Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia là gì?

Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia là sản phẩm của quốc gia đó có khả năng sản xuất và xuất khẩu với chi phí cơ hội thấp hơn so với sản phẩm hàng hóa ở các quốc gia khác.

Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: tapchicongthuong)

Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia

Khái niệm

Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia tạm dịch sang tiếng Anh là Comparative advantages of the products and goods in a country.

Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia là sản phẩm của quốc gia đó có khả năng sản xuất và xuất khẩu với chi phí cơ hội thấp hơn so với sản phẩm hàng hóa ở các quốc gia khác. 

Chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh để dành nguồn lực cho việc sản xuất hàng hóa ban đầu. 

Ý nghĩa

Lợi thế so sánh là yếu tố quan trọng đối với một quốc gia, dùng để xác định sản phẩm chủ lực nên tập trung sản xuất và phát triển để cạnh tranh tốt cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Ngoài ra, thông qua lợi thế so sánh của sản phẩm còn để xác lập các chính sách trong hội nhập các tổ chức thương mại quốc tế và các chính sách có liên quan đến giao thương quốc tế.

Nguồn gốc

thuyết lợi thế so sánh kinh điểm được biết đến đầu tiên là của David Ricardo (1722-1823), vào năm 1817, trong tác phẩm "những nguyên kinh tế chính trị và thuế".

David Ricardo đã minh chứng thương mại quốc tế sẽ mang đến ích lợi cho các bên tham gia, ngay cả khi một quốc gia không có ưu thế sản xuất (chi phí cao hơn) so với quốc gia khác trong tất cả các mặt hàng.

Nghĩa là, một quốc gia nếu sản xuất kém hiệu quả hơn 1 quốc gia khác đối với cả 2 hàng hóa thì thương mại quốc tế vẫn diễn ra nếu quốc gia đó tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà nó được sản xuất kém hiệu quả ít hơn và nhập khẩu hàng hóa mà nó được sản xuất kém hiệu quả nhiều hơn. 

Theo đó, một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm với chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác (David Ricardo, 1817). 

Sau đó, nhiều tác giả đã vận dụng, nghiên cứu phát triển cho đến ngày nay, lợi thế so sánh được xác định theo nhiều quan điểm khác nhau. Mỗi quan điểm có những đặc điểm và tính hữu dụng ở các góc độ khác nhau.

3 quan điểm chính về lợi thế so sánh

Lí thuyết lợi thế so sánh ban đầu của Ricarrdo được bổ sung, phát triển cho đến ngày nay, hệ thống lại, có 3 quan điểm chính về lợi thế so sánh: 

(1) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế về chi phí sản xuất; 

(2) Lợi thế so sánh dựa trên thị phần xuất khẩu,;

(3) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế nguồn lực nội nguồn.

(Tài liệu tham khảo: Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ CầnThơ: Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hoá quốc gia, Võ Minh Sang, Đỗ Văn Xê, 2016)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/loi-the-so-sanh-cua-san-pham-hang-hoa-o-mot-quoc-gia-la-gi-20200602092357837.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/