạn có thể chọn để tiết kiệm cho tương lai, đầu tư để tăng tài sản hoặc sử dụng cho hiện tại sẽ là tình huống lý tưởng nhất.

Các chi phí lớn, cần nhiều tiền, liên tục và phức tạp sẽ cần ở bạn nhiều thời gian và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Ví dụ, nếu bạn muốn biết liệu việc mua một căn nhà có đáng giá hay không, bạn phải nghĩ đến các chi phí liên tục của việc sở hữu nhà - không chỉ là khoản trả trước và các chi phí khác liên quan đến việc vay thế chấp.

Việc bổ sung các chi phí cố định lớn vào dòng tiền của bạn có nghĩa là bạn phải gánh một khoản chi phí liên tục mà có thể không dễ dàng giảm tải nếu tình hình tài chính của bạn có những thay đổi trong tương lai.

2. Dành thời gian để xác định các giá trị bạn coi trọng

Có khả năng mua một thứ gì đó và thực sự muốn mua một món đồ nào đó là 2 điều khác nhau. Hãy quay lại ví dụ về việc mua một ngôi nhà.

Giả sử bạn xem xét các số liệu trên giấy và bảng tính, thấy tình hình tài chính đều đang khả quan - về mặt kỹ thuật, bạn có tiền để trả trước và bạn có ngân sách tiết kiệm hợp lý. Điều đó không có nghĩa đây là một quyết định tự động với các khoản mua của mình – tất cả câu trả lời đều là "có, nó đáng giá" hoặc một quyết định chi tiêu tốt. Bạn phải xác định xem việc sử dụng tiền theo cách này có phù hợp với giá trị của bản thân và cuộc sống mà bạn muốn hướng tới hay không.

Nếu bạn coi trọng sự tự do, linh hoạt, phiêu lưu, trải nghiệm mới và du lịch, thì việc mua một ngôi nhà có thể khiến bạn thất vọng không phù hợp với những gì quan trọng đối với bạn. Mặt khác, nếu bạn là người hướng nội, coi trọng gia đình hoặc sự ổn định thì có nhà riêng chắc chắn sẽ là một mục tiêu mà bạn đang sử dụng tiền hiệu quả.

Nhìn chung, trong nhiều trường hợp, mua hay không mua, có giá trị thực tế hay không không hoàn toàn là quyết định tốt hay xấu. Hãy nghĩ đơn giản, nó liên quan đến những gì bạn xác định là quan trọng nhất đối với bạn, nhờ vào đó để điều chỉnh các quyết định tài chính của mình với những gì bạn xác định là không thể thiếu cho cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

3. Biết những đánh đổi bạn có thể phải bỏ ra khi muốn tiết kiệm nhiều hơn

Một khi bạn biết giá trị của mình, bạn cần phải tiến thêm một bước nữa trước khi có thể quyết định điều gì đáng giá tiền và điều gì không. Ngay cả một quyết định chi tiêu phù hợp với giá trị của bạn cũng có thể khiến bạn phải từ bỏ X để có Y. Đi du lịch nước ngoài hay tích cóp tiền để cho con học tại trường quốc tế đều là những gì bạn phải cân nhắc trong thực tế.

Hầu hết chúng ta không có nguồn lực vô hạn - chúng ta có xu hướng làm việc với thời gian, tiền bạc và sức lực có hạn. Vì vậy, chúng ta phải đánh đổi. Đây là lý do tại sao bạn phải biết không chỉ điều gì quan trọng đối với bạn mà còn phải biết mỗi thứ đó nằm ở đâu theo thứ tự ưu tiên.

Bất kỳ quyết định chi tiêu nào cũng có thể xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra. Dù vậy, khi bạn đặt mục tiêu và mong muốn của mình theo thứ tự ưu tiên, bạn có thể trình bày rõ ràng hậu quả của bất kỳ quyết định nào.

4. Đưa ra quyết định chi tiêu cuối cùng với sự tự tin

Bạn luôn có thể nhận được ý kiến ​​từ người thân, bạn bè, thậm chí là thuê chuyên gia tư vấn tài chính. Bằng cách như vậy, bạn sẽ có cái nhìn khách quan và đầy đủ, tránh được những điểm mù khi kiểm soát tiền bạc và chi tiêu của mình. Dĩ nhiên sau đó, lựa chọn cuối cùng là của bạn.

Chỉ bạn mới có thể xác định điều gì thực sự xứng đáng với nguồn tài nguyên giới hạn của bạn!

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/meo-hay-de-tiet-kiem-bang-cach-han-che-viec-mua-khong-kiem-soat-202287185049658.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/