Lo ngại nguồn cung hàng hóa dư thừa vì chiến tranh thương mại

Các chính sách thuế quan và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến nhu cầu hàng hóa sụt giảm.
 

lo ngai du thua nguon cung hang hoa boi chien tranh thuong mai
Nhu cầu thép tại Trung Quốc suy yếu vì người tiêu dùng giảm mua sắm xe hơi và thiết bị gia dụng.


Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang làm gia tăng nguồn cung các sản phẩm từ thép cho đến đậu tương. Cùng với đó, việc Mỹ đánh thuế ngăn chặn xuất khẩu và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hạn chế đầu tư vào thiết bị khiến cho lượng tồn kho các mặt hàng này tăng cao, đẩy giá cả ngày càng đi xuống.

Nếu chính quyền Washington và Bắc Kinh không thể tìm tiếng nói chung trong cuộc đàm phán thương mại này trước ngày 1/3, một làn sóng thuế quan mới sẽ tự động nổ ra.

Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến hậu quả tương tự với thời kì khi các chính sách bảo hộ khiến giá cả giảm.

Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng tại Nhật Bản, được sử dụng trong ngành vật liệu xây dựng và xuất khẩu sang các quốc gia khác của Châu Á, giảm còn khoảng 550 USD/tấn từ 600 USD.

Các nhà xuất khẩu đã giảm phần nào thiệt hại nhờ một vài hợp đồng được ký kết trước Tết nguyên đán. Tuy nhiên, đại diện của một xưởng thép lớn tại Nhật Bản cho biết, hầu hết những doanh nghiệp này đều không thể dự đoán được khi nào giá sẽ ngừng giảm.

Trung Quốc - nguồn gốc của sự sụt giảm

Những vấn đề này bắt nguồn từ việc giá các sản phẩm cuộn thép cán nóng sản xuất tại Trung Quốc giảm. Giá thép xuất khẩu giảm khoảng 20% so với mùa hè năm ngoái xuống 467 USD/tấn vào cuối tháng 1. Chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế quan bổ sung 25% đối với các sản phẩm thép từ Trung Quốc và quốc gia khác bắt đầu từ tháng 3/2018. Theo số liệu thống kê chính thức, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong 11 tháng đầu năm giảm 14% so với cùng kì năm ngoái.

Đầu tư thiết bị tại Trung Quốc cũng chững lại bởi những lo ngại về tác động kinh tế của chiến tranh thương mại. Nhu cầu nội địa cũng đang hạ nhiệt. Lượng tiêu thụ sắt thép toàn cầu vào năm 2019 sẽ tăng 1,4% lên 1,68 tỉ tấn, theo ước tính của Hiệp hội thép thế giới, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng ghi nhận trong năm 2018 là 3,9%, phản ánh rõ nhu cầu đang chậm lại tại Trung Quốc.

Khoảng cách giữa sản lượng thép thô và lượng tiêu thụ sản phẩm thép đã nới rộng khoảng 12% vào năm 2018 lên khoảng 150 triệu tấn. Việc gia tăng sản lượng tại các thị trường Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tác động đến khoảng cách cung – cầu.

Trong lúc Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh sản lượng đầu ra, một số khu vực khác đang có những dấu hiệu gia tăng sản lượng, chẳng hạn như tập đoàn U.S Steel gần đây đã khởi động lại một số lò thép công suất cao.

Các tờ báo Mỹ cho rằng với việc các doanh nghiệp thép như Nucor tăng thêm thiết bị sản xuất thì sản lượng thép của Mỹ dự kiến sẽ tăng 16 triệu tấn, tương đương 18% so với trước khi cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ. Mỹ cũng đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu thừa cung khi sức tiêu thụ thép của ngành công nghiệp ô tô (một trong những ngành chính tiêu thụ các sản phẩm thép) giảm. Giá thép cuộn cán nóng của Mỹ đã giảm xuống còn khoảng 760 USD/tấn so với mức trên 1.000 USD/tấn hồi tháng 7/2018.

Tại Châu Á, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với áp lực giải quyết vấn đề thừa nguồn cung. Trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thô cho sợi nylon lớn nhất, Ube Industries, lần đầu tiên có thể buộc phải giảm sản lượng kể từ năm 2012. Giá Caprolactam (nguyên liệu được sử dụng trong sợi nylon) xuất khẩu sang phần còn lại của châu Á đã giảm nhanh chóng do nguồn cung dư thừa, với giá giao ngay vào cuối tháng 1 đạt 1.670 USD/tấn, giảm hơn 15% so với tháng trước.

Trong khi đó Trung Quốc, quốc gia chiếm một nửa nhu cầu nguyên liệu sợi nylon của thế giới cũng cho thấy những dấu hiệu giảm về nhu cầu nhập khẩu. Với nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt dưới những tác động thương mại với Mỹ, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất dệt may Trung Quốc dự báo nhu cầu may mặc sẽ giảm.

Hàng loạt hàng hóa cũng rơi vào tình trạng thừa cung

Ngoài ra, chính sách mở rộng cơ sở sản xuất may mặc tại Trung Quốc cũng khiến tăng trưởng nhu cầu chậm lại trong trung và dài hạn, dẫn đến nguồn cung tăng thêm hơn 100.000 tấn (hay 1/3 tổng nguồn cung của Nhật Bản) và càng khiến tình trạng thừa cung ngày càng nghiêm trọng.

Ngành sản xuất đậu tương cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng đậu tương thế giới sẽ tăng 9% lên 106,72 triệu tấn vào mùa thu năm 2019. Tại Mỹ, hoạt động thương mại giảm vì những ảnh hưởng từ chính sách trả đũa thuế quan từ Trung Quốc và chuyển hưởng mở rộng xuất khẩu sang Châu Âu thất bại. Điều này khiến sản lượng dự trữ ngày càng tăng.

Brazil cũng đã tăng sản lượng đậu tương nhằm đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các vụ mùa trồng trọt cũng đã đạt tiến độ nhanh hơn so với các năm trước, ông Akio Shibata thuộc Viện nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản cho biết. Trong khi đó, giá quốc tế của vụ mùa vẫn đang giảm hàng năm càng khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Các quốc gia có xu hướng đạt được lợi nhuận cao nhất khi họ tập trung vào sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, nghĩa là tận dụng cơ hội chi phí thấp để sản xuất những mặt hàng này và nhập khẩu các mặt hàng khác.

Vào thế kỷ 19, Nhà kinh tế học người Anh, David Ricardo đã ca ngợi những lợi ích của các hoạt động phi mậu dịch dựa trên nguyên tắc lợi thế cạnh tranh. Ý tưởng này sau đó được nhân rộng toàn cầu và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trật tự này bắt đầu bị phá vỡ vào những năm 1930. Hiện tượng suy thoái kinh tế khiến Mỹ đánh thuế cao vào nông nghiệp và các mặt hàng khác nhằm bảo vệ nền kinh tế, còn được gọi là thuế quan Smoot-Hawley.

Anh và các quốc gia khác tương tự cũng gia tăng thuế và những chi phí khác, điều này tác động lên nền thương mại quốc tế, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái.

Những bất ổn hiện tại của nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa đến mức so với những năm 1930. Tuy nhiên, “chỉ cần vấn đề sản xuất và tồn kho dư thừa tại Trung Quốc chưa được giải quyết, nguy cơ giảm giá có khả năng tăng cao trong trung hạn”, theo ông Ryutaro Kono của BNP Paribas Securities.

Nếu những giới hạn thương mại kéo dài, chẳng hạn như Mỹ - Trung thất bại trong việc đạt được những thỏa thuận chung thì nguồn cung dư thừa sẽ phình to, tăng áp lực giảm giá nhiều hơn.

lo ngai du thua nguon cung hang hoa boi chien tranh thuong mai Việt Nam sẽ là nơi DN sản xuất đồ chơi Trung Quốc 'lánh nạn' do chiến tranh thương mại?

Với thỏa thuận ngừng chiến tranh kéo dài 90 ngày giữa Washington và Bắc Kinh hết hạn ngày 1/3 cùng một số tiến triển trong ...

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/lo-ngai-nguon-cung-hang-hoa-du-thua-vi-chien-tranh-thuong-mai-119859.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/