Không rành kinh doanh, hai nhà khoa học vẫn gọi được 17 tỷ đồng

Tuy cơ cấu cổ đông chưa rõ ràng và còn mơ hồ về vận hành doanh nghiệp, hai nhà khoa học ứng dụng công nghệ Plasma đã kêu gọi thành công 17 tỷ đồng trong chương trình Shark Tank Việt Nam.

khong ranh kinh doanh hai nha khoa hoc van goi duoc 17 ty dong Ông chủ chuối chiên nhận 2,3 tỷ đồng trong Shark Tank Việt Nam

Công nghệ Plasma điều trị vết thương thay vì dùng kháng sinh

Mở đầu cho chương trình Shark Tank Việt Nam tập 7, hai nhà khoa học Thế Anh và Hoàng Tùng kêu gọi 17 tỷ cho 10% cổ phần của CTCP Công nghệ Plasma Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế.

Công ty cung cấp sản phẩm ứng dụng công nghệ Plasma lạnh hỗ trợ điều trị lành vết thương, thay vì sử dụng thuốc kháng sinh như y học hiện nay.

Tiến sĩ vật lý Plasma Hoàng Tùng cùng với Thế Anh đã phát triển công nghệ của sản phẩm này, và có Bằng sáng chế vào năm 2015. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và đưa vào sử dụng.

khong ranh kinh doanh hai nha khoa hoc van goi duoc 17 ty dong
Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Ra đời từ năm 2015 với 4 cổ đông sáng lập gồm Hoàng Tùng, Thế Anh cùng hai cá nhân khác, công ty ra mắt sản phẩm từ 2016.

Tính đến thời điểm hiện tại, công ty bán chính thức và thu tiền về được hai sản phẩm với giá bán 700 triệu đồng/sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty ký hợp đồng và đưa vào danh mục mua sắm thiết bị của bệnh viện 12 cái. Ngoài ra, 50 sản phẩm được gửi tại các bệnh viên dùng thử trong vòng hai năm. Trên tổng số 100 sản phẩm, công ty còn tồn kho 30 cái.

Shark Việt đưa ra nhận xét khá nghiêm khắc: “Nên đuổi việc kế toán và trưởng phòng kinh doanh, bởi hàng tồn kho quá nhiều”. Ông nhận định việc hai nhà khoa học rất giỏi chuyên môn nhưng có vấn đề trong việc vận hành doanh nghiệp.

Đồng ý với quan điểm này, shark Hưng cười rằng: “Nếu các bạn làm kinh doanh, nhân loại mất đi một nhà khoa học giỏi và có thêm một nhà kinh doanh tồi”.

Nhập nhằng trong cơ cấu cổ đông

Theo báo cáo tài chính gần nhất, công ty đang lỗ 2,1 tỷ đồng. Doanh thu dự kiến năm 2018 là 15-20 tỷ đồng và dự tính sau 3 năm sẽ thu hồi được vốn.

Thế Anh cho biết thiết bị của công ty có nguyên vật liệu tiêu hao và doanh số của công ty sau này sẽ đến chủ yếu từ việc cung cấp nguyên vật liệu này. Thế Anh khẳng định công ty đã qua giai đoạn dùng công sức để “tát nước khỏi ao”, việc cần làm bây giờ là thuê người bắt cá.

Trong 30 tỷ đồng vốn thực góp, công ty chỉ vay 3 tỷ đồng ngân hàng. Còn lại 27 tỷ đồng đến từ nguồn tài trợ không có bất kỳ ràng buộc hay điều kiện nào từ một nhà đầu tư. Nhà đầu tư này có mối quan hệ thân hữu và Thế Anh nói rằng: “Kể cả sau này anh ý nắm 100% cổ phần cũng không sao, lúc đó công ty thành công rồi”.

Hoàng Tùng còn cho rằng vấn đề nắm bao nhiêu cổ phần không quan trọng, 4 đồng sáng lập đều có tiếng nói như nhau.

Trước trả lời của Thế Anh, các shark đều tỏ ra khá lo lắng khi cơ cấu cổ đông của công ty nhập nhằng và thiếu sự rõ ràng.

Do công ty chưa có nền tảng chuẩn và không có kinh nghiệm y tế, khoa học nên cả hai shark Linh Thái và Dzung Nguyễn từ chối đầu tư.

Là người quan tâm đến công nghệ Plasma, shark Hưng tỏ ra khá thích thú và đề nghị shark Việt cùng tham gia đầu tư. Ông đề nghị 6 tỷ đồng sẽ được giải ngân trong năm đầu tiên đổi lấy 20% cổ phần và 11 tỷ đồng còn lại tiếp tục được phân bổ khi công ty đạt được chỉ tiêu doanh thu 20 tỷ. Điều kiện kèm theo là Thế Anh và Hoàng Tùng cần nắm giữ tỷ lệ ít nhất 51% cổ phần và không được ai được rút khỏi công ty trong vòng 3 năm.

Shark Phú đề nghị đầu tư 17 tỷ cho 20%, dạng trái phiếu chuyển đổi. Lãi suất 10%/năm, sau 2 năm đạt KPI sẽ chuyển thành cổ phần.

Hai nhà khoa học từ chối lời đề nghị của shark Phú và cân nhắc với gợi ý từ hai shark Hưng và Việt.

Ông Việt cho biết ông đang đầu tư vào bệnh viện Phương Đông, có 1.000 giường, có cả trường đại học, khu nội trú, nghiên cứu khoa học, phục hồi chúc năng, phẫu thuật thẩm mỹ. Và Plasma sẽ không mất chi phí marketing và tạo dựng mối quan hệ trong ngành y nhờ vào mạng lưới của ông.

Cuối cùng, hai bên đi đến được thoả thuận cuối cùng. Theo đó, ông Hưng và ông Việt cam kết đầu tư 17 tỷ đồng cho 20%, trong đó số cổ phần quyền biểu quyết là 12% (được chia cổ tức với tỷ lệ 20%, nhưng chỉ nắm giữ 12% cổ phần biểu quyết).

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/khong-ranh-kinh-doanh-hai-nha-khoa-hoc-van-goi-duoc-17-ty-dong-73372.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/